Tốp những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên thường gặp nhất!

Yên Đan   Thứ ba, 23/02/2021

Được ví là bộ phận “mặt hoa, da phấn” tại các ngân hàng, đảm nhiệm vai trò quan trọng là tiếp xúc, gặp gỡ và xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến giao dịch tài chính của khách hàng, Giao dịch viên là một trong những vị trí việc làm ngành ngân hàng hút được sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên chuẩn sẽ gồm những gì hay bí quyết nào giúp bạn có thể tạo ấn tượng tuyệt đối trong mắt các nhà tuyển dụng. Nếu bạn là một trong số đó, hãy cùng khám phá ngay câu trả lời cụ thể trong bài viết sau đây của vieclam24h.net.vn nhé.

1. Bộ những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên thường gặp nhất

Để chuẩn bị hành trang đầy đủ trước thềm phỏng vấn cho vị trí giao dịch viên, chọn lọc những câu hỏi chất lượng đến nắm rõ cách trả lời khéo léo, vừa có thể khiến nhà tuyển dụng khâm phục khẩu phục vừa có khu biệt được với những ứng viên khác là điều không hề dễ dàng.

Bộ những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên thường gặp nhất

Thấu hiểu được điều đó, bằng những kinh nghiệm hợp tác với các đơn vị tài chính, ngân hàng lâu năm, vieclam24h.net.vn sẽ bật mí giúp bạn những hệ thống câu trả lời có tỉ lệ cao xuất hiện trong bài phỏng vấn cũng như gợi ý về cách trả lời chuẩn.

Có thể không thực sự chuẩn đến 100% câu hỏi bạn bắt gặp, song đó chính là những nền tảng cơ bản giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn như ý. Theo khảo sát của các chuyên gia của trang, có 3 loại câu hỏi mà các đơn vị tuyển dụng thường dùng để “đối đáp” với các ứng viên tương lai của họ bao gồm: Giới thiệu bản thân, những hiểu biết chung về vị trí tuyển dụng và câu hỏi tình huống thực tế. 

Xem thêm: Việc làm Ngân Hàng - Chứng Khoán - Đầu Tư

1.1. Lập mở tốp 5 câu hỏi và gợi ý trả lời cho màn giới thiệu bản thân và vị trí tuyển dụng 

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết đôi nét về bản thân mình?

Gợi ý trả lời: Đây là câu hỏi mở đầu cho hầu hết tất cả các vị trí, không phải riêng gì cho giao dịch viên của ngành ngân hàng. Lẽ vì sự phổ biến đó, mà không ít người đã vạch sẵn một kịch bản trả lời tương tự nhau khi ứng tuyển vị trí giao dịch viên hay những vị trí khác. Điều này không hề sai, song chưa đủ khéo léo để có thể tạo được điểm nhấn ngay từ đầu với nhà tuyển dụng của bạn. Thật ra, họ có thể khai thác những thông tin này trên CV, điều mà nhà tuyển dụng mong muốn chính là cho ứng viên được tự giới thiệu về bản thân mình kết hợp mối liên hệ đặc biệt giữa họ với công việc giao dịch viên.

Lập mở tốp 5 câu hỏi và gợi ý trả lời cho màn giới thiệu bản thân và vị trí tuyển dụng 

Nói chính xác hơn qua cách trả lời bản thân, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú và từ từ giải mã được câu hỏi, ứng viên này có thật sự phù hợp với công việc giao dịch viên hay không. Do vậy, không cần quá dài, bạn có thể ghi nhớ một số thông tin cơ bản để tự làm nổi bật bản thân mình ngay trong gợi ý sau đây:

“ Tôi Là Lê Thùy Dương, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp chuyên ngành Marketing - Đại học thương mại. Là yêu thích những con số đến việc gặp gỡ, xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính là niềm đam mê của tôi. Với những kiến thức đã được trau dồi và quá trình làm bán thời gian trong ngân hàng SHB - chi nhánh Hà Nội với vị trí giao dịch viên, tôi tin rằng, vị trí công việc này thực sự phù hợp với mình. 

Câu hỏi 2: Em hiểu vị trí giao dịch viên là gì hay giao dịch viên, theo em sẽ đảm nhiệm những công việc gì?

