Top câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại và cách trả lời hay nhất

Hải Minh   Thứ ba, 08/06/2021

Bí quyết để trở thành ứng viên sáng giá là chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trong buổi phỏng vấn, và đừng quên tham khảo các câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường hỏi nhé. Dưới đây là top những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời sao cho chuyên nghiệp nhất, hãy cùng Vieclam24h.net tham khảo ngay thôi!

1. Các câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại thường gặp

Ban đối ngoại là một ban rất phù hợp với những bạn trẻ mong muốn được phát triển các kỹ năng về giao tiếp và đàm phán. Cũng chính vì thế, đây là một ban có nhiều ứng viên apply và sự cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt.

Nhưng đừng lo lắng, tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại mà nhà tuyển dụng hay hỏi và tham khảo những câu trả lời mẫu dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

1.1. “Giới thiệu về bản thân”

Cuộc phỏng vấn nào cũng không thể thiếu câu hỏi giới thiệu về bản thân. Đây là phần giúp bạn chào hỏi và gây ấn tượng ngay từ lần đầu gặp mặt, cũng phần nào giúp nhà tuyển dụng đánh giá độ phù hợp của bạn với ban đối ngoại

Giới thiệu về bản thân

Hãy nêu khái quát những vẫn phải đầy đủ thông tin cá nhân, những đặc trưng của bạn giúp nhà tuyển dụng phân biệt được bạn với các ứng viên khác. Ở mục này, bạn cần nêu đầy đủ tên, tuổi, trường tốt nghiệp, chuyên ngành, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu bản thân. Bạn nên tập trung nhiều vào năng lực và điểm mạnh, điểm yếu bản thân; tránh giới thiệu lan man sang những phần không liên quan, những năng lực và kinh nghiệm không phù hợp với ban đối ngoại. Quan trọng hơn nữa, bạn nên biến những điểm yếu thành những thứ có thể khắc phục được.

Ví dụ: "Nhược điểm lớn nhất của tôi là vừa ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng quan sát, học hỏi, tiếp thu và sẽ chứng minh được năng lực bản thân"

1.2. “Bạn biết gì về công ty và ban đối ngoại?”

Đây chính là câu hỏi nhà tuyển dụng đang “thử” sự hiểu biết của bạn. Bằng cách xem bạn có tìm hiểu về công ty, về phòng ban, vị trí mà bạn đang ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn hay không. Qua đây cũng đánh giá được sự nghiêm túc của bạn trong công việc đang ứng tuyển

Đối với công ty, bạn hãy bỏ ra 1-2 tiếng tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động, môi trường, văn hóa làm việc, các thành tích mà công ty đã đạt được, những khó khăn mà công ty đang gặp phải (nếu có)

Ví dụ: "Công ty mình là công ty A, hiện đang hoạt động trong lĩnh vực B, môi trường làm việc trẻ trung, chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên năng động. Theo như em tìm hiểu, công ty có những thành tựu nổi bật trong năm C, và vì Covid -19, công ty đang gặp phải những ảnh hưởng nho nhỏ chưa được khắc phục"

Biết gì về công ty và ban đối ngoại

Đối với ban đối ngoại, bạn hãy tìm hiểu về những vị trí, công việc mà phòng/ban yêu cầu và những kỹ năng cần có của một nhân viên đối ngoại

Ví dụ: "Theo em, ban đối ngoại là làm những công việc giao tiếp, đàm phán, không chỉ đối với đối tác, khách hàng mà còn với công chúng. Chính vì thế, công việc yêu cầu sự khéo léo trong giao tiếp, kỹ năng đàm phán thuyết phục, kỹ năng xử lý các tình huống nhanh nhẹn, sự tối ưu hóa trong việc xây dựng các mối quan hệ,…"

Hãy trả lời một cách lưu loát, chuyên nghiệp và đúng trọng tâm. Quan trọng hơn hết, cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin của bạn vì không có một nhân viên đối ngoại nào lại rụt rè cả.

1.3. “Bạn sẽ đem lại được gì cho công ty nếu được nhận vào làm nhân viên chính thức?”

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng mong muốn xem được sự cống hiến, tận tâm và chí tiến thủ của bạn trong công việc. Vì là câu hỏi thể hiện sự quyết tâm theo đuổi nên bạn không nên trả lời một cách hời hợt, hãy nhấn mạnh nỗ lực học hỏi của bản thân để chứng minh năng lực.

Tuy nhiên cũng không được thổi phồng và cường điệu hóa năng lực, cũng không cần nói những lời nói hoa mỹ như “giúp công ty phát triển mạnh mẽ”, “đóng góp hết sức mình cho công ty”,… vì sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá sai năng lực của bạn, giao cho bạn những công việc ngoài khả năng. Hãy trả lời thật trung thực và có một phần khiêm tốn, nhưng vẫn thể hiện được sự quyết tâm và chí tiến thủ của mình nhé.

Năng lực bản thân vị trí ban đối ngoại

Ví dụ: “Nếu được nhân vào làm nhân viên chính thức, em sẽ đem đến cho công ty một sức trẻ, sự nhiệt huyết và cống hiến. Em tin với năng lực của mình, em sẽ cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, từ đấy góp được một phần sức lực nhỏ bé để giúp ban đối ngoại nói riêng và công ty nói chung phát triển hơn

1.4. “Bạn mong muốn nhận được gì khi làm việc ở ban đối ngoại của công ty?”

Câu hỏi này đưa ra nhằm mục đích đánh giá nhu cầu của ứng viên, qua đây có thể hiểu rõ hơn về kinh nghiệm làm việc để có sự sàng lọc kỹ hơn. Với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì sẽ có những mong muốn xứng đáng với năng lực bản thân, như chế độ lương thưởng xứng đáng, chế độ phúc lợi xã hội và cơ hội thăng tiến. Còn nếu như bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy trả lời một cách khiêm tốn nhé

Ví dụ: “Em mong muốn được làm việc ở một môi trường trẻ trung, năng động, cạnh tranh lành mạnh và được thoải mái thể hiện năng lực bản thân. Em cũng mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước để tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình

1.5. “Hãy nêu lý do để chúng tôi lựa chọn bạn vào ban đối ngoại”

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá và xem xét năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc của ứng viên, để từ đó lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất. Đây cũng là thời điểm quan trọng nhất để ứng viên chứng minh được bản thân là sáng giá cho vị trí đối ngoại  mà công ty đang tuyển dụng.

Lý do lựa chọn vào ban đối ngoại

Bật mí cho câu hỏi này là lựa chọn những điểm mạnh của bản thân mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với vị trí đối ngoại, bên cạnh đấy nêu được những kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương, những thành tích mà bản thân đã đạt được để chứng minh bản thân và “cưa đổ” được nhà tuyển dụng nhé. Không nên khoe mẽ và phóng đại bản thân vì chẳng có công ty nào thích một nhân viên quá khoa trương và thích thể hiện cả.

Trên đây là gợi ý trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại mà nhà tuyển dụng hay hỏi nhất. Ngoài chuẩn bị thật tốt những câu trả lời lưu loát và chuyên nghiệp, bạn cũng cần lưu ý một số thứ khi trả lời phỏng vấn vị trí ban đối ngoại để ghi được nhiều điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng nhé

Xem Thêm : Giấy khám sức khỏe – cách xin và những điều bạn cần biết

2. Những điều cần lưu ý khi trả lời phỏng vấn ban đối ngoại

2.1. Hỏi ngược lại nhà tuyển dụng

Đừng nên để buổi phỏng vấn kết thúc bằng việc bạn không có câu hỏi nào đưa ra cho nhà tuyển dụng. Chẳng lẽ một ứng viên đang trong quá trình ứng tuyển đã hiểu rõ hết về công ty rồi hay sao. Bạn nên có những câu hỏi đưa ra xoay quanh công ty, ban đối ngoại, môi trường làm việc hay đồng nghiệp,… để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự nghiêm túc và muốn tìm hiểu kĩ hơn về công việc nhé.

Hỏi ngược lại nhà tuyển dụng

Đối với công ty, bạn nên hỏi những câu hỏi về định hướng phát triển, tình trạng kinh doanh, thế mạnh, quy mô công ty, văn hóa làm việc, yêu cầu về trang phục…

Đối với vị trí ban đối ngoại, những câu hỏi xoay xung quanh công việc cụ thể, mức lương thưởng, các chế độ phúc lợi xã hội, yêu cầu công việc,… là phù hợp. Đặt những câu hỏi này không chỉ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc nếu như được trúng tuyển.

Các câu hỏi  về môi trường làm việc cũng rất được khuyến khích. Bạn nên đặt câu hỏi cơ cấu tổ chức, các phòng ban, quản lý trực tiếp là ai, môi trường cạnh tranh như thế nào,… cũng phần nào thể hiện được bạn là một ứng viên chuyên nghiệp.

2.2. Phong thái trả lời phỏng vấn

Apply vào vị trí ban đối ngoại nên phong thái của bạn cũng phải thể hiện đúng chất đối ngoại. Tự tin, rạng rỡ và luôn nở nụ cười sẽ khiến đối phương cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn.

Bên cạnh đấy, sử dụng body language một cách chuyên nghiệp cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao, vì đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của một nhân viên đối ngoại.

Điều cuối nhưng cũng không kém phần quan trọng, đấy là lời nói của ứng viên cũng cần phải rõ ràng, dõng dạc nhưng vẫn đủ sự dịu dàng, trầm ấm. Không một nhân viên đối ngoại nào lại nói lí nhí và rụt rè, phải không nào?

2.3. Trang phục khi đi phỏng vấn

Bạn nên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng một phong cách lịch sự và chuyên nghiệp. Hãy mặc áo sơ mi trắng có cổ và quần tối màu, tuyệt đối không được mặc đồ quá lòe loẹt hay hở hang. Bên cạnh đó, đầu tóc cũng phải được chải gọn gàng, tư thế lưng thẳng, mắt nhìn thằng và luôn tươi cười khi trả lời phỏng vấn.

Nhãn

Trên đây là tất cả những gợi ý trả lời và tips khi đi phỏng vấn ban đối ngoại giúp bạn “tán đổ” nhà tuyển dụng. Hãy take note chúng và ghi nhớ trong đầu để có một buổi phỏng vấn cực kì thành công nhé!

Bài Viết Nổi Bật