Hiểu rõ: Fraud là gì? Để cùng đẩy lùi tội phạm gian lận TMĐT

Theo dõi tuyendung3s tại

Hải Minh  

Ngày đăng: 05/04/2024

Fraud là gì? Fraud là gian lận. Đôi khi gian lận cấu thành tội phạm và đôi khi chỉ là đùa vui không gây hại. Vậy làm sao để phân biệt và cách phòng tránh tội phạm gian lận là gì? Cùng tuyendung3s.com tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này bạn nhé!

Fraud là cụm từ không còn quá xa lạ với chúng ta đặc biệt là với những người thường xuyên mua - bán hàng thương mại điện tử. Những cảnh báo fraud thường xuất hiện khi có giao dịch bất thường xảy ra. Vậy Fraud là gì?

1. Cảnh báo: những điều bạn nên biết về Fraud

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết ngày ¼ - ngày quốc tế nói dối – người ta cũng thường ví rằng mùng 1 tháng 4 là ngày sóng gió, ngày nói dối trở thành niềm vui cho mọi người. Tuy nhiên, 1 tháng 4 hay bất kể ngày nào trong năm người ta vẫn nói dối, nói đùa, gian lận … để đem lại niềm vui hay để thực hiện mục đích nào đó. Không phải lúc nào lời nói dối hay gian lận cũng là vô hại, nhiều trường hợp gian lận sẽ để lại hậu quả hay mạng mục đích không tốt. Lúc này nó được gọi là fraud. 

Cảnh báo: những điều bạn nên biết về Fraud
Cảnh báo: những điều bạn nên biết về Fraud

1.1. Giải thích chuẩn xác nhất cho câu hỏi: fraud là gì?

Fraud được hiểu chính xác là gian lận. Gian lận là một thuật ngữ pháp lý rộng rãi đề cập đến các hành vi không trung thực, cố ý sử dụng sự lừa dối để tước đoạt trái phép người khác hoặc thực thể tiền, tài sản hoặc quyền hợp pháp. Không giống như tội phạm trộm cắp, liên quan đến việc lấy một thứ gì đó có giá trị thông qua vũ lực hoặc lén lút, gian lận phụ thuộc vào việc sử dụng sự cố ý xuyên tạc thực tế để thực hiện việc chiếm đoạt.

Gian lận là việc cố ý sử dụng thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm trong nỗ lực tước đoạt trái phép người khác hoặc thực thể tiền, tài sản hoặc quyền hợp pháp. Để cấu thành tội lừa đảo, bên đưa ra tuyên bố sai phải biết hoặc tin rằng đó là sai sự thật hoặc không chính xác và có ý định lừa dối bên kia. Gian lận có thể bị truy tố là cả một tội phạm hình sự và dân sự. Hình phạt hình sự của tội gian lận – lừa đảo có thể bao gồm việc phạt tù và phạt tiền bồi thường cho nạn nhân.

Trong một số trường hợp, fraud được hiểu nhẹ nhàng hơn là một trò lừa bịp, khái niệm khác biệt liên quan đến sự lừa dối có chủ ý mà không có ý định đạt được hoặc gây thiệt hại về vật chất hoặc tước đoạt một nạn nhân.

Giải thích chuẩn xác nhất cho câu hỏi: fraud là gì?
Giải thích chuẩn xác nhất cho câu hỏi: fraud là gì?

1.2. 5 yếu tố để xác định fraud – cấu thành tội gian lận

Mặc dù các chi tiết cụ thể của luật chống gian lận khác nhau tùy theo từng quốc gia hay tính chất gian lận, nhìn chung có năm yếu tố cần thiết để chứng minh trước tòa rằng tội phạm gian lận đã được thực hiện:

1 - Trình bày sai về giá trị, số lượng, … liên quan đến giá trị vật chất: nhìn chung, những xác định, tuyên bố sai liên quan đến giá trị tài sản, vật chất nào đó đồng thời, gian lận đó phải gây ảnh hưởng đến các quyết định, quyền lợi hay hành động của nạn nhân thì nó sẽ cấu thành tội gian lận. Ví dụ như tuyên bố sai về giá trị tài sản ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm hay phê duyệt các khoản vay của nạn nhân.

2 - Đưa tin sai sự thật. Bên đưa tin tuyên bố phải biết tin đó có chính xác hay không, nếu tin đó sai sự thật hoặc không chính xác gây ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự người khác sẽ cấu thành tội

3 - Có ý định lừa dối: Những phát ngôn, tuyên bố sai được đưa ra rõ ràng với mục đích lừa đảo gây ảnh hưởng tới nạn nhân.

4 - Mức độ ảnh hưởng của những gian lận: một số gian lận không khoa trương, thái quá hoặc không để lại hậu quả nghiêm trọng sẽ không bị cấu thành các tội liên quan. Tuy nhiên, nhưng nếu nạn nhân chịu ảnh hưởng về tinh thần, tài sản, ... hay hung thủ cố tình lợi dụng hoàn cảnh của họ để gian dối sẽ phải chịu hình phạt.

5 - Mất mát hoặc thương tật trong thực tế: Nạn nhân phải chịu một số tổn thất thực tế do kết quả trực tiếp của việc ảnh hưởng của các gian lận.

5 yếu tố để xác định fraud – cấu thành tội gian lận
5 yếu tố để xác định fraud – cấu thành tội gian lận

Dựa vào những yếu tố xác định gian lận này mà nạn nhân có thể quyết định đưa người vi phạm ra tòa án, chịu hình phạt trước tổ chức hay pháp luật hay không.

Xem thêm: Quét mã QR là gì? Các dữ liệu cần thiết để thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng

1.3. “Đây là chiếc điện thoại tốt nhất trên thị trường … ” – Khi nói dối là vô hại

Không phải lúc nào gian lận cũng cấu thành tội, trong một số trường hợp gian lận đem lại một số lợi ích đặc biệt là trong kinh doanh. Những gian lận có ích lúc này thường tồn tại dưới dạng tuyên bố về một ý kiến, đánh giá hay thể hiện niềm tin của mình. Lúc này fraud trở thành gian lận có ích vì những gian lận này là hợp pháp.

Ví dụ, một nhân viên bán thiết bị di động nói “bà Tuyết Lan, Đây là chiếc điện thoại tốt nhất trên thị trường hiện nay.” Câu nói này của nhân viên bán hàng có thể không đúng sự thật, là một tuyên bố không có căn cứ về ý kiến ​​chứ không phải là sự thật mà một người mua sắm vụng trộm hợp lý có thể coi là bán hàng đơn thuần hay là hình thức cường điệu hóa sản phẩm.

“Đây là chiếc điện thoại tốt nhất trên thị trường … ” – Khi nói dối không cấu thành tội
“Đây là chiếc điện thoại tốt nhất trên thị trường … ” – Khi nói dối không cấu thành tội

Ngoài ra, một số trường hợp người ta nói dối để vui đùa, hay nói dối vào ngày mùng ¼ như đã nói ở trên và không để lại hậu quả cho nạn nhân đều được xem là nói dối hợp pháp.

2. Những hình thức gian lận theo từng cấp độ nguy hiểm hiện nay

Gian lận xuất hiện dưới nhiều hình thức và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hình thức gian lận phổ biến nhất thường được gọi là lừa đảo là các đề nghị lừa đảo được gửi qua địa chỉ email, tin nhắn, cuộc gọi, tiết thị hay qua mạng internet.

Nổi bật nhất hiện nay phải kể tới tội phạm lừa đảo sử dụng thông tin khách hàng để trộm cắp danh tính, thu thập thông tin tài chính sử dụng trong những mục đích bất hợp pháp. Cụ thể trong mỗi hộp gửi hàng thường có tên, địa chỉ, số điện thoại, … hay trong một số hóa đơn cần có thêm tên ngân hàng, lộ trình chuyển tiền, số tài khoản và cả chữ ký. Ngoài ra, một số cửa hàng còn yêu cầu thêm thông tin như ngày sinh, … Từ những thông tin cơ bản này, tội phạm lừa đảo có thể trộm thông tin bạn bất cứ lúc nào.

Ngoài ra còn rất nhiều những hình thức gian lận khác có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm, tài sản của nhân. Những hình thức gian lận này có thể từ rất nhỏ như lời nói dối nhưng cũng có thể trở thành gian lận liên kết của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Cụ thể về những hình thức gian lận này như sau:

- Trốn thuế: bất kỳ hành vi gian lận nào của doanh nghiệp, cá nhân nhằm phục đích trốn tránh các nghĩa vụ nộp thuế hay nộp thuế không đầy đủ đều được xác định là hành vi gian lận cấu thành tội gian lận về thuế. Với hành vi gian lận này, người phạm tội có thể chịu hình thức phạt lên đến 7 năm tù cùng phạt tiền 4,5 triệu đồng cho đến 10 triệu đồng, … tùy theo mức độ vi phạm của tội phạm hình sự đó. Biểu hiện của một số hành vi gian luận thuế đó là không khai báo thu nhập chịu thuế, đánh giá quá cao các khoản khấu trừ kinh doanh, không khai thuế, …

Những hình thức gian lận theo từng cấp độ nguy hiểm hiện nay
Những hình thức gian lận theo từng cấp độ nguy hiểm hiện nay

- Gian lận chứng khoán – tài chính ngân hàng. Điển hình cụ thể nhất là các hành vi liên quan đến việc mua bán cổ phiếu hay hàng hóa và các chứng khoán thông qua hành vi lừa đảo. Việc gian lận thường xảy ra khi nhà môi giới chứng khoán hoặc ngân hàng đầu tư, thuyết phục mọi người đầu tư dựa trên những thông tin sai lệch, phóng đại hoặc giao dịch nội bộ không có sẵn trong thực tế.

- Gian lận y tế: Thường diễn ra khi bệnh viện, công ty chăm sóc sức khỏe hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân cố gắng thu tiền trả nợ bất hợp pháp từ chính phủ bằng cách trả tiền quá cao cho các dịch vụ hoặc bằng cách thực hiện các xét nghiệm hoặc thủ tục y tế không cần thiết.

- Tham nhũng: tham nhũng cũng là hình thức gian lận thường diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, … tham nhũng được hiểu đơn giản là một cá nhân hay các cá nhân sử dụng hành vi gian lận của mình để ăn hối lộ, để biển thủ công quỹ hay để biến một phần tài sản của công nào đó thành của mình. Tùy vào mức độ gian lận và sản mà người gian lận có thể chịu các hình phạt khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều gian lận, tham nhũng để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước mà khi điều tra ra, tội phạm tham nhũng đã gian lận đến hàng trăm tỉ đồng.

- Gian lận trong thương mại điện tử: sự phát triển của internet đã giúp đời sống con người ngày càng được nâng cao, tuy nhiên, kéo theo đó là tội phạm công nghệ cao cũng vì thế mà phát triển phức tạp hơn. Họ thường sử dụng các hình thức công nghệ liên lạc bao gồm cả điện thoại, thư điện tử, … trong kế hoạch lừa đảo của mình. Trong thời gian vừa qua, gian lận thương mại đã tăng lên đáng kể, để lại hậu quả nặng nề cho cả doanh nghiệp bán hàng và cả người mua hàng.

Gian lận trong thương mại điện tử
Gian lận trong thương mại điện tử

- Gian lận trong giáo dục: trong giáo dục, các hình thức gian lận tồn tại rất đa dạng. Từ hình thức cơ bản là quay cóp trong giờ thi, gian lận bằng những lời nói dối, … cho đến các hình thức mua điểm, chạy thành tích hay gian lận trong các kỳ thi quan trọng như trung học phổ thông quốc gia. Mà có lẽ chúng ta vẫn chưa quên nỗi đau mà ngành giáo dục gặp phải trong kỳ thi trung học phổ thông thông năm 2024 và 2024 khi rất nhiều thủ khoa, học sinh một số tỉnh phía bắc như Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, … đạt điểm số thi cao ngất ngưởng trong khi số điểm thực tế rất thấp.

Xem thêm: Nghi can là gì? Bạn có thực sự hiểu rõ về nó không?

3. Gian lận thương mại điện tử - tội phạm nguy hiểm ẩn nhấp đằng sau màn hình

Sự phát triển của mạng internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch mà nổi bật trong đó chính là thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử cũng đã kéo theo hệ thống các tội phạm ẩn nấp đằng sau tấm màn hình tưởng chừng như vô hại.

Trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay chạy trên cơ sở hỗ trợ các giao dịch quan trọng như tiền bạc, hàng hóa, và thông tin các nhân nhạy cảm, tội phạm mãng đã tìm thấy những thông tin đó là săn lùng những “con mồi” của mình. Tình trạng gian lận này thậm chí còn nghiêm trọng hơn rất nhiều, tội phạm thường ẩn sau màn hình, sử dụng những chiêu trò gian lận nhắm vào các nạn nhân thông qua trao đổi thương mại điện tử.

3.1. Lừa đảo thương mại điện tử diễn ra bằng cách nào?

Tội phạm lừa đảo thương mại điện tử thường tiếp cận người mua và người bán theo những cách của họ từ đó họ nắm được thoogn tin giao dịch bằng cách sử dụng những phương tiện gian lận của minfhd dể lừa đảo đem lại lợi nhuận. Họ có khả năng đánh cắp các thông tin giao dịch trực tuyến, sau đó sử dụng để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ, ...

Gian lận thương mại điện tử cũng có thể xảy ra với các khách hàng trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, họ cũng có thể ăn cắp tiền trong tài khoản, thông tin hàng hóa, thông tin nhạy cảm, … của nạn nhân bằng sự tân công của các hacker.

Vì lẽ, thông thường các trang web thương mại điện tử thường có thông tin chi tiết về thẻ tín dụng, địa chỉ email và cả mật khẩu cùng chi tiết ngân hàng hay một số thông tin cá nhân khác. Tội phạm thương mại điện tử sẽ truy cập những thông tin này, ăn cắp và sử dụng vào mục đích đen tối của mình.  

Lừa đảo thương mại điện tử diễn ra bằng cách nào?
Lừa đảo thương mại điện tử diễn ra bằng cách nào?

Gian lận thương mại điện tử ngày càng trở nên rầm rộ và cả người mua và người bán đều có thể trở thành nạn nhân. Những gian lận này diễn ra do việc đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng từ sự tấn công của tin tặc. Tuy nhiên, điều đáng buồn là các trường hợp gian lận thương mại điện tử thường rất khó truy tốt. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao tội phạm thương mại điện tử ngày càng một tăng cao cũng như rất khó ngăn chặn, phát hiện hay khởi tốt. Chính vì vậy, để chống loại gian lận thương mại điện tử người bán cần phải áp dụng những công nghệ mới nhất và bí quyết đặc biệt của mình để bảo mật thông tin doanh nghiệp cũng như thông tin khách hàng hàng.

Xem thêm: Việc làm thương mại điện tử

3.2. Top 7 thức phòng tránh gian lận thương mại điện tử được áp dụng nhiều nhất

Nhìn chung, không có một cách thức nào đem lại hiệu quả hoàn toàn trong việc phòng tránh gian lận thương mại điện tử. Bởi vậy, cả người mua và người bán đề phải áp dụng đa dạng các cách thức để bảo vệ chính mình cũng như để bảo vệ khách hàng của mình. Nhìn chung, các cách thức phòng tránh gian lận thương mại điện tử đó là:

1 - Người mua nên lựa chọn những trang web thương mại điện tử uy tín được người tiêu dùng đáng giá cao hay được các tờ báo kiểm kiểm chứng.

2 - Tuân thủ các tiêu chuẩn bản mật của ngành: Không tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật trong thương mại điện tử là nguyên do đầu tiên khiến người bán và người mua trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo. Tin tặc thường tìm kiếm các website dễ bị tấn công đặc biệt là các website không tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật. Một số tiêu chuẩn bảo mật mà mọi thương gia cần tuân thủ đó là chứng nhận PCI và SSL.

Top 7 thức phòng tránh gian lận thương mại điện tử được áp dụng nhiều nhất
Top 7 thức phòng tránh gian lận thương mại điện tử được áp dụng nhiều nhất

3 - Sử dụng các hệ thống định xác định địa chỉ IP: tội phạm mạng thường sử dụng những thông tin bịa đặt chẳng hạn như địa chỉ giả khi kiểm tra các trang website trực tuyến. Với hệ thống xác minh địa chỉ IP của bạn được gắn vào kênh bán hàng sẽ giúp hạn chế các gian lận này.

4 - Sử dụng các kỹ thuật phân tích gian lận giúp phát hiện nhanh chóng bất kỳ đơn đặt hàng giả hay chỉ số đơn giả.

5 - Nên có những hỗ trợ thanh toán không thành công: Bạn có thể thiết lập hệ thống xác minh và phát hiện những giao dịch bất hợp pháp – điều này sẽ là điểm mấu chốt cứu doanh nghiệp và khách hàng của họ tránh khỏi những tổn thất nghiệp trọng mà tội phạm mạng có thể gây ra. Ngoài bán cũng có thể sử dụng công nghệ này để loại bỏ những đối tượng đáng ngờ, hạn chế tội phạm.

6 - Xây dựng nền tảng khách hàng: tội phạm thương mại điện tử thường sử dụng các thuật toán để ánh xạ mật khẩu mà chúng nhắm đến nạn nhân. Người bán có nghĩa vụ cảnh báo với khách hàng và người mua cũng phải luôn sử dụng những mật khẩu mạnh để tránh lừa đảo.

Top 7 thức phòng tránh gian lận thương mại điện tử được áp dụng nhiều nhất
Để phòng chống tội phạm thương mại điện tử đều cần có sự kết hợp vai trò giữa người bán và người mua

7 - Sử dụng các công cụ bảo mật website và công cụ chống gian lận.

Nhìn chung, để phòng chống tội phạm thương mại điện tử đều cần có sự kết hợp vai trò giữa người bán và người mua. Đặc biệt, các kênh thương mại điện tử cũng cần áp dụng tổng thể các cách thức này để phòng chống tội phạm mạng hiệu quả nhất.

Fraud là một hình thức gian lận nguy hiểm hơn nó có thể cấu thành các hình thức tội phạm lừa đảo. Trong một số trường hợp, fraud được hiểu nhẹ nhàng hơn là một trò lừa bịp, một sự lừa dối có chủ ý mà không có ý định đạt được hoặc gây thiệt hại về vật chất hoặc tước đoạt một nạn nhân. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ fraud là gì cùng những cách thức phòng chống gian lận hiệu quả cho mình. 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :