Cách viết hồ sơ xin việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Mai  

Ngày đăng: 21/03/2024

Xã hội ngày càng phát triển, và vấn đề việc làm vẫn luôn là mối quan tâm lớn đối với rất nhiều người, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường, chuẩn bị bước chân vào môi trường làm việc mới. Thế nhưng, giữa hàng triệu bộ hồ sơ xin việc thì làm sao để bạn được chú ý? Hãy cùng xem cách viết hồ sơ xin việc như thế nào để có được một công việc mơ ước trong tương lai nhé.

1. Một bộ hồ sơ theo mẫu cần có những gì?

1.1. Khái niệm hồ sơ xin việc

Theo cách hiểu đơn giản nhất thì hồ sơ xin việc là tập hợp những tài liệu về thông tin cá nhân của người xin việc làm, mô tả lại quá trình học tập và làm việc, kỹ năng, kinh nghiệm và những mong muốn trong tương lai của họ.

Theo Wikipedia viết: Hồ sơ xin việc là tập hợp các văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình học tập, đào tào và liệt kê các kinh nghiệm làm việc trước đó.

Hồ sơ xin việc là gì

1.2. Một bộ hồ sơ theo mẫu cần có những gì?

Bộ hồ sơ xin việc cần những giấy tờ sau:

- Sơ yếu lý lịch tự thuật có dấu xác nhận của địa phương

- Đơn xin việc làm

- Giấy khám sức khỏe

- CV xin việc

- Bằng cấp, chứng chỉ

- Bản photo chứng minh thư/ căn cước công dân có công chứng

- Ảnh cỡ 3x4 hoặc 4x6 (nếu người tuyển dụng yêu cầu)

Tuy rằng hiện nay có nhiều công ty cho phép ứng viên nộp hồ sơ online, thế nhưng khi bạn được mời đi phỏng vấn trực tiếp thì vẫn cần mang theo hồ sơ giấy. Do vậy, việc chuẩn bị thật kỹ hồ sơ xin việc là vô cùng cần thiết.

2. Cách viết hồ sơ xin việc

2.1. Cách viết hồ sơ xin việc đối với sơ yếu lý lịch

2.1.1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch là văn bản trình bày tóm tắt những thông tin cá nhân của người kê khai bao gồm thông tin bản thân, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thông tin về gia đình,... để các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin của người khai lý lịch.

2.1.2. Cách viết sơ yếu lý lịch

Trước hết, bạn cần chuẩn bị những thứ liên quan như : chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, bằng cấp, ảnh thẻ để liệt kê chính xác những thông tin cần khai trong sơ yếu lý lịch.

Thông tin bản thân:

- Họ và tên: Ghi đúng và đầy đủ họ tên của mình. Tất cả thông tin về tên của bạn phải thật trùng khớp với thông tin trên giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu.

- Họ và tên thường dùng: Viết tên khác của bạn thường hay gọi ( nếu có).

- Giới tính: Nam/Nữ: Ghi đúng giới tính của mình.

- Năm sinh: Viết đúng ngày sinh của mình theo các giấy tờ liên quan.

- Nơi sinh: Viết đầy đủ, chính xác nơi bạn sinh ra theo đúng hộ khẩu.

- Nguyên quán: Ghi đầy đủ thông tin về quê quán của bạn, nơi bạn ở và đăng ký hộ khẩu.

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi đầy đủ thông tin về nơi bạn ở và đăng ký hộ khẩu theo đúng quy định của pháp luật ( số nhà, đường phố, xã, huyện, tỉnh, thành phố).

- Chỗ ở hiện nay: Khai đầy đủ thông tin về nơi bạn ở hiện nay, kể cả nhà trọ.

- Dân tộc: Ghi dân tộc của bạn: Kinh, Tày, Nùng, Thái,...

- Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo thi ghi rõ tên tôn giáo đó: Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa,...

- Thông tin thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Viết thông tin của gia đình bạn theo đúng những gì nhà nước và pháp luật đã quy định: Nông dân, địa chủ hay công chức.

- Thành phần bản thân hiện nay: Ghi đúng thông tin về bản thân, tốt nghiệp cấp bậc nào: Trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ,...

- Trình độ văn hóa: 12/12, đại học, cao đẳng,... tùy theo cấp học của bạn

- Trình độ ngoại ngữ: bạn có bằng cấp, trình độ ngoại ngữ nào thì ghi vào đó: Tiếng Anh, tiếng Pháp, Nga,...

- Trình độ chuyên môn: Bạn tốt nghiệp đạt loại gì thì ghi loại đó: Giỏi, Khá,...

- Loại hình đào tạo: Ghi loại hình đào tạo của bạn, ví dụ như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,...

- Chuyên ngành đào tạo: Ghi chuyên ngành mà bạn học : Marketing, du lịch, nghiên cứu,...

- Các thông tin khác có liên quan đến ngày chính thức gia nhập Đảng, ngày và địa điểm gia nhập Đoàn, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, cấp bậc được phong, thời gian nhập ngũ và xuất ngũ cùng lý do, hoạt động cá nhân, về khen thưởng và kỷ luật.

- Hoàn cảnh gia đình: Điền đầy đủ thông tin về bố, mẹ, anh, chị, em và vợ, chồng ( nếu có).

- Quá trình hoạt động của bản thân: Liệt kê đầy đủ quá trình học tập và làm việc của bản thân ( ngày tháng, chức vụ, nơi học tập và làm việc).

- Khen thưởng và kỷ luật: Ghi các thông tin về khen thưởng và kỷ luật ( nếu có).

2.2. Cách viết đơn xin việc theo mẫu

Mẫu đơn xin việc để gửi tới các nhà tuyển dụng, trong đó bạn thể hiện sự hiểu biết về công ty, doanh nghiệp mà mình ứng tuyển, khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn và trao cơ hội phỏng vấn cho mình.

Cách viết đơn xin việc làm

Cách điền đơn xin việc theo mẫu trong bộ hồ sơ:

- Kính gửi: Ghi tên công ty, doanh nghiệp mà bạn muốn ứng tuyển.

- Tên tôi là: Điền đầy đủ tên bạn vào đó.

- Chứng minh thư nhân dân: Điền chính xác số chứng minh nhân dân, ngày cấp và nơi cấp.

- Trình độ văn hóa: Ghi theo trình độ của bạn ( 12/12, Đại học. Cao đẳng,...)

- Ngoại ngữ: Điền những ngoại ngữ mà bạn biết.

- Trình độ chuyên môn: Viết tên ngành bạn học

Việc làm Logistic

2.3. Cách viết CV xin việc

CV xin việc là hồ sơ trình bày về mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng, sở thích,.... CV xin việc sẽ là yếu tố quyết định đến việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng ngay hay không. Một bản CV đầy đủ, đẹp mắt sẽ là yếu tố giúp bạn có ưu thế hơn trong quá trình xin việc làm.

Bên cạnh những mẫu CV xin việc làm có sẵn trên mạng thì việc bạn tự viết ra một CV theo cách riêng cũng sẽ để lại ấn tượng cho nhà tuyển. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về công ty, doanh nghiệp để biết họ cần gì ở ứng viên.

Cách viết đơn xin việc làm

"Những thông tin quan trọng không thể thiếu trong bản CV xin việc:"

- Giới thiệu bản thân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, số điện thoại, email và địa chỉ liên hệ.

- Quá trình học tập: Liệt kê đầy đủ thông tin về cấp bậc, chuyên ngành, quá trình học tập, bằng cấp và khen thưởng của bạn.

- Kinh nghiệm làm việc: Hãy nêu những kinh nghiệm bạn có về nghề nghiệp hay ngành học, những thành tích đạt được trước đó.

- Kỹ năng: Điền các kỹ năng bạn có, ví dụ như:

+ Kỹ năng giáo tiếp, thuyết trình

+ Kỹ năng quản lý thời gian

+ Kỹ năng làm việc nhóm

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Mục tiêu nghề nghiệp: Trình bày mục tiêu của bạn đối với công việc sắp tới, cần nêu rõ ràng, cụ thể, không nói chung chung. Nên chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng thấy được mục tiêu của bạn khi đến với công ty và đối với công việc bạn đang hướng tới.

- Sở thích: Liệt kê các sở thích của bạn, đặc biệt nên trình bày những sở thích liên quan đến công việc hơn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì nhìn vào sở thích, nhà tuyển dụng sẽ thấy được tính cách, con người bạn như thế nào, có phù hợp với công việc hay không để lựa chọn. Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí “Nhân viên truyền thông” thì sở thích như đi du lịch với bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, thích ca hát,... sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người nhanh nhẹn, năng động và phù hợp với công việc. Đây chính là ưu thế cho bạn khi đi xin việc.

- Người tham khảo: Viết đầy đủ thông tin của người tham khảo bao gồm: Họ và tên, số điện thoại, chức vụ nghề nghiệp. Người tham khảo mà bạn khai trong hồ sơ xin việc có thể là Sếp cũ, đồng nghiệp, giảng viên, cố vấn học tập,... Chú ý khi điền tên của họ vào hồ sơ xin việc bạn cần phải xin phép và có sự đồng ý của họ.

3. Những lưu ý khi viết hồ sơ xin việc

Trong biển người tìm việc hiện nay, để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn phải tạo được một hồ sơ xin việc thật khác biệt và ấn tượng. Thế nhưng đa số mọi người chỉ quan tâm một số yếu tố chính làm hồ sơ nổi bật mà vô tình quên đi lỗi tưởng nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xin việc làm và  khiến cho hồ sơ của bạn bị rơi vào quên lãng.

Đừng để các nhà tuyển dụng phải lắc đầu ngán ngẩm chỉ vì bạn viết sai chính tả hay có một địa chỉ email trẻ con, không nghiêm túc. Hãy kiểm tra thật kỹ hồ sơ của mình để chắc chắn không bị mắc những lỗi sau đây nhé!

3.1. Sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả

Hồ sơ xin việc là yếu tố đầu tiên giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, và kỵ nhất trong tất cả các văn bản, giấy tờ chính là lỗi chính tả. Chỉ cần một lỗi đánh máy cũng có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người không cẩn thận, và tất nhiên người làm việc bất cẩn chắc chắn sẽ không thể làm tốt nhất công việc mà họ yêu cầu được. Chính vì vậy, bạn luôn phải kiểm tra thật kỹ lưỡng hồ sơ trước khi gửi đến nhà tuyển dụng nhé.

3.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng

Mục tiêu nghề nghiệp là phần thường hay được đặt ở ngay phần đầu của hồ sơ, là mục mà các nhà tuyển dụng hay chú ý đầu tiên. Mục tiêu nghề nghiệp có sứ mệnh tiếp thị và giới thiệu bản thân bạn đến nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ công việc của công ty tuyển dụng, yêu cầu họ đặt ra đối với ứng viên, từ đó đặt ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và ấn tượng nhất.

Những lưu ý khi viết hồ sơ xin việc

3.3. Chỉ quan tâm mô tả công việc mà bỏ qua thành tích đạt được

Hầu hết những người tìm việc thường liệt kê, mô tả quá chi tiết về các công việc  mình đã làm. Thế nhưng, những thành tích tốt bạn đạt được trước đó cũng rất quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn hay không. Vì vậy, hãy tránh trình bày trách nhiệm công việc theo kiểu chung chung mà nên nêu rõ các thành tích đạt được để hồ sơ của bạn được ấn tượng và thuyết phục hơn.

3.4. Thông tin liên lạc không chính xác

Hồ sơ xin việc của bạn rất thu hút và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, thông tin liên lạc của bạn lại không đúng hay bạn để lại một địa chỉ email không nghiêm túc như be.ngok96@gmail.com .Tất cả những lỗi không đáng này đã lấy đi cơ hội có được một công việc đáng mơ ước của bạn. Vì thế, hãy kiểm tra và nêu chính xác thông tin liên lạc để các nhà tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn sớm hơn.

3.5. Hồ sơ xin việc không được chứa những thông tin tiêu cực

Điều tuyệt đối không nên làm là đề cập đến những mẫu thuẫn hay điều không hay về công ty cũ hay nhận xét châm biếm trong hồ sơ xin việc của bạn. Nếu bạn đang nói xấu đồng nghiệp, công ty cũ thì nhà tuyển dụng sẽ lo sợ điều đó sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai đối với công ty của họ. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý đến vấn đề này.

Trên đây là cách viết hồ sơ xin việc và những lưu ý cần thiết khi viết hồ sơ xin việc để bạn có thể tạo ấn tượng tốt nhất đối với các nhà tuyển dụng và có được một công việc mơ ước trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong quá trình xin việc và có được một công việc như ý muốn.

 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :