Cách viết CV quản lý cửa hàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Hải Minh   Thứ năm, 19/11/2020

Tất cả các mẫu CV đều có chung một bố cục, tuy nhiên không thể bản CV nào cũng giống nhau như khuôn đúc. Vậy làm thế nào để tạo sự khác biệt trong CV quản lý cửa hàng? Làm thế nào để nhà tuyển dụng chỉ cần nhìn qua đã biết bạn chính là ứng viên cho vòng phỏng vấn sắp tới? Hãy để vieclam24h.net.vn bật mí cho các bạn cách viết CV quản lý cửa hàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng nhé

1. Khiến CV quản lý cửa hàng của bạn trở nên khác biệt?

Khiến CV quản lý cửa hàng của bạn trở nên khác biệt?

Các bạn biết đấy, quản lý cửa hàng là vị trí cao nhất trong, người quản lý phải nắm bắt tất cả mọi việc, xử lý tất cả các vấn đề xảy ra trong cơ sở kinh doanh đó từ hàng hóa, nhân viên, chăm sóc khách hàng đến quản lý báo cáo doanh thu của cửa hàng gửi lên cấp trên,... Chính vì vậy mà nhà tuyển dụng khi tuyển dụng vị trí này thì đưa ra rất nhiều yêu cầu khắt khe, tiêu chí cao để chọn lựa được những ứng viên xuất sắc và phù hợp có thể đảm đương được công việc vất vả đó.

Chính vì vậy, nếu là một người đã có kinh nghiệm trong việc viết CV thì ắt hẳn bạn biết được tâm lý thường tình của ứng viên khi viết CV xin việc đó là liệt kê các thành tích của mình trong CV, đây là một cách làm khá cũ mà ai cũng lựa chọn. Tuy nhiên đối với cách viết này thì chỉ có ở dạng mẫu CV xin việc đơn thuần. Vậy đối với CV quản lý cửa hàng, ở một vị trí mà yêu cầu khá cao về năng lực thì với cách viết CV như cũ liệu có thể tạo sự chú ý đặc biệt với nhà tuyển dụng không? Chắc chắn là rất khó có thể tạo ra sự khác biệt.

Chính vì lẽ đó, chúng ta phải biết cách làm thế nào để tạo ra một bản CV mang tính đặc trưng riêng của bạn mà không đi theo con đường cũ để khi nhìn vào, nhà tuyển dụng biết được bạn sẽ là ứng viên sáng giá cho vị trí của họ cần tuyển.

Làm thế nào để tạo ra một bản CV mang tính đặc trưng riêng?

Một tip bật mí riêng cho mình bạn đó là thay vì viết CV quản lý cửa hàng banj chỉ tập trung khoe thành tích thì bạn cần khéo léo”khoe mẽ” một chút về khả năng quản lý của mình. Đó chính là bạn có năng lực để phát triển đội nhóm, tạo ra lợi nhuận, doanh thu cho cửa hàng cũng như phát triển hoạt động của cửa hàng tốt hơn.

Tiếp theo nữa, để trở thành một người quản lý cửa hàng giỏi thì bạn không thể thiếu được các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục và đàm phán hiệu quả cũng như có khả năng lan tỏa những năng lượng tích cực cho tất cả mọi người. Nếu bạn có những kỹ năng đó trong CV, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ rất đề cao bởi bạn là người có sự ảnh hưởng đến tất cả mọi người xung quanh như nhân viên, khách hàng và bạn thật sự là người rất thích hợp với vị trí này.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

Xem Thêm : [Giải đáp] Đầy đủ nhất về affiliation trong cv là gì cho bạn!

2. Tạo sự khác biệt trong bố cục CV quản lý cửa hàng

Tạo sự khác biệt trong bố cục CV quản lý cửa hàng

Như mình đã nói bên trên thì một mẫu CV thực tế có bố cục không quá cầu kỳ, CV quản lý cửa hàng cũng như vậy, nó tương tự như các mẫu CV thông thường khác. Tuy nhiên, quản lý cửa hàng là một vị trí nhà tuyển dụng yêu cầu khá khắt khe về năng lực, đây cũng là một công việc có tính đặc thù và yêu cầu những tiêu chí nhất định về kỹ năng, năng lực quản lý. Chính vì vậy, bố cục của CV quản lý cửa hàng sẽ được chia thành 2 phần chính, bạn cần phải trình bày như thế nào để làm nổi bật được đâu là phần nhà tuyển dụng thật sự quan tâm, nội dung nào có thể khiến cho CV của mình lọt vào trái tim  của nhà tuyển dụng ngay lập tức.

Phần đầu tiên trong bố cục sẽ chiếm 1/3 mẫu CV. Ở phía bên trái sẽ bao gồm các đầu thông tin như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, sở thích.

Phần tiếp theo chiếm 2/3 mẫu CV còn lại ở phía bên phải. Các thông tin sẽ bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và người tham chiếu.

Xem thêm: Tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng đặc sắc nhất

2.1. Các thông tin chung trong CV quản lý cửa hàng

Các thông tin chung trong CV quản lý cửa hàng

- Thông tin cá nhân: đây là phần đầu tiên cũng là phần không thể thiếu được ở tất cả các bản CV xin việc. Trong mục này, bạn chỉ cần nêu chính xác và ngắn gọn các thông tin cơ bản của bản thân mình như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ và email cá nhân.  Mỗi thông tin sẽ được trình bày ở mỗi dòng khác nhau và nằm ở phía bên trái của bản CV

- Mục tiêu nghề nghiệp: Sau phần trình bày về thông tin cá nhân thì mục tiêu nghề nghiệp sẽ là nội dung tiếp theo được các bạn giới thiệu. Đây là một phần cũng khá là quan trọng đối với vị trí quản lý cửa hàng bởi vì mục tiêu này sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá về đam mê cũng như sự cầu tiến trong công việc của bạn. Bạn hãy đưa ra cho nhà tuyển dụng về dự định của bản thân sau khi được nhận và làm việc, cố gắng để đạt được đến vị trí nào trong tương lai, làm thế nào để tăng doanh thu cho cửa hàng. Đây chính là một lời hứa, lời cam kết mà bạn gửi đến cho nhà tuyển dụng để có thể thuyết phục họ dành cho bạn cơ hội để được chứng minh bản thân nói được và làm được.

- Các kỹ năng khác liên quan: Đối với một quản lý của hàng thì các kỹ năng yêu cầu cũng khá cao bởi vì đây là vị trí mà không phải ai cũng có thể làm được. Đây cũng được coi là một trong những tiêu chí quan trọng mà nhà tuyển dụng sẽ khá quan tâm đối với ứng viên của mình. Vì vậy, bạn cần phải có những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, biết xử lý và giải quyết vấn đề, có khả năng tổ chức sắp xếp các công việc một cách khoa học, có am hiểu về kế toán để làm báo cáo doanh thu, khả năng quản lý nguồn nhân lực... Chính vì thế, trong phần này bạn phải đưa các kỹ năng cần thiết trên mà bạn có vào CV quản lý cửa hàng của mình nhé.

- Sở thích: Đây là phần thông tin cuối cùng của các mẫu CV. Mặc dù mục này không yêu cầu bắt buộc phải có trong CV nhưng để bản CV xin việc quản lý cửa hàng của bạn trở nên hoàn hảo hơn thì bạn vẫn nên đưa mục này vào. Dựa trên sở thích của bạn, nhà tuyển dụng phần nào cũng sẽ hiểu hơn về con người bạn, tính cách và có thể đưa ra đánh giá về sự phù hợp đối với công việc. Tuy nhiên, bạn đừng nên ghi sở thích một cách đơn thuần như xem phim hay nghe nhạc mà hãy viết sở thích có thể giúp ích bạn trong công việc. Đối với vị trí quản lý cửa hàng thì một số sở thích có liên quan đến kinh doanh sẽ là lợi thế giúp bạn dễ dàng chinh phục trái tim nhà tuyển dụng hơn.

2.2. Tạo điểm nhấn với nhà tuyển dụng bằng các thông tin trong CV quản lý cửa hàng.

Tạo điểm nhấn với nhà tuyển dụng bằng các thông tin trong CV quản lý cửa hàng

Bạn biết không, CV được chia bố cục không đồng đều như vậy, bên trái chỉ chiếm 1/3 nội dung mà bên phải lại chiếm đến 2/3 nội dung của bản CV bởi vì những thông tin phía bên trái sẽ có vai trò quan trọng đó là tạo điểm nhấn và làm nổi bật lên những nội dung thông tin ở bên phải cho CV quản lý bán hàng của bạn.

Đối với một quản lý cửa hàng thì kinh nghiệm chính là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Kinh nghiệm của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng định hướng được xem những kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được trước đó như thế nào, nó có thật sự phù hợp cũng như làm thay đổi tích cực với cơ sở kinh doanh mới không? Chính vì thế nên phần này bạn nên làm nổi bật kinh nghiệm của mình

- Phần trên cùng phía bên phải sẽ là một số thông tin về trình độ học vấn của bạn bao gồm tên trường bạn theo học, tên chuyên ngành, GPA (phần này bạn có thể ghi hoặc không, nhà tuyển dụng sẽ không nhìn vào điểm số để đánh giá năng lực của bạn đâu nhé), xếp loại tốt nghiệp. đây là mục thông tin khá đơn giản, tuy nhiên trong trường hợp bạn không học đại học hoặc cao đẳng thì có thể ghi trình độ học vấn 12/12.

- Kinh nghiệm làm việc: Trong phần này, bạn cần trình bày CV theo từng mốc thời gian cụ thể, từ công việc làm gần nhất đến xa nhất và tuyệt đối không nên để trống khoảng thời gian dài nào đó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về năng lực của bạn và sẽ tự đặt ra câu hỏi lại sao bạn không đi làm trong khoảng thời gian lâu đến như vậy.

Kinh nghiệm làm việc có thể liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng như nhân viên bán hàng hoặc liên quan đến vị trí quản lý như quản lý cửa hàng hay giám sát bán hàng... tất cả những thông tin này đều rất quan trọng đối với vị trí bạn ứng tuyển đó là một quản lý cửa hàng. Nó giúp bạn khẳng định sự phù hợp của bạn với vị trí mà bạn ứng tuyển.

- Phía bên dưới chính là một số thông tin về bằng cấp chứng chỉ liên quan mà các bạn có được liên quan đến công việc để tăng thêm sự thuyết phục nhà tuyển dụng cho mẫu CV của mình.

- Cuối cùng là thông tin về người tham chiếu. Đây không phải là thông tin bắt buộc nhưng nếu bạn muốn tạo sự tin cậy hơn ở phía nhà tuyển dụng thì bạn cũng nên đưa thông tin vào phần này. Bạn chỉ cần ghi họ tên, số điện thoại và chức vụ của người quản lý trực tiếp cũ của bạn vào CV là đã hoàn thành rồi nhé.

Xem thêm: Cẩm nang trả lời trôi chảy những câu hỏi tuyển dụng của Google

Xem Thêm : Hé lộ những điều cần biết để có bìa CV đẹp trao tay nhà tuyển dụng

3. Cách tạo CV quản lý cửa hàng “ăn đứt” các đối thủ

Cách tạo CV quản lý cửa hàng “ăn đứt” các đối thủ

3.1. Về hình thức CV quản lý cửa hàng

Chỉn chu về hình thức là tiêu chí đầu tiên để tạo ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng. Một số những vấn đề về hình thức bạn cần lưu tâm sau:

- Tôn chỉ đó là giữ nguyên bố cục CV, không được đảo lộn hay thay đổi vị trí. Nó sẽ khiến những thông tin quan trọng không được để ý tới và sẽ gây ra sự lộn xộn, không chuyên nghiệp trong CV quản lý cửa hàng. Điều này sẽ khó mà gây được thiện cảm với các nhà tuyển dụng.

- CV quản lý cửa hàng phải thật sự chỉn chu về hình thức. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng các màu sắc quá rực rỡ, nó sẽ khiến nhà tuyển dụng bị rối mắt và làm mờ đi các nội dung trong CV. CV quản lý cửa hàng nên có thiết kế màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người vì vậy

- CV quản lý cửa hàng nên được sử dụng những font chữ dễ nhìn, các phần đầu mục quan trọng bạn hãy để cỡ chữ to hơn và chọn màu sắc nổi bật để tạo điểm nhấn cho CV của mình.

- Cuối cùng là ảnh đại diện ở ô trên cùng. Bạn nên lựa chọn một bức ảnh chính diện, không nên dùng ảnh selfie. Bức ảnh lựa chọn phải nghiêm túc, chất lượng tốt, không mờ để tạo sự chuyên nghiệp hơn trong CV quản lý cửa hàng của

3.2. Về nội dung của CV quản lý cửa hàng

Không chỉ hình thức được chau chuốt mà nội dung cũng cần phải chau chuốt về câu từ để khi đọc nhà tuyển dụng không cảm thấy bạn là người có khả năng văn viết kém. Nội dung trong CV quản lý cửa hàng cần phải nghiêm túc, lành mạch rõ ràng, không lủng củng. Nội dung cần viết ngắn gọn súc tích nhưng đủ ý, không được lan man dài dòng nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng khó chịu khi đọc CV xin việc của bạn và cơ hội của bạn sẽ bị tuột mất khỏi tầm tay.

Chắc hẳn sau khi tham khảo xong bài viết của vieclam24h.net.vn, các bạn đã biết và hiểu hơn về cách viết CV quản lý cửa hàng để “gây thương nhớ” với nhà tuyển dụng rồi phải không nào? Chúc các bạn có một bản CV như ý và tìm được công việc quản lý cửa hàng tốt nhất nhé!

 

Bài Viết Nổi Bật