Sau màn câu hỏi về giới thiệu bản thân, bạn sẽ được nhà tuyển dụng tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến vị trí tuyển dụng, tiêu biểu như khái niệm hay những nhiệm cơ bản. Rõ ràng, trong tình huống này, dù muốn hay không, ứng viên cần cung cấp cho đơn vị tuyển thấu hiểu được sự am hiểu của mình về vị trí sắp sửa đảm nhiệm. Tuy vậy, 2 nội dung bạn không thể bỏ qua bao gồm: Khái lược về tầm quan trọng vị trí giao dịch viên và liệt kê ra một số nhiệm vụ cơ bản. Bạn có thể trả lời như sau:

“ Có thể nói, dù không tham gia trực tiếp vào công tác tìm kiếm khách hàng hay tạo ra lợi nhuận như một số vị trí khác trong ngân hàng, tuy nhiên giao dịch viên là vị trí công việc quan trọng không thiếu trong mỗi ngân hàng. Là “bộ mặt thương hiệu” của các nhà bằng, mỗi ngân hàng sẽ phân công cho bộ phận giao dịch viên của mình thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên, một số công việc quan trọng nhất của giao dịch viên theo tôi là: Gặp gỡ khách hàng, giới thiệu, tư vấn những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng với khách hàng và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch về tiền bạc, ký gửi và giải đáp các thắc mắc của khách hàng theo tôn chỉ của ngân hàng”.

Câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên tập trung vào vị trí 

Câu hỏi 3: Vậy theo em, đức tính nào là quan trọng nhất với một giao dịch viên?

Câu hỏi này thoạt nhiên như đơn giản, song đó là mấu chốt để giúp họ điều tra kỹ càng về sự am hiểu nội dung công việc của bạn. Vậy nên hãy căn cứ vào những nhiệm vụ bạn vừa kể trên để chọn một đáp án nhé. Điểm nhấn để thuyết phục nhà tuyển dụng chính là sự dứt khoát và chắc chắn. Do đó, thay vì ôm đồm khẳng định “Em thấy tất cả các phẩm chất đều quan trọng” thì hãy lựa chọn một phẩm chất theo bạn là quan trọng nhất và đưa ra những kiến giải hợp lý. Ví dụ như sau:

Gợi ý trả lời: “Theo tôi, với giao dịch viên, sự chuyên nghiệp là quan trọng nhất. Bởi lẽ, sự chuyên nghiệp thể hiện qua tác phong làm việc nhanh nhẹn, trang phục phù hợp, giải đáp thắc mắc nhanh chóng, đúng trọng tâm...chính là yếu tố quan trọng để vừa khẳng định được năng lực của nhân viên vừa phản ánh được văn hóa của ngân hàng - nơi giao dịch viên đang làm việc. Đặc biệt, sự chuyên nghiệp tạo niềm tin cho khách hàng đến với ngân hàng lần tiếp theo. 

Câu hỏi 4: Vì sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi cho vị trí giao dịch viên?

Ngoài những am hiểu về vị trí công việc giao dịch viên nói chung, mỗi nhân viên đều phải có một hiểu biết đầy đủ về cơ sở ngân hàng mình cống hiến, tuy vậy, không phải biết được điều này để chuẩn bị một cách kỹ càng. Đầu tiên, trước thềm phỏng vấn, hãy dành thời gian đọc những thông tin về ngân hàng và thâu tóm những thông tin nổi bật của ngân hàng đó và đưa vào câu trả lời của mình nhé. 

Vì sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi cho vị trí giao dịch viên?

Câu hỏi 5: “Vì sao chúng tôi chọn bạn cho vị trí giao dịch viên”

Lý do để ngân hàng chọn bạn là gì? Đây không phải là câu hỏi do nhà tuyển dụng giải mã mà do chính ứng viên. Chỉ khi nào, ứng viên có thể chứng minh rằng, họ thích hợp với công việc giao dịch viên thì nhà tuyển dụng mới tâm phục, khẩu phục. Tuy nhiên, câu hỏi này dễ trở thành cái bẫy bởi lẽ, ứng viên thường có xu hướng khuếch đại phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm để làm sao gây ấn tượng tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Bí quyết cho bạn là đọc thật kỹ bản mô tả công việc, yêu cầu của nhà tuyển dụng và chọn lọc khoảng 3 đến 4 điểm nổi bật liên quan trực tiếp đến công việc để chứng minh nhé. Bạn có thể trả lời như thế này:

“Em thấy rằng, giao dịch viên là một vị trí công việc cần đến sự khả năng giao tiếp đặc biệt, trong đó có sự thấu nghe, thấu hiểu tâm lý và cách cư xử, sử dụng lời nói...đúng chuẩn mực. Em tin rằng, bằng năng lực giao tiếp tốt và kinh nghiệm từng được trau dồi trong quá trình làm việc bán thời gian kết hợp với sự dạy bảo nhiệt tình với anh chị...em sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là lý do em tin rằng, mình thực sự phù hợp với công việc này”.

Xem thêm: Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên Viettinbank mới nhất

1.2. Tốp 5 câu hỏi tình huống hot nhất cho giao dịch viên

Một thách thức khác trong quá trình phỏng vấn giao dịch viên mà ứng viên cần phải vượt qua nữa, đó chính là dạng câu hỏi tình huống. Thông qua hệ thống câu hỏi này, sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể khai thác được khả năng xử lý vấn đề của ứng viên - Một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng với giao dịch viên. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây để chuẩn bị cho mình “ Phương án đối phó” phù hợp nhất nhé. 

Tốp 5 câu hỏi tình huống hot nhất cho giao dịch viên

Câu hỏi 1: Để lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình lần thứ hai, bạn sẽ làm những gì?

Câu hỏi 2: Khách hàng đã mở thẻ ngân hàng tại một ngân hàng khác, bạn sẽ thuyết phục mở thêm thẻ và sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng của bạn bằng cách nào?

Câu hỏi 3: Nếu cùng một lúc có vài ngân hàng khác gọi điện đến mời bạn đi phỏng vấn, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?

Câu hỏi 4: Khi có một khách hàng cao cấp đến ngân hàng làm việc với bạn để rút toàn bộ số tiền lớn sang một ngân hàng khác với mức lãi suất gửi tiết kiệm cao hơn? Bạn sẽ xử lý ra sao để có thể giữ chân được vị khách này lại.

Câu hỏi 5: Khi nhận được phản ánh và thắc mắc của khách hàng về một lỗi trong giao dịch của ngân hàng mình, trong khi bạn chưa bao giờ nghe đến lỗi này. Bạn sẽ xử lý ra sao?

Trên đây chính là một số câu hỏi tình huống thực tế dành cho bạn. Ngoài việc đọc thật lý, hiểu được bản chất và chuẩn bị cho mình cách trả lời, một số kinh nghiệm về phỏng vấn để ứng tuyển vị trí này thành công ngay sau đây, cần thiết dành cho bạn. 

Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên Sacombank hot nhất hiện nay

Xem Thêm : Giấy khám sức khỏe – cách xin và những điều bạn cần biết

2. Một số kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên “thành công”

Có hai lưu ý cơ bản giúp bạn dễ lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng để nâng tỉ lệ thành công của giao dịch viên bao gồm: Tác phong và chuẩn bị kỹ càng về trang phục. 

Một số kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên “thành công”

Thứ nhất, về trang phục hãy biết chọn lọc những mẫu trang phục phù hợp với nội dung cuộc phỏng vấn, thông qua đó toát lên được khí chất trang nhã, nghiêm túc và lịch sử của bạn. Bởi lẽ “trang phục xứng kỳ đức” một nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào trang phục để nhận định rằng, phẩm chất của bạn ra sao và có phù hợp với văn hóa họ hay không. Cụ thể, nếu bạn hãy nam, có thể lựa chọn áo sơ mi, quần Tây sơ vin, đầu tóc gọn gàng. Nữ có thể lựa chọn áo sơ mi, kết hợp với quần Tây hoặc chân váy qua đầu gối kèm theo đôi giày cao gót vừa tầm từ 5 - 7cm. Makeup nhẹ nhàng và đi kèm với trang sức như vòng đeo tay, đồng hồ, khuyên tai...nền nã. Tóc nên búi cao hoặc để gọn gàng.

Thứ hai, về tác phong. Bạn nên hạn chế tối đa nhất nguy cơ để nhà tuyển dụng phải chờ đợi bằng việc đi sớm hơn tầm 15 phút để chuẩn bị chỉn chu, vuốt lại quần áo trước thềm phỏng vấn.

Bên cạnh đó, thí sinh ứng tuyển vị trí giao dịch viên cần nở nụ cười thân thiện trên môi và chuẩn bị thêm 1 bản CV đính kèm của bạn thân để lướt qua CV và thống nhất những câu trả lời của bản thân và trên CV nhé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh câu hỏi phỏng vấn vị trí giao dịch viên. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích với bạn.

Bài Viết Nổi Bật