Giải đáp những thắc mắc về khái niệm cạnh tranh lành mạnh là gì?

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Hiên  

Ngày đăng: 01/04/2024

Có thể thấy, vấn đề cạnh tranh trong các lĩnh vực hiện nay là những chủ đề luôn thu hút được sự quan tâm từ mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, sự cạnh tranh không phải lúc nào cũng diễn ra ở mặt tiêu cực mà sẽ tồn tại ở các những mặt tích cực hay còn gọi là cạnh tranh lành mạnh. Vậy hiểu về khái niệm cạnh tranh lành mạnh trong các doanh nghiệp hiện nay có nghĩa là gì? Lợi ích của việc cạnh tranh lành mạnh như thế nào và vấn đề về xây dựng nền văn hóa cạnh tranh lành mạnh tại các doanh nghiệp hiện nay được thực hiện ra sao?

1. Hiểu về khái niệm cạnh tranh lành mạnh trong các doanh nghiệp là gì hiện nay?

“Cạnh tranh lành mạnh” được hiểu là một khái niệm bao hàm những tiêu chuẩn nhất định về kết cấu và hành vi của thị trường cạnh tranh làm sao để có thể tuân thủ và đảm bảo được việc đạt những hiệu quả tốt nhất đúng như mong muốn của thị trường. Cụ thể, những tiêu chuẩn của khái niệm này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

1.1. Tiêu chuẩn của kết cấu thị trường cạnh tranh

Tiêu chuẩn của kết cấu thị trường cạnh tranh

- Tiêu chuẩn đặt ra với số lượng của người bán nếu như lớn hay đã đủ lớn thì sẽ không có ai chi phối đối với thị trường này hoặc là ít nhất sẽ có nhiều người chi phối được thị trường khi mà kinh tế quy mô cho phép họ làm những điều đó.

- Sẽ không có bất kỳ trở ngại nhân tạo nào có thể ngăn cản việc họ gia nhập vào thị trường cạnh tranh.

- Cần phải có sự phân biệt giữa chất lượng với giá cả của sản phẩm trong thị trường cạnh tranh.

Tìm kiếm việc

1.2. Tiêu chuẩn về hành vi cạnh tranh

Theo những tiêu chuẩn sau đây, các hành vi cạnh tranh sẽ được đánh giá.

- Sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt, mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp và sẽ không có bất kỳ sự thỏa thuận, nhượng bộ nào trong việc cố định giá cả, thị phần,... trong thị trường cạnh tranh để thực hiện những mối quan hệ, làm ăn không chính đáng.

- Không sử dụng bất kỳ chiến thuật nào để cô lập hay là lôi kéo các bên đối tác để thực hiện các mục đích sai trái, không lành mạnh và làm ảnh hưởng đến những nhà cung cấp khác.

- Các vấn đề nhạy cảm đối với những nhu cầu của các đối tượng người tiêu dùng giữa các mặt hàng là hoàn toàn khác nhau.

1.3. Tiêu chuẩn về hiệu quả cạnh tranh

Tiêu chuẩn về hiệu quả cạnh tranh

Đối với tiêu chuẩn về hiệu quả của cạnh tranh thì được thể hiện qua 4 vấn đề sau:

- Hiệu quả của cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào sự tối thiểu hóa về các chi phí cung ứng của các sản phẩm đó trên thị trường.

- Giá cả sẽ cần phải phù hợp với những chi phí cung ứng, nó bao gồm toàn bộ những thuận lợi liên quan đến lợi nhuận một cách phù hợp mà những đối tượng cung ứng sẽ thu được từ những hiệu quả có chấp nhận sự rủi ro hay là chấp nhận về việc đầu tư, đổi mới những kế hoạch đã được đề ra từ trước đó.

- Cần phải có sự điều chỉnh cùng với việc có những kế hoạch cho các khoản chi tiêu một cách hợp lý, tránh để xảy ra những việc chi tiêu quá mức so với quy định đối với các sản phẩm, dịch vụ đã được đưa vào kế hoạch quảng cáo, ra mắt sản phẩm.

- Cần phải áp dụng đúng với các hình thức công nghệ mới dành cho các sản phẩm mới.

Như vậy, việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ phần nào thể hiện được sự nỗ lực, phấn đấu trong vấn đề đưa ra những chỉ tiêu, quy định và những chỉ dẫn mang tính hiệu quả cao đối với những chính sách của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, trên thực tế thì con người sẽ vẫn luôn gặp những vấn đề khó khăn nghiêm trọng và buộc họ phải chấp nhận những tiêu chuẩn đã được đưa ra về sự cạnh tranh. Và cạnh tranh lành mạnh chính là những mong muốn mà các doanh nghiệp đưa ra về thái độ kinh doanh làm sao cho lành mạnh, đúng mực và thể hiện được sự chân chính, mang đến những hiệu quả tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Và hiện nay, chúng ta có thể dựa vào một số đặc trưng cơ bản, nổi bật sau đây để có thể nắm bắt rõ hơn về những vấn đề liên quan cũng như tác động trực tiếp đến đến cạnh tranh lành mạnh:

- Việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp được hiểu có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bằng những tiềm năng của mình, bằng năng lực và chính sự phát triển của doanh nghiệp đó và sử dụng chính những điều đó để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

- Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cần phải có mục đích và mục tiêu cụ thể để thu hút được các đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng có nhu cầu, mong muốn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật khi thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Xem thêm: Custumer service là gì? Điều gì tạo nên thành công của doanh nghiệp

2. Lợi ích của việc cạnh tranh lành mạnh

2.1. Lợi ích của việc cạnh tranh lành mạnh đối với các doanh nghiệp

Lợi ích của việc cạnh tranh lành mạnh đối với các doanh nghiệp

Việc cạnh tranh lành mạnh mang đến rất nhiều lợi ích đến cho các doanh nghiệp, cụ thể thì đây được xem là vị trọng tài, đại diện cho sự công bằng và giúp cho các doanh nghiệp có thể sử dụng chính những gì mình có, năng lực và sức mạnh của doanh nghiệp để đối đầu và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.  Và đây cũng chính là một nguồn động lực vô cùng lớn để các doanh nghiệp có thể nhận thấy được những mặt hạn chế, điều chưa làm được của doanh nghiệp mình, từ đó có những giải pháp, chiến lược để nâng cao, cải thiện cách thức hoạt động sao cho phù hợp và đưa doanh nghiệp đi lên, vượt qua được các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Việc làm nhân viên kinh doanh

2.2. Lợi ích của việc cạnh tranh lành mạnh đối với người tiêu dùng

Bên cạnh những lợi ích đối với doanh nghiệp thì việc cạnh tranh lành mạnh cũng mang đến rất nhiều lợi ích đến với người tiêu dùng hiện nay mà trước hết chính là mang đến những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, tạo được sự hài lòng, tin tưởng đối với người tiêu dùng.

Lợi ích của việc cạnh tranh lành mạnh đối với người tiêu dùng

Bên cạnh đó, việc cạnh tranh lành mạnh cũng mang đến cho người tiêu dùng một thị trường đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, giúp họ có thêm nhiều sự lựa chọn và có những quyết định phù hợp nhất so với yêu cầu, với giá tiền mà vẫn đảm bảo được đúng chất lượng mong muốn. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng giúp cho việc điều chỉnh cho chất lượng của các sản phẩm cùng với giá cả được hợp lý hơn, mang đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, tin tưởng cũng như có cách chi tiêu một cách hợp lý, tiết kiệm hơn.

Xem thêm: Nhiệt huyết là gì? Bí quyết làm sống dậy nhiệt huyết trong bạn

3. Vấn đề về văn hóa cạnh tranh lành mạnh tại các doanh nghiệp

Có thể thấy, cạnh tranh nơi công sở luôn là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm nhất hiện nay. Vậy việc cạnh tranh lành mạnh tại các doanh nghiệp thể hiện qua những khía cạnh nào?

3.1. Cạnh tranh lành mạnh thể hiện qua việc minh bạch về kết quả

Cạnh tranh lành mạnh thể hiện qua việc minh bạch về kết quả

Vấn đề minh bạch trong các kết quả ở các tổ chức, doanh nghiệp cần phải thực hiện thật nghiêm chỉnh để xây dựng nên một môi trường văn hóa cạnh tranh lành mạnh. Thực tế thì có khá nhiều bộ phận sẽ không thoải mái với suy nghĩ hay việc phải chia sẻ những thông tin về kết quả hay là hiệu suất làm việc cá nhân của mình. Tuy nhiên, trong quy định của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay thì vấn đề về tiêu chuẩn KPI hay kết quả về doanh thu của nhân viên đều sẽ được công bố cho toàn công ty được biết. Đây là việc làm đúng đắn và được xem là nền tảng cho sự công bằng, minh bạch trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Và theo đó, các doanh nghiệp nên đưa ra quy định về mọi bộ phận, phòng ban cần phải công khai về các kết quả hoạt động, điều đó cũng sẽ tạo động lực để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các phòng ban, các cá nhân và giúp nâng cao hiệu quả, tăng năng suất hoạt động cho doanh nghiệp.

Mẫu CV đẹp

3.2. Cạnh tranh lành mạnh thể hiện qua việc ghi nhận về quá trình và kết quả

Các quản lý trong doanh nghiệp cần phải luôn theo dõi mọi hoạt động của nhân viên, đưa cho họ những phản hồi, góp ý cũng như sự khích lệ và ghi nhận đối với quá trình cố gắng và những kết quả mà nhân viên đã đạt được. Bên cạnh việc chắc chắn có những phần thưởng cho họ vào cuối tháng hay cuối năm thì một điều cũng hết sức quan trọng và cần thiết chính là ghi nhận về quá trình mà họ đã luôn cố gắng cống hiến, hết sức mình vì công việc mỗi ngày như thế nào, luôn động viên và tạo động lực để họ tiếp tục phấn đấu.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện việc này thông qua việc các cá nhân trong một nhóm, một bộ phận đã thực hiện các công việc được giao như thế nào, kết quả tạo ra có tốt hay không? Và trong hoạt động kinh doanh thì những kết quả đó sẽ thể hiện qua doanh thu, qua các cuộc gọi, thư ngỏ hay những cuộc hẹn khách hàng được gửi đi,... Tất cả những điều đó đều đảm bảo cho doanh nghiệp có thể hoạt động đạt được mục tiêu và phát triển lâu dài. Với các ghi nhận quá trình cũng như kết quả của các cá nhân hoàn thành tốt chắc chắn sẽ có thêm nhiều người được khen thưởng và công nhận hơn thay vì việc chỉ có một số người ưu tú nhất định. Xác định và quan tâm đến vấn đề này sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện và tốt hơn rất nhiều, tạo động lực thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp.

3.3. Cạnh tranh lành mạnh thể hiện qua việc khen thưởng mang ý nghĩa tạo động lực

Cạnh tranh lành mạnh thể hiện qua việc khen thưởng mang ý nghĩa tạo động lực

Trong một môi trường làm việc tập thể thì dù có đam mê lớn như thế nào đối với công việc thì các nhân viên đều cần phải có một động lực để có thể thúc đẩy sự cố gắng của bản thân. Và các nhà quản lý doanh nghiệp thì cần phải là người tạo ra những động lực đó, dù là bên trong hay bên ngoài thì đều cần phải gắn liền nó với việc có những hình thức khen thưởng thật ý nghĩa, tạo ra động lực để cho nhân viên có thể cạnh tranh lành mạnh và cố gắng hơn nữa trong công việc. Thực tế không thể phủ nhận một điều rằng, việc được khen thưởng với những thành tích tốt, được tuyên dương trước toàn thể công ty chắc chắn là một niềm vinh dự và tự hào của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Và bản thân những nhân viên đó cũng sẽ lấy đó là động lực để tiếp tục cố gắng hơn nữa, mang đến những thành tích cao hơn nữa và điều này chắc chắn cũng sẽ mang đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. Do đó, việc tạo ra một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh bằng việc tạo ra các hình thức khen thưởng có ý nghĩa là điều hết sức quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

Bài viết trên đây đã chia sẻ khá chi tiết về những vấn đề liên quan đến cạnh tranh lành mạnh là gì? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích và cần thiết đối với các doanh nghiệp cũng như những đối tượng người tiêu dùng, người lao động, để từ đó áp dụng một cách chính xác nhất vào các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong đời sống của mình nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :