Top những câu hỏi phỏng vấn Tester phổ biến nhất dành cho bạn!

Phạm Hiên   Thứ tư, 22/01/2020

Trong quá trình ứng tuyển vào vị trí Tester, chắc hẳn rất nhiều bạn còn băn khoăn, lo lắng về những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường sử dụng như thế nào? Và để giúp các bạn trở nên tự tin hơn trong quá trình tham gia phỏng vấn và có được một công việc như ý muốn thì vieclam24h.net.vn sẽ bật mí top những câu hỏi phỏng vấn Tester phổ biến nhất hiện nay!

1. Tại sao cần sử dụng những câu hỏi phỏng vấn Tester trong quá trình phỏng vấn?

Câu hỏi phỏng vấn là một trong những phần vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển dụng mà các doanh nghiệp, tổ chức vẫn thường áp dụng sau khi đã đánh giá ứng viên qua vòng ứng tuyển CV. Việc sử dụng các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng có thể đánh giá về ứng viên một cách chính xác về trình độ, năng lực cũng như hiểu hơn về tính cách, con người và xem xét về mức độ phù hợp của các ứng viên đối với công việc mà họ đang tuyển dụng như thế nào. Từ đó mới có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất và lựa chọn được những ứng viên sáng giá nhất cho vị trí tuyển dụng của mình. Do đó, câu hỏi phỏng vấn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng việc làm tại các doanh nghiệp hiện nay.

Việc làm IT Phần mềm

Xem Thêm : Giấy khám sức khỏe – cách xin và những điều bạn cần biết

2. Những câu hỏi phỏng vấn về thông tin cơ bản

2.1. Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình được không?

Đối với câu hỏi này, các bạn chỉ cần trả lời thật vắn tắt về những thông tin cá nhân nhưng cần đầy đủ như là: Họ tên của mình, năm sinh, trường đại học theo học và chuyên ngành học, đào tạo chuyên sâu tại ngôi trường đó, công việc mình đang làm (nếu như bạn đã đi làm) hoặc công việc bạn đã từng làm. Bạn cũng có thể giới thiệu đôi chút về những kinh nghiệm, kỹ năng và định hướng mục tiêu nghề nghiệp của mình trong tương lai cũng như đối với công việc và doanh nghiệp nếu