Bí kíp để trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế

Trần Phương Nhi   Thứ hai, 10/05/2021

Trở thành nhân viên y tế là đích đến của nhiều người, bởi đây là một công việc có mức thu nhập đáng kể và có ích trong xã hội. Cũng vì thế mà ngành nghề này có mức độ tuyển chọn khá gắt gao. Bạn đã nắm rõ những bí kíp nằm lòng trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế này chưa?

1. Những câu hỏi thường gặp và cách trả lời

1.1. Hãy giới thiệu về bản thân của bạn

Đây là một câu hỏi chung chung mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ dùng để bắt đầu cuộc phỏng vấn với ứng viên của mình. Câu hỏi này khá nhẹ nhàng, bạn nên bắt đầu như sơ yếu lý lịch bạn đã viết trước đó để nộp cho nhà tuyển dụng. Tên, tuổi, quê quán, trình độ học vấn và những sở thích, sở trường, những công việc, vị trí đã từng làm ở những công ty trước đó...

Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và dễ tiếp nhận cuộc phỏng vấn hơn. Đồng thời, cũng là những thông tin mà nhà tuyển dụng cần nắm được, vì thế hãy đảm bảo rằng mình không bỏ sót bất cứ thông tin nào.

Ở phần nói về bản thân, hãy làm cho mình thật nổi bật và khác biệt với các ứng viên khác. Sự đặc biệt này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng, và dĩ nhiên, nó sẽ có ích trong quá trình bạn ứng tuyển.

Giới thiệu về bản thân là câu hỏi chắc chắn xuất hiện

1.2. Bạn sẽ tiếp đón bệnh nhân và thân nhân như thế nào?

Trong bộ câu hỏi phỏng vấn viên chức ngành y tế mà vieclam24h.net đã khảo sát được thì đa phần các nhà tuyển dụng cần phải biết bằng ứng viên của mình đã biết cách ứng xử trong của công việc mình đang làm như thế nào hay chưa? Để trả lời cho câu hỏi này bạn cần phải bám sát vào điều 6 thông tư số 07/2014/TT-BYT, cụ thể như sau:

Điều 6. Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

. Những việc nhân viên y tế phải làm đối với người đến khám bệnh:

1) Đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết với thái độ niềm nở

2) Phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên

3) Tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết, không tiết lộ các thông tin cá nhân của bệnh nhân nếu không có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền;

4) Hướng dẫn, dặn dò tận tình, kỹ càng, cẩn thận người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về vấn đề sử dụng thuốc theo đơn, các chế độ chăm sóc,với người bệnh điều trị ngoại trú, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối;

5) Hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục nhập viện cho người bệnh nhanh chóng.

Nếu không nhớ được cụ thể thông tư này, bạn chỉ cần cố gắng ghi nhớ những ý chính để trả lời. Tuy nhiên, một câu trả lời có dẫn chứng rõ ràng, được dẫn ra bằng những văn bản có giá trị pháp luật sẽ có sức nặng hơn, và gây được thiện cảm hơn nhiều so với những câu trả lời chung chung.

Bạn sẽ tiếp đón bệnh nhân và thân nhân như thế nào?

1.3. Những hành vi nào bị cấm trong luật và quá trình khám chữa bệnh?

Đây là câu hỏi để đánh giá ý thức và năng lực hành nghề của bạn. Là một nhân viên y tế, cầm trong tay sự sống của người khác đòi hỏi bạn phải giữ được những lời thề y đức của Hypocrat. Nếu không thể trả lời được câu hỏi này, bạn rất có thể sẽ bị đánh trượt ở vòng phỏng vấn.

Gợi ý những cách trả lời câu hỏi này như sau có thể trả lời theo những quy ước mà Luật y tế đã định năm 2009, cụ thể như sau:

1. Lạm dụng quyền lợi, từ chối hoặc làm chậm quá trình cấp cứu cho người bệnh.

2. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề hoặc đang cung cấp dịch vụ khám bệnh.

3. Tiến hành hành nghề khám, chữa bệnh,hay đang cung cấp những dịch vụ tương tự như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

4. Các hành động thương mại hóa chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động (mua, bán, thuê, cho thuê).

5. Không được bán thuốc dưới mọi hình thức (thuốc đông y, thuốc gia truyền,...)

6. Sử dụng những phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành.

7. Lợi dụng kiến thức y học cổ truyền, kiến thức y khoa để quảng cáo gian dối về phương pháp khám, chữa bệnh, hay kinh doanh thuốc chữa bệnh; sử dụng những quảng cáo nói quá khả năng của mình trong chuyên môn kinh nghiệm.

8. Sử dụng các hình thức mê tín dị đoan trong quá trình khám chữa bệnh.

9. Người nào đang hành nghề mà sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc trong máu có nồng độ cồn cao, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.

10. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình hành nghề; tẩy xóa, sửa chữa, tác động làm sai lệch thông tin trên hồ sơ bệnh án nhằm trục lợi cá nhân.

3. Thời gian làm việc và cách hoạt động của nhân viên ý tế quy định thế nào

Câu hỏi này được quy định rất rõ trong thông tư số 8/TT-LB/1995, cụ thể như sau:

- Thời gian làm việc: Nếu được phân công thường tại các trạm y tế sẽ phải thực hiện công việc 24/24 không ngoại trừ ngày thứ bảy và chủ nhật hay các ngày lễ tết (sẽ được phân công nghỉ bù các ngày khác). Chế độ làm việc của các nhân viên y tế giống như những ngành nghề khác trong xã hội tối đa là 8 giờ.

 - Đối với phương thức hoạt động:  tiếp cận y học đến các hộ gia đình, nâng cao ý thức sức khỏe của cộng đồng, trong trường hợp được giao nhiệm vụ thực hiện hình thức ngoài công việc hàng ngày.

Những hành vi nào bị cấm trong luật và quá trình khám chữa bệnh?

1.4. Tại sao bạn lại trở thành một nhân viên y tế?

Đây là câu hỏi nhắc bạn về mục đích của bạn khi trở thành nhân viên y tế, hãy trả lời trung thực và thẳng thắn để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Đó có thể là những động lực xuất phát từ chính bạn, hoặc đó cũng có thể là những động lực tác động từ bên ngoài. Nếu bạn không thể nghĩ ra thì có thể gắn các câu trả lời này với những hoạch định trong tương lai ngắn hoặc dài hạn, đồng thời nêu ra những ưu điểm nổi bật của công việc này trong quá trình làm việc. Một câu trả lời hay và tốt là một câu trả lời chạm đến trái tim và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Tại sao bạn lại trở thành một nhân viên y tế?

1.5. Các hành vi cấm trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm

Đây là câu hỏi dễ xuất hiện do các yêu cầu cấp thiết của xã hội và dịch bệnh. Hãy bình tĩnh và tỉnh táo để đưa ra những câu trả lời hợp tình hợp lý từ những kinh nghiệm và sát với hiện trạng của dịch bệnh.

Bạn nên cân nhắc đáp án cho mình, nhưng có thể trả lời những ý cơ bản như sau:

- Che giấu bệnh truyền nhiễm, lan rộng phạm vi lây nhiễm,khi phát hiện mầm bệnh không thông báo cho cơ quan chức năng. 

- Không khai báo trung thực thông tin và tình trạng của người bệnh 

- Áp dụng không kịp thời các biện pháp phòng chống tránh gây nguy hiểm lây lan cho cộng đồng 

-  Không thực hiện, thực hiện lỏng lẻo các quy định trong phòng chống bệnh truyền nhiễm cho cơ quan chức năng yêu cầu dẫn đến rủi ro lây lan, nguy hại cho cộng đồng.

Xem thêm:  Việc làm Y tế - Dược

Xem Thêm : Giấy khám sức khỏe – cách xin và những điều bạn cần biết

2. Lưu ý khi đi phỏng vấn

2.1. Tâm thế

Nên giữ tâm lý thoải mái, dễ chịu trước phiên phỏng vấn. Sự căng thẳng của bạn sẽ gây đến sự lúng túng trong quá trình trao đổi thông tin phỏng vấn.

Giữ tâm lý tự tin khi trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế. Trả lời rành mạch, rõ ràng.

Giữ sự bình tĩnh và ổn định xử lý các câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Lưu ý khi đi phỏng vấn

2.2. Lưu ý khác

- Ăn mặc đơn giản, lịch sự, phù hợp với môi trường bệnh viên, công sở.

- Tránh các câu trả lời thoái thác như “tôi không biết” “Tôi không rõ” - những câu trả lời này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không tốt về cả kĩ năng lẫn chuyên môn của bạn.

- Đặt ra những câu hỏi về công việc cho nhà tuyển dụng, thể hiện mức độ thực sự quan tâm của bạn đến vị trí mà bạn đang hướng đến.

Trên đây là những bí kíp mà vieclam24h.net.vn đã tổng hợp từ kinh nghiêm thực tế gửi đến bạn khi tham gia trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế. Hi vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong cuộc phỏng vấn sắp tới.

 Lưu ý khác

Ngành y tế là một ngành rất đặc thù và cách tuyển chọn, phỏng vấn cũng vậy. Bạn không chỉ cần có những kĩ năng chuyên môn tốt, mà cần có thêm những kĩ năng khi phỏng vấn để trả lời được những câu hỏi một cách tốt nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về cách để trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế sao cho thật tốt.

Bài Viết Nổi Bật