Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non nào thường gặp nhất?

Nguyễn Minh Trang   Thứ ba, 08/12/2020

Bạn chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn và đương nhiên cũng không thể biết nên chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn? Đừng quá lo lắng, bỏ thời gian vài phút tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm bắt những kiến thức hữu ích cho buổi phỏng vấn bạn nhé!

Học tập bao giờ cũng là nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là với lứa tuổi trẻ em cần khai mở nhiều tiềm năng, cầu tăng thì cung cũng tăng, nhà tuyển dụng “ ráo riết ” tìm kiến ứng viên cho vị trí giáo viên mầm non. Để nâng cao cơ hội trúng tuyển cho bản thân, hãy đảm bảo có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn. Trong đó, tham khảo qua những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non sẽ là hành trang giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với các nhà tuyển dụng.

1. Khái quát vai trò của giáo viên mầm non trong xã hội hiện đại

Không ít người quan niệm rằng những công việc không đòi hỏi nhiều về kiến thức là những công việc đơn giản, giáo viên mầm non cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên sự thật là trở thành giáo viên mầm non khó khăn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Công việc chính của một người giáo viên lẽ dĩ nhiên là dạy học, tuy nhiên với vị trí giáo viên mầm non, bạn không chỉ thực hiện nhiệm vụ “ dạy “ – dạy các em những bài học đầu đời, mà đồng thời còn phải “ dỗ “ – chăm sóc và lo lắng cho từng bữa ăn, giấc ngủ, quán xuyến từng hành động nhỏ của các em. Nếu ví tâm hồn trẻ thơ như một bức tranh không màu, vai trò của người giáo viên là điểm tô những sắc màu rực rỡ cho bức tranh ấy thêm phần tươi sáng. Việc giáo dục trẻ đúng cách ngay từ sớm sẽ giúp cho các em có thể phát triển toàn diện về tinh thần.

Khái quát vai trò của giáo viên mầm non trong xã hội hiện đại

Giờ thì bạn đã hình dung được giáo viên mầm non là một công việc như thế nào chưa? Thật vậy, để trở thành giáo viên mầm non, ngoài những kỹ năng yêu cầu về sư phạm, bạn còn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được những tố chất nghề nghiệp cần có như: gương mẫu, tinh thần trách nhiệm cao, kỹ năng giao tiếp tốt, tâm huyết với nghề dạy, và quan trọng nhất là tình yêu thương vô bờ bến với trẻ nhỏ.

Xem thêm: CV xin việc mầm non: Cách bước vào trái tim nhà tuyển dụng

Xem Thêm : Giấy khám sức khỏe – cách xin và những điều bạn cần biết

2. Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thường gặp

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn, đừng quên liệt kê những câu hỏi phỏng vấn từ trước đồng thời xác định sẵn những câu trả lời cụ thể ứng với từng câu hỏi. Sự thật là những câu hỏi phỏng vấn là vô cùng quan trọng, chúng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn có thể bước vào buổi phỏng vấn thật sự với tâm thế bình tĩnh và tự tin nhất có thể. Nhằm khai thác triệt để tiềm năng của các ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ không ngừng đưa ra những dạng câu hỏi với các mức độ khác nhau, thậm chí bạn hoàn toàn có thể bị đặt vào một tình huống giả định vô cùng khó nhằn.

Vậy đâu là những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thường gặp? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây!

2.1. Tại sao bạn muốn trở thành giáo viên mầm non?

Thực chất câu hỏi này giống như một dạng test mức độ yêu thích của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Ứng viên có thực sự đam mê công việc hay không? Hay điều làm ứng viên quan tâm chỉ là những lợi ích cá nhân được nhận trong quá trình làm việc? Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn nhận những vấn đề này thông qua cách đối đáp của ứng viên. Ngoài ra, câu trả lời của bạn cũng sẽ thể hiện được rõ ràng tầm nhìn và định hướng phát triển trong tương lai. Nếu những gì bạn tìm kiếm cũng đang là yếu tố mà nhà tuyển dụng hướng đến, bạn hoàn toàn có thể tự tin nắm chắc cơ hội trúng tuyển trong tầm tay.

Tại sao bạn muốn trở thành giáo viên mầm non?

Tốt hơn hết là bạn phải làm sao để dung hòa được hai yếu tố: đam mê và những giá trị thực tế. Khi bạn có đam mê, bạn sẽ luôn hết mình cống hiến cho công việc. Lẽ dĩ nhiên đam mê không phải là yếu tố duy nhất quyết định ngành nghề bạn lựa chọn theo đuổi, nếu chỉ đi làm vì đam mê thì bạn biết lấy đâu ra thu nhập để duy trì cuộc sống đây? Tuy nhiên cần trình bày thế nào cho khéo léo một chút thay vì chỉ đề cập đến mức thu nhập, hãy nói về những giá trị bạn nhận thấy ở công việc.

Với vị trí giáo viên mầm non, lí do lớn nhất để lựa chọn theo đuổi nghề đương nhiên phải xuất phát từ việc yêu thích trẻ con, muốn mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho con trẻ. Hãy đảm bảo trình bày lí do này đầu tiên, sau đó mới đề cập thêm những lí do khác như tiềm năng của công việc, bạn mong muốn nhận được gì ở công việc, cơ hội nghề nghiệp mở ra cho bạn.

2.2. Bạn đã tìm hiểu thông tin gì về chúng tôi?

Lẽ dĩ nhiên khi bạn hứng thú với nơi ứng tuyển và vị trí, việc đầu tiên mà bạn làm đương nhiên phải là tìm hiểu về chúng. Việc bạn tìm hiểu cụ thể các chi tiết nhỏ nhất chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là người có tác phong làm việc cẩn thận, kĩ lưỡng và thực sự yêu thích công việc này, đương nhiên đây là một hành động được các nhà tuyển dụng vô cùng hoan nghênh.

Để chuẩn bị một câu trả lời hoàn thiện nhất có thể, bạn nên tìm hiểu trước về nơi mình ứng tuyển, phân tích và nghiên cứu từ trước các thông tin quan trọng. Ngoài ra, với những thông tin không cần thiết phải đề cập, bạn có thể bỏ qua, tránh để phần trình bày trở nên quá dài dòng sẽ gây mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

2.3. Bạn đã có kinh nghiệm làm giáo viên mầm non ở đâu chưa?

Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà bạn bắt buộc phải lưu tâm, đồng thời cũng là yếu tố then chốt để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có nên lựa chọn bạn hay không. Trong thị trường làm việc đầy cạnh tranh gay gắt, các ứng viên sở hữu nhiều kinh nghiệm làm việc phong phú tất nhiên sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn so với các ứng viên chưa có kinh nghiệm. Dễ thấy trong bản mô tả công việc hiện nay, rất nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng chỉ lựa chọn ứng viên có kinh nghiệm.

Bạn đã có kinh nghiệm làm giáo viên mầm non ở đâu chưa?

Tuy nhiên trong trường hợp bạn là ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng quá lo lắng bởi không phải công việc nào cũng đưa ra yêu cầu quá gắt gao về phần kinh nghiệm làm việc. Ngược lại, bạn có thể bù đắp khuyết điểm này bằng việc chứng minh trình độ chuyên môn thông qua những bằng cấp và chứng chỉ ấn tượng. Ngoài ra, kỹ năng cũng sẽ là một yếu tố giúp bạn ăn điểm tuyệt đối với các nhà tuyển dụng đấy, suy cho cùng, rèn luyện kỹ năng mới là mục đích thật sự mà chúng ta hướng đến.

Đối với vị trí giáo viên mầm non, điều kiện tối thiểu mà bạn phải có là chuyên môn trong lĩnh vực sư phạm, đừng quên đề cập đến những bằng cấp này trước tiên. Ngoài ra, bạn có thể khéo léo thêm thắt một số đức tính của bản thân phù hợp với vị trí công việc, ví dụ bạn là người yêu trẻ con, mục tiêu của bạn là muốn mang lại một thế giới tốt đẹp và tươi sáng nhất cho con trẻ.

Xem thêm: Lưu ý để sở hưu đơn xin việc vào cơ quan nhà nước hoàn hảo

2.4. Theo bạn đâu là khó khăn, thách thức khi trở thành giáo viên mầm non

Đây là một dạng câu hỏi đòi hỏi ứng viên phải tư duy, cũng là một hình thức để nhà tuyển dụng đánh giá xem trình độ hiểu biết của ứng viên thế nào. Ngoài ra, câu trả lời mà ứng viên trình bày cũng sẽ thể hiện được phần nào thái độ làm việc của ứng viên đó. Rõ ràng khi bạn có độ hiểu biết nhất định về công việc và vị trí ứng tuyển, bạn mới có thể đưa ra được đánh giá tổng quát xem đâu là khó khăn và thách thức của công việc đó. Với câu hỏi này, bạn có thể đưa ra những khó khăn và thách thức theo các dạng như: khó khăn về ngành nghề, khó khăn về công việc, khó khăn cá nhân. Chú ý đừng đề cập quá nhiều đến khó khăn cá nhân, bởi không nhà tuyển dụng nào lại muốn tuyển một ứng viên chỉ biết than vãn, kêu ca mà không có ý chí cầu tiến, quyết tâm trong công việc.

Theo bạn đâu là khó khăn, thách thức khi trở thành giáo viên mầm non

Tốt hơn hết là bạn nên trình bày về khó khăn liên quan đến ngành nghề trước tiên. Bên cạnh những cơ hội phát triển,ngành nghề nào cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là đặt trong bối cảnh khi đại dịch covid vẫn chưa được giải quyết triệt để, ngành sư phạm nói chung hay giáo viên mầm non nói riêng bị đẩy vào tình thế khó khăn, rất nhiều cơ sở dạy học bị đóng cửa, giáo viên không được nhận lương đúng thời hạn. Ngoài ra, thiếu hụt về nhân lực cũng là một trong những khó khăn lớn mà ngành giáo viên mầm non đang phải đối mặt.

Sau khi trình bày các mặt khó khăn về ngành nghề rồi, giờ là lúc để bạn nói về các mặt khó khăn mà công việc mang lại. Ví dụ như với công việc giáo viên mầm non, khó khăn lớn nhất chính là làm sao để định hướng trẻ một cách tốt nhất ở trong độ tuổi trẻ còn chưa hoàn thiện hết về khả năng và mặt nhận thức. Một tips hay ho giúp bạn ăn điểm ở phần trả lời đó là đừng chỉ nêu về khó khăn và thách thức không, hãy đề cập đến cả cách bạn vượt qua khó khăn hoặc cách giải quyết của bạn khi bị đặt vào những tình huống thử thách ấy.

Cuối cùng, bạn có thể đề cập đến một số khó khăn cá nhân gây trở ngại đến công việc của bạn. Tuy nhiên lưu ý ở phần này là bạn cần tóm lược nó gọn gàng nhất có thể, tránh trình bày quá dài dòng, lan man bạn nhé.

2.5. Thế mạnh nào giúp bạn tự tin có thể trở thành giáo viên mầm non?

Giờ là thời điểm thích hợp để bạn có thể phát huy hết tiềm năng của bản thân rồi đây. Đa phần đây là câu hỏi được rất nhiều ứng viên thích thú, bởi suy cho cùng thì trình bày điểm mạnh của bản thân là một việc vô cùng dễ dàng.

Thế mạnh nào giúp bạn tự tin có thể trở thành giáo viên mầm non?

Tuy nhiên nên lưu ý, cần trình bày điểm mạnh sao cho hợp lí, nếu như bạn nói quá nhiều hoặc sử dụng những ngôn từ vô cùng hoa mỹ, bay bổng, hành động này thực chất lại khiến các nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một ứng viên chỉ biết khoe khoang, thậm chí là nảy sinh nghi ngờ về độ trung thực trong quá trình phỏng vấn của bạn, rằng những thế mạnh bạn đề cập có thực sự là thế mạnh mà bạn sở hữu hay không. 

Xem thêm: Cơ sở giáo dục là gì? Các cơ sở giáo dục hiện nay gồm những gì?

Xem Thêm : Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hiệu quả

3. Một số câu hỏi khác

Ngoài một số nhóm câu hỏi thường gặp vừa được nêu ở trên, nhà tuyển dụng còn có thể đề cập thêm một số câu hỏi khác như những câu hỏi về kỹ năng, câu hỏi đưa ra một tình huống giả định...  nhằm khai thác triệt để tiềm năng của ứng viên. Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn, đừng quên lưu ý thêm một số câu hỏi bổ sung dưới đây bạn nhé:

- Theo bạn đâu là trách nhiệm chính của một giáo viên mầm non?

- Bạn có thể áp dụng thế mạnh của mình vào từng công việc cụ thể?

- Bạn sử dụng kỹ năng nào để quản lý lớp học?

- Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu một cách tốt nhất?

Một số câu hỏi khác

- Trong trường hợp quá nhiều phụ huynh học sinh phản ánh về cách dạy học của bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào?

- Phương pháp nào giúp bạn có thể tiếp cận các học sinh trong thời gian đầu nhận lời?

Dưới đây là toàn bộ các thông tin bạn cần về những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thường gặp nhất. Chú ý lên kế hoạch chuẩn bị trước cả những câu trả lời cụ thể cho từng nhóm câu hỏi để có một buổi phỏng vấn hoàn thiện nhất bạn nhé! Bạn quan tâm đến những thông tin tuyển dụng mỗi ngày? Bạn muốn nắm bắt những cẩm nang chia sẻ về việc làm bổ ích? Đừng quên theo dõi vieclam24h.net.vn mỗi ngày để luôn cập nhật những thông tin nóng hổi nhất về việc làm!              

Bài Viết Nổi Bật