Mẫu CV xin việc trái ngành - Giải pháp cho người không theo nghề

Theo dõi tuyendung3s tại

Trần Khánh Ngân  

Bỏ 1 khoảng thời gian dài để theo học một chuyên ngành bạn nhận ra mình không phù hợp với môi trường làm việc đó? Bạn muốn lựa chọn sang nghề khác? Bạn đang tìm tài liệu mẫu CV xin việc trái ngành phù hợp? Tham khảo khảo bài viết này để có thêm kinh nghiệm xin việc trái ngành.

1. Xác định ngành nghề phù hợp

Trước khi viết cho mình CV xin việc ở bất kì đâu, bạn cần xác định được công việc mình muốn làm là gì! Thị trường lao động hiện nay có vô số vị trí không yêu cầu bằng cấp, lựa chọn công việc phù hợp quyết định nhiều đến tương lai của bạn.

Xác định ngành nghề phù hợp
Xác định ngành nghề phù hợp

Thông thường một sinh viên tốn cho mình 4-5 năm học đại học theo 1 chuyên ngành nhất định. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn đã bước sang 1 chương mới phải tự lo cho bản thân và gánh vác tránh nhiệm gia đình. Lựa chọn không đúng đắn sẽ khiến bạn “bỏ lỡ” thanh xuân của mình và chịu nhiều áp lực vô hình từ mọi phía.

Làm thế nào để biết ngành nghề phù hợp với mình?

1.1. Nghề gần với chương trình đã học

Có thể nói, tuy bạn không thích hoặc không có khả năng tiếp thu các môn học chuyên ngành tại trường đại học, nhưng bạn đã hoàn thành được chương trình của mình. Trong quá trình học, bạn hẳn sẽ thấy thích thú với môn nào đó, có tư duy tốt ở môn này. Hãy thử nghĩ xem, liệu nó có phù hợp với công việc nào không?

1.2. Ngành nghề gắn với đam mê

Sự khác biệt giữa “đam mê” và “sở thích” là khả năng chịu áp lực. Bạn rất dễ thích do mặt lợi ích của nó đem lại. Tuy nhiên, mọi sự vật, sự việc đều có mặt tiêu cực của nó. Nếu bạn thực sự chịu được những diễn biến xấu có thể xảy, chấp nhận theo đuổi đến cùng dù bị nhiều lời chỉ trích. Đó mới thật sự là đam mê.

Một điều cầu lưu ý khi theo đuổi đam mê của bản thân là khả năng kiếm tiền từ việc này. Bạn có chắc chắn còn thời gian để bắt đầu lại từ đầu 1 quá trình nào chưa? Hay nối tiếp những gì còn dang dở từ thời sinh viên, đâu là lựa chọn hướng đi đúng đắn?

1.3. Đi theo nghề của người đi trước

Suốt khoảng thời gian còn đi học, bạn đã có bao nhiêu mối quan hệ mới đang tin tưởng? Có người thân nào thành công trong sự nghiệp không? Nếu bạn vẫn còn cảm thấy mông lung chưa xác định được tương lai như thế nào, đi theo người có kinh nghiệm mở ra cho bạn nhiều sự lựa chọn cho bản thân.

Xem thêm: Khối C làm nghề gì? Những ngành nghề hot cho khối C

2. Mẫu CV xin việc trái ngành

Tùy vào mỗi lựa chọn của bạn sẽ có cách viết mẫu trình bày khác nhau phù hợp với vị trí ứng tuyển và nhu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiêu có những đặc điểm chung khi nộp hồ sơ trái ngành như sau

2.1. Học vấn

Ngành trái mà bạn muốn theo dĩ nhiên phải không yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn. Trong phần trình bày CV lại luôn có mục học vấn đi kèm. Bạn đừng bảo trống, hay bớt đi phần này vì nó là thế mạnh của bạn so với cái ứng viên khác.

trình độ học vấn
trình độ học vấn

Công việc mà bạn mắm tới là không yêu cầu kinh nghiệm thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người lao động khác, trong đó có cả những người không theo học đại học. Bộ hồ sơ có “tốt nghiệp đại học” cho thấy bạn đã được đào tạo tại môi trường học vấn cao.

Tuy không đánh giá được mức độ chuyên môn trong công việc nhưng phần nào cho thấy được quãng thời gian rèn luyện kỹ năng của bạn.

2.2. Kinh nghiệm làm việc

Đây à mục khá nhức đầu cho cho các bạn sinh viên mới ra trường lại không theo ngành nghề đang học. Các bạn thường chọn đến công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, điều nay không có nghĩa bạn bỏ qua mục này trong CV.

Trong quãng thời gian sinh viên, có nhiều thời gian trống bạn đã đi làm công việc bán thời gian nào chưa? Hay có làm công việc cộng tác viên nào chưa?

Công việc làm bán thời gian
Công việc làm bán thời gian

Nếu bạn chưa thật sự có trải nghiệm 1 công việc nào thực tế, hãy điền lại khoảng thời thực tập của mình. Mô tả các công việc đã làm ngắn gọn, chi tiết và cần liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Mặc dù thời gian quá ngắn để đánh giá trình độ của bạn cũng đỡ hơn là bỏ trống không ghi gì. Đây là thể hiện lịch sự, cố gắng trong từng cơ hội việc làm.

2.3. Kỹ năng liên quan đến công việc

Kỹ năng là điều mỗi người đều đã được tô luyện hàng ngày thông qua các hoạt động, phương thức tiếp xúc với vạn vật xung quanh. Các kỹ năng cần được đưa vào CV xin việc không đúng chuyên ngành bạn học như:

- Kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập

- Có thể chịu được áp lực công việc

- Kỹ năng tin học văn phòng căn bản, nâng cao

- Kỹ năng giao tiếp

Với một môi trường hoàn toàn mới có khả năng tự làm việc tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người hướng dẫn bạn. Nó cũng cho thấy rằng khả năng tiếp thu của bạn tốt, dễ đào tạo là mục tiêu của nhà tuyển dụng.

Tổng hợp kỹ năng đã có
Tổng hợp kỹ năng đã có

Khi làm việc tại các vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm, mục tiêu phải đạt được hàng ngày chắc chắn nhiều hơn so với công việc khác. Bạn luôn phải làm việc với hơn 100% khả năng của mình để đáp ứng kịp nhu cầu của công ty đưa ra. Vì vậy, khả năng chịu được áp lực là ưu tiên cho các nhà tuyển dụng chọn lựa nhân viên cho mình.

Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm quan trọng khác như giao tiếp, tin học văn phòng bổ sung cho bộ hồ hoàn thiện hơn. Hầu hết các công việc hiện này sẽ phải sử dụng máy tính, kể cả lao động chân tay cũng cần biết xử dụng nhằm mục đích quản lý.

2.4. Mục tiêu trong tương lai

Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu khá sâu vào vấn đề chọn ngành nghề phù hợp. Khi đã xác định được hướng đi cho mình không khó để trình bày mục tiêu trong tương lai gần.

Để khẳng định bạn chưa đúng đắn cho việc lựa chọn ngành học của mình, nêu rõ mục tiêu thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được lý do bạn chọn ngành này là gì? Nếu không, bạn sẽ bị đánh giá thiếu kiên trì, hành động theo cảm xúc, không có chính kiến rõ ràng.

Định hướng cho tương lai
Định hướng cho tương lai

Mặt khác, xác định đúng mục tiêu cho bản thân gắn liền với công việc bạn ứng tuyển sẽ khiến nhà tuyển tin rằng bạn muốn làm việc lâu dài tại đây. Nếu công ty bạn làm đang tuyển rất nhiều lao động không có kinh nghiệm, chắc chắn sẽ chú tâm đến người muốn gắn bó lâu dài.

2.5. Chứng chỉ có liên quan

Tại ngôi trường mà bạn đã theo học đã có những chứng chỉ đầu ra ngoài luồng kiến thức nền tảng để đảm bảo đầu ra theo quy định. Chứng chỉ ngoại ngữ không thể thiếu khi đi còn đi học. Ngôn ngữ Anh là sẽ sử dụng ở khắp các nơi, biết chút ít giao tiếp cơ bản tạo cho bạn cơ hội làm việc ở các moi trường tốt hơn.

Chứng chỉ tin học bạn có nữa, lợi của nó đã nêu khá rõ tại mục kỹ năng ở trên.

Ngoài ra, có rất nhiều trung tâm đào tạo có thi cử lấy chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức và được sắp xếp khung giờ học phù hợp với lịch trình của bản thân. Chọn được ngành mà bạn đích thị muốn theo thì hãy tìm các khóa học nhanh, khóa học online hay tự học ở nhà có liên quan, phụ giúp trực tiếp đến công việc.

Xem thêm: Nhiệt huyết là gì? Bí quyết làm sống dậy nhiệt huyết trong bạn

3. Những điều cần biết khi làm trái ngành

Học một đằng làm một nẻo là hiện tượng xảy ra rất nhiều tại Việt Nam. Theo lối mòn tư duy học trường tốt sau này dễ kiếm việc, đua nhau vào trường đại học top đầu, lựa chọn bừa các ngành học không hợp với bản thân, dẫn đến con đường đang đi trở nên vất vả.

Khi đổi ngành nghề, bạn sẽ phải chịu áp lực lớn từ công ty và phải chấp nhận mức lương trung bình so với hiện tại. Tiến xa hơn trong công việc gặp nhiều vấn đề chuyên môn khó khăn hơn.

Khó khăn khi làm trái ngành
Khó khăn khi làm trái ngành

Mặc dù vậy, nếu thể hiện được tốt vai trò của mình trong công việc, bạn sẽ nhận được các đãi ngộ, khoản thưởng tốt, cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Nói tóm lại, mẫu CV xin việc trái ngành gồm có các phần cơ bản, các yếu tố liên quan đến vị trí công việc. Biến những gì học được thành lợi thế kỹ năng cần thiết bổ sung cho công việc muốn làm.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :