Gợi ý về mẫu CV ngành luật - Giúp bạn xin việc “chắc ăn” nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Mai  

Ngày đăng: 20/04/2024

Làm sao để có được một mẫu CV ngành luật gây được ấn tượng nhất? Chắc chắn đây sẽ là câu hỏi mà rất nhiều ứng viên cần có sự gợi ý giải đáp cho mình. Do đó mà bài viết dưới đây sẽ là gợi ý giúp bạn có được CV xin việc ngành luật thu hút, nâng cao tỷ lệ cạnh tranh. Đừng bỏ lỡ thông tin bổ ích nhé!

1. Sự chuẩn bị về dàn ý cho CV ngành luật 

Rất nhiều người cho đến hiện tại vẫn luôn nhắc tới việc luật sư, thẩm phẩm, hay phía kiểm sát viên là những nghề nghiệp đặc thù về phía cơ quan nhà nước. Tuy nhiên thực tế thì lại trái ngược vì sinh viên luật sau ra trường sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho bản thân về tham gia làm việc vào doanh nghiệp hay lấn tới là một nhà báo,...

Dù là nhu cầu cần tới lớn ra sao và các ngành học đa dạng như thế nào thì sau ra trường để chọn lựa được cơ hội cho bản thân mình thì ứng viên cũng cần đến 1 hồ sơ xin việc gửi tới nhà tuyển dụng. Đặc biệt là với một CV ngành luật riêng biệt đánh giá về bản thân hoàn hảo nhất. 

Sự chuẩn bị về dàn ý cho CV ngành luật
Sự chuẩn bị về dàn ý cho CV ngành luật 

Mở đầu đó chính là là việc chuẩn bị cho dàn ý cho kỹ năng, kinh nghiệm, dàn ý về khả năng cùng các hoạt động ngoại khóa chi tiết nhất. Điểm qua những gạch đầu dòng căn bản sẽ hỗ trợ việc viết CV của bạn trở lên dễ dàng hơn rất nhiều lần. 

Ngoài ra là một CV tiêu chuẩn vượt qua vòng sơ tuyển của nhà tuyển dụng sẽ cung cấp đủ: thông tin ứng viên, nền tảng học vấn, kinh nghiệm, mục tiêu định hướng, kỹ năng liên quan,...Tùy chỉnh dung lượng hài hòa hợp lý để tạo nên chất lượng cho CV ngành luật. 

Xem thêm: Học Luật ra trường sẽ làm gì? Cơ hội và thách thức đối với nhành luật

2. CV ngành luật với nội dung chi tiết từng phần

2.1. Thông tin cá nhân cần đầy đủ và chính xác

Đây sẽ là phần bắt buộc nhất cần có của bất kỳ CV xin việc nào từ tên, địa chỉ cho đến ngày tháng năm sinh, số điện thoại và email cung cấp đến nhà tuyển dụng rõ ràng. Về phần ảnh đối với Việt Nam chưa thực sự có tiêu chuẩn cố định về có hay không nhưng việc đính kèm theo ảnh CV vẫn là một điều cần. 

CV ngành luật với nội dung chi tiết từng phần
CV ngành luật với nội dung chi tiết từng phần

Chú ý rằng trong lĩnh vực luật, khi thêm ảnh vào CV, bạn cần sử dụng ảnh chân dung, một bức ảnh thẻ thật sự nghiêm túc. Trang phục nên mặc chỉnh tề nhất định với sự chuyên nghiệp, bản thân có thể cười nhẹ tạo sự tự tin cho bản thân. 

2.2. Trình độ học vấn cần đề cập về bằng cấp

Riêng với CV ngành luật thì học vấn lại là một phần vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả ứng tuyển của ứng viên. Không giống với các ngành nghề khác coi trọng về kinh nghiệm thực tế. Vì ngành luật luôn yêu cầu ứng viên có đủ về bằng cấp, chứng chỉ liên quan chuyên môn thì mới có thể làm việc và tạo nên hiệu quả. 

Trình độ học vấn cần đề cập về bằng cấp
Trình độ học vấn cần đề cập về bằng cấp

Từ đó có thể thấy được về tính chất đặc thù của ngành luật ra sao, chuyên môn dựa trên kiến thức từ sách vở, trau dồi lý thuyết để tra vấn. Cân nhắc kỹ càng về bằng đại học của bản thân khi tham gia ứng tuyển các vị trí làm việc, bằng cử nhân luật, thẻ luật sư hay các chứng chỉ về công chứng, chứng chỉ đấu giá, bất động sản,...Đặc biệt kết hợp với một bảng điểm đẹp thì đó là lợi thế mà bạn nên khoe nó ra trước mặt nhà tuyển dụng. 

Xem thêm: Bỏ túi ngay vài bí kíp viết CV thực tập sinh ngành luật hấp dẫn nhất

2.3. Định hướng với mục tiêu nghề nghiệp tiến xa

Bạn có nghĩ rằng mục tiêu nghề nghiệp sẽ quan trọng và được nhà tuyển dụng chú ý đến trong CV ngành luật hay không? Liệu rằng thông qua đó nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm được gì về bạn, phù hợp hay không phù hợp với môi trường làm việc. 

Định hướng với mục tiêu nghề nghiệp tiến xa
Định hướng với mục tiêu nghề nghiệp tiến xa

Nếu bạn thực sự bạn muốn theo đuổi và phát triển ở ngành luật thì hãy luôn thể hiện mình là người có sự nghiêm túc và làm việc theo khuôn khổ. Bạn biết cách học hỏi, trau dồi vì bản chất ngành đã có sự “khô cứng” cùng các bộ luật, văn bản luôn được đổi mới điều chỉnh. Nếu như bạn không nắm bắt và nghiên cứu tìm hiểu thì công sức làm việc bỏ ra sẽ chẳng còn hiệu quả. 

2.4. Bỏ qua kinh nghiệm trong CV ngành luật là sai lầm

Dù rằng không quá yêu cầu về kinh nghiệm thực tế vì ứng viên sẽ tiếp cận và làm việc trực tiếp để học hỏi tuy nhiên việc đó cũng không đồng nghĩa với kết quả là bạn bỏ qua. Mục đích chính khi trình bày về kinh nghiệm là cách mà bạn nhấn mạnh về kỹ năng, năng lực mà bạn có với vị trí đang tìm kiếm. 

Kinh nghiệm sẽ là phần mà bạn liệt kê về các hoạt động có liên quan đến chuyên môn luật của mình đã từng tham gia trước đó. Dù là những hoạt động tình nguyện, học việc tại một văn phòng nào đó, tư vấn hỗ trợ, trợ lý luật sư,...Mọi điều đều cần có tại CV xin việc ngành luật của bạn và  nhớ rằng việc liệt kê nên đi kèm mốc thời gian chi tiết, chính xác. 

Bỏ qua kinh nghiệm trong CV ngành luật là sai lầm
Bỏ qua kinh nghiệm trong CV ngành luật là sai lầm

Ngoài ra cũng chính từ kinh nghiệm này nhà tuyển dụng cũng thấy bạn là một người cẩn thận ra rao, tư duy logic thế nào. Một trong những đặc điểm sẽ giúp bạn tạo được điểm cộng trong lĩnh vực làm luật. Bên cạnh đó cũng có điều cần lưu ý thêm đó là về việc sử dụng ngôn ngữ là “luật bất thành văn” chính xác tuyệt đối, ngôn ngữ chắc chắn từng câu từng chữ. 

Chú ý rằng thuật ngữ bạn sử dụng là đúng khi đưa ra kinh nghiệm, cần tránh về từ ngữ mang tính định tính như tầm, khoảng hay có thể. Rà soát về chính tả để thể hiện sự quan tâm tới công ty ra sao hay như thế hiện được quan điểm cá nhân một cách rõ ràng hơn. 

2.5. Mẫu CV ngành luật sẽ cần thể hiện kỹ năng ra sao? 

Ngoài những thông tin cơ bản nhất về bản thân nắm bắt về tin học văn phòng hay khả năng ngoại ngữ thì sẽ cần nhấn mạnh về nhiều kỹ năng làm việc khác. 

+ Chú ý nhất là đến kỹ năng làm việc nhóm .

Mẫu CV ngành luật sẽ cần thể hiện kỹ năng ra sao?
Mẫu CV ngành luật sẽ cần thể hiện kỹ năng ra sao? 

+ Kỹ năng thống kê hoàn tất nhiệm vụ.

+ Kỹ năng về làm việc chịu áp lực.

+ Luôn đảm bảo hiệu suất, chú ý về thời gian deadline,...

Khi bạn có tất cả chắc chắn nhà tuyển dụng không thể bỏ lỡ bạn vì kỹ năng đó là kỹ năng mà ngành luật luôn cần đến. 

2.6. Bổ sung chút ít về ngoại khóa cho CV luật 

Bạn đừng cho rằng các hoạt động ngoại khóa sẽ không cần thiết khi thể hiện trong CV xin việc. Đặc biệt với CV ngành luật hoạt động ngoại khóa lại đem lại điểm cộng cạnh tranh vô cùng lớn, nếu bạn bỏ qua là bạn tự bỏ lỡ đi cơ hội của bản thân. 

Việc mà ứng viên tham gia các diễn đàn buổi hội thảo, tọa đàm, hoạt động tình nguyện cộng đồng sẽ luôn là yếu tố cần thiết bổ trợ. Tóm lược ngắn nhất về các hoạt động liên quan đến chính trị và xã hội cùng sự tư duy nghiêm túc nhất. 

Xem thêm: Cập nhật việc làm Luật - Pháp lý mới nhất

3. Giai đoạn kết thúc khi viết CV ngành luật cần chú ý gì?

Ngay sau khi viết xong về CV xin việc ngành luật thì bạn sẽ cần xem xét về lời văn thể hiện kết hợp với kiểm tra về lỗi chính tả hay như nhờ tới bất kỳ ai đó kiểm tra và nhận xét. 

- Về cách trình bày sẽ luôn ưu tiên cho sự dễ đọc: 

Giai đoạn kết thúc khi viết CV ngành luật cần chú ý gì?
Giai đoạn kết thúc khi viết CV ngành luật cần chú ý gì?

+ Nội dung tóm lược ngắn gọn trên 1 mặt giấy A4 và có font chữ thống nhất, khổ chữ sẽ là từ 10 đến 14 là hợp lý nhất. 

+ Không nên đưa vào các kiểu chữ khác thường gây sự chú ý người khác vì điều đó chỉ làm hồ sơ của bạn bị nhà tuyển dụng loại bỏ thẳng tay mà thôi. 

+ Khoảng cách trên dưới và phải trái sẽ có khoảng cách dãn phù hợp nhất, chú ý là đừng lạm dụng về việc in nghiêng, gạch chân gây rối mắt. 

+ Luôn phân bổ các mục cân đối để nhấn mạnh hơn về CV thay vì chữ chi chít, mất nội dung gây điểm trừ. 

- Mẫu CV sử dụng sẽ cần dành riêng cho từng vị trí và đúng với chuyên ngành luật. Tông màu CV nhã nhặn tránh rườm rà vì sự luộm thuộm đó sẽ làm bạn khiến nhà tuyển dụng mất hứng thú. Nếu bạn lo lắng về mẫu CV ngành luật thì hãy cùng tham khảo ngay với tuyendung3s.com với sự tổng hợp thiết kế đa dạng nhất hiện nay. 

Giai đoạn kết thúc khi viết CV ngành luật cần chú ý gì?
Tránh việc tạo nếp gấp CV, CV bị rách thể hiện sự không tôn trọng

- Tránh việc tạo nếp gấp CV, CV bị rách hay sắp xếp giấy tờ trong hồ sơ xin việc thiếu khoa học. 

- Học vấn và kinh nghiệm sẽ luôn cần trình bày theo thứ tự thời gian gần nhất vì qua đó nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được lộ trình gặt hái của bạn là ở đâu và khi nào nhanh nhất. 

- Các hoạt động liên quan đến công việc sẽ luôn cần có sự ưu tiên thể hiện còn không thì hãy tránh việc thể hiện các công việc không liên quan. Cùng đó là việc chú ý đến nội dung xem xét về việc đúng hay chưa đúng trước khi gửi tới nhà tuyển dụng. 

- Tập trung vào thành tích sẽ là điểm cộng nhưng bạn sẽ cần đưa ra dẫn chứng cụ thể và số liệu để nhà tuyển dụng nhận thấy. Sử dụng động từ miêu tả và gắn liền với gạch đầu dòng sẽ là gợi ý cho bạn trong việc thể hiện. 

- Đừng lặp từ trong CV ngành luật ở đầu mỗi câu, đặc biệt là việc sử dụng “tôi và của tôi” bạn hãy thay đổi để CV xin việc trở nên sinh động và tránh được sự nhàm chán. 

Mòng rằng thông qua các thông tin cơ bản trên đây bạn đã nắm bắt được về một mẫu CV ngành luật chỉn chu bao gồm gì. Hiểu được cách viết CV xin việc luật hoàn hảo tạo cơ hội tiến xa hơn khi xin việc.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :