Operation Manager là gì? Vị trí này có thực sự quan trọng trong doanh nghiệp?

Theo dõi tuyendung3s tại

Trần Khánh Ngân  

Ngày đăng: 09/04/2024

Operation Manager là gì? Vị trí Operation Manager trong một doanh nghiệp có thể đảm nhận những công việc gì? Điều gì giúp bạn trở thành một Operation manager chuyên nghiệp? Nếu bạn đang thắc mắc vị trí này trong một doanh nghiệp, bài viết dưới đây tuyendung3s.com sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng nhất giúp bạn hình dung rõ nhất về Operation manager.

1. Khái niệm Operation Manager?

Trong một doanh nghiệp, có nhiều vị trí cần tuyển dụng khái niệm về Operation manager còn khá mới với nhiều người. Operation Manager là quản lý điều hành/ quản trị vận hành, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Khái niệm Operation Manager là gì?
Khái niệm Operation Manager là gì?

Họ đưa ra kế hoạch định hướng cho sự phát triển lâu dài, giám sát và quản lý nhân sự để kiểm soát công việc thực hiện theo đúng tiến độ.

Operation Manager đại diện cho doanh nghiệp trong việc giải quyết nhiều vấn đề. Họ đang làm vai trò xác định hướng đi của doanh nghiệp trong thời đại cạnh tranh gay gắt. Sự thành công của một hệ thống có được là do tài năng lãnh đạo của một Operation Manager chuyên nghiệp. 

Xem thêm: Facilities là gì? Những thông tin xoay quanh Facilities Manager

2. Vai trò của Operation manager trong doanh nghiệp

- Điều hành hoạt động của một doanh nghiệp, định hướng cho những bước đi tiếp theo của cả 1 doanh nghiệp, 1 hệ thống.

- Operation manager có thể đảm nhận nhiều lĩnh vực: từ nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, quản lý,..) đến tài chính (chi phí dự án, tiền lương, ngân sách,..)

- Đưa ra kế hoạch phát triển hệ thống, trong quá trình thực hiện, họ là người điều chỉnh, cân đối sao cho tối ưu hoá lợi ích cho doanh nghiệp.  

Vai trò của Operation manager trong doanh nghiệp
Vai trò của Operation manager trong doanh nghiệp

- Dự báo và đề xuất cách giải quyết các vấn đề, hạn chế xảy ra trong quá trình làm việc. Giải quyết kịp thời và hạn chế phát sinh không đáng có.

- Quản lý tài chính doanh nghiệp, cân đối chi tiêu, giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ngân sách để sẵn sàng cho những dự án mới.

- Tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên thỏa sức làm việc bằng cách tạo ra các điều khoản khen thưởng, thi đua, khích lệ, tạo cảm hứng làm việc. 

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

3. Kỹ năng yêu cầu của Operation manager

3.1. Kiến thức chuyên môn cao

Trong bất cứ lĩnh vực nào, yêu cầu đầu tiên và kiên quyết của một nhân sự là hiểu rõ về công việc mình đang phụ trách. Đối với một Operation manager - quản lý hoạt động của một hệ thống, không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt kiến thức chung của công việc, mà còn cần có chuyên môn cao để dễ dàng giám sát từng bộ phận trong hệ thống. Có như vậy, họ mới hiểu và dễ dàng giám sát công việc theo đúng kế hoạch.

Họ hiểu rõ về công việc của từng nhân viên đang làm, đến vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và họ cũng quản lý tài chính, thiết lập chi tiêu cho từng hoạt động của doanh nghiệp.

Không quá nếu nói Operation manager “trên tinh thiên văn dưới tường địa lý”, chính vì vậy mức lương đãi ngộ của vị trí này thực sự hấp dẫn.

3.2. Kỹ năng tương tác, giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đối với môi trường làm việc, giao tiếp tốt là một lợi thế. Với thế mạnh trong cách diễn đạt và thuyết phục người nghe, Operation manager truyền đạt ý kiến của mình tốt hơn, tạo niềm tin đối với nhân viên. Tập thể đồng thuận với một người dẫn dắt, công việc sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Giao tiếp không chỉ để phục vụ nội bộ, nó sẽ phát huy thế mạnh khi Operation manager đến gặp nhà đầu tư, khách hàng, kỹ năng này được vận dụng khéo léo để mang về những hợp đồng, dự án đem lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.

3.3. Khả năng lãnh đạo, điều phối

Là một vị trí vô cùng quan trọng trọng bất cứ doanh nghiệp nào, Operation manager phải có khả năng lãnh đạo, đặc biệt việc đảm nhận vai trò quản lý từ lớn đến nhỏ, một người lãnh đạo giỏi là người tạo được sự tín nhiệm và biết cách lắng nghe ý kiến của mọi người.

Operation manager là leader, định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng không có nghĩa họ tay không chỉ việc, họ sẽ là những người đồng hành, người dẫn đường, khuyến khích thúc đẩy cấp dưới cố gắng hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch đề ra.

3.4. Quản lý tài chính

Tài chính là yếu tố quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp, việc quản lý và phân chia phù hợp quyết định sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp đó. Operation manager đóng vai là người giám sát những khoản chi tiêu của công ty phục vụ cho hoạt động của hệ thống, đưa ra phương án cắt giảm chi tiêu, cân đối thu chi để đảm bảo tài chính của doanh nghiệp cho những dự án quan trọng.

3.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong bất cứ công việc nào cũng sẽ gặp phải những khó khăn, rủi ro, Operation manager phải là người dự đoán trước được những nguy cơ đó, kèm theo là những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề.

Một Operation manager phải thật bình tĩnh trước bất cứ tình huống nào xảy ra, nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Đồng thời linh hoạt sửa đổi chiến lược để đi đúng hướng kế hoạch đề ra.

Kỹ năng của Operation Manager
Operation manager phải là người dự đoán trước được những nguy cơ, rủi ro của doanh nghiệp

3.6. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Giải quyết mẫu thuẫn là một việc không hề dễ dàng, nhưng kỹ năng này Operation manager bắt buộc cần trang bị. Trong nội bộ, chỉ cần một người không thống nhất được với quan điểm chung là kế hoạch sẽ giảm đi 50% khả năng thành công. Lúc này, Operation manager đóng vai trò như một nhà phân xử, một chuyên gia can thiệp giải quyết mâu thuẫn, giúp cho 1 hệ thống cùng đồng lòng, cùng chung ý tưởng.

Ví von Operation Manager như một thuyền trưởng, dẫn dắt mọi thuyền thủ chèo lái theo một hướng, con thuyền cứ thế băng băng đến với Thành công.

3.7. Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork)

Operation manager không chỉ giữ vai trò quản lý mà còn hỗ trợ và làm việc cùng các bộ phận liên quan trong lĩnh vực mà họ đang phụ trách.

Chịu trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực, Operation manager thường xuyên làm việc cùng nhiều đội nhóm khác nhau. Kỹ năng teamwork của họ tốt thì hiệu quả công việc càng cao.

3.8. Đam mê công việc và chịu được áp lực cao

Khi thực sự yêu thích và đam mê một công việc, mỗi giờ phút cống hiến cho công việc đều đem lại sự thoả mãn và năng lượng tích cực cho bản thân. Có sự hăng say với công việc, sẽ thúc đẩy bạn tìm hiểu, sáng tạo, trau dồi kiến thức để hoàn thành hiệu quả. Bên cạnh đó, chịu được áp lực cao sẽ giúp Operation manager bình tĩnh giải quyết khó khăn xảy ra, dẫn dắt hệ thống đi đúng hướng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Corporate là gì? Khám phá đặc điểm, mô hình tổ chức của Corporate

4. Công việc một Operation manager đảm nhiệm

4.1. Về mặt nhân sự

- Quản lý toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp, lên kế hoạch những chương trình đào tạo chuyên môn.

- Thiết lập mục tiêu doanh số, đánh giá năng lực, thiết lập KPI của nhân viên.

- Quản lý hợp đồng làm việc, giờ làm, tiền lương của nhân viên

- Duy trì tác phong, năng suất làm việc, tuân thủ theo đúng quy định của doanh nghiệp.

Công việc một Operation manager đảm nhiệm
Quản lý toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp, lên kế hoạch những chương trình đào tạo chuyên môn.

4.2. Về kế hoạch phát triển của doanh nghiệp

- Phối hợp, hỗ trợ các bộ phận của doanh nghiệp thực hiện công việc/ dự án.

- Lập kế hoạch, kiểm soát, điều chỉnh phù hợp để kế hoạch đạt hiệu quả tốt nhất.

- Chuẩn bị những phương án giải quyết khi gặp rủi ro, tối thiểu hoá thiệt hại.

- Gặp gỡ đối tác, khách hàng, thoả thuận điều khoản, ký kết hợp đồng.

4.3. Về tài chính

- Quản lý, điều chỉnh thu chi, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ ngân sách của doanh nghiệp.

- Thiết lập tối ưu hoá doanh thu, tối thiểu hoá chi phí.

4.4. Môi trường làm việc

- Tạo ra một không gian làm việc thoải mái, kích thích sự sáng tạo, tăng năng suất làm việc của nhân viên, đồng thời đặt ra những quy định, tạo lập một môi trường làm việc văn minh.

- Thiết lập chế độ đãi ngộ tốt, thưởng tuần/ tháng, du lịch, hiếu hỉ,….

4.5. Đề xuất chiến lược Marketing

- Phối hợp với các quảng lý Khu vực thường xuyên khảo sát đối thủ, nắm bắt thị trường, ý kiến khách hàng để cập nhật xu hướng, điều chỉnh kế hoạch để nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Xem xét, đề xuất các phương án Marketing, ngân sách phục vụ cho chiến lược Marketing. Quản lý, kiểm soát và duy tri hình ảnh của doanh nghiệp luôn trong tình trạng tốt nhất.

5. Kết luận

Operation manager là một vị trí chủ chốt trong một doanh nghiệp, đảm nhiệm điều hành mọi hoạt động lớn nhỏ của hệ thống. Sự phát triển của một doanh nghiệp là phản ảnh rõ nhất năng lực của một Operation manager.

Để có được vị trì này, các ứng viên buộc phải thoả mãn được những yêu cầu khá khắt khe. Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến mức lương hấp dẫn mà các doanh nghiệp đề xuất.

Hiện nay, với sự phát triển của rất nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân, cơ hội nghề nghiệp của Operation manager thực sự rộng mở. Để xem danh sách và biết cụ thể về nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tìm kiêm vị trí Operation manager, mời các bạn tra cứu tại mục tìm việc trên website: tuyendung3s.com.

kết luận
Sự phát triển của một doanh nghiệp là phản ảnh rõ nhất năng lực của một Operation manager.

Website hỗ trợ các bạn tạo CV hoàn toàn miễn phí và gợi ý cho bạn thông tin của nhiều nhà tuyển dụng uy tín.

Chúc các bạn thành công!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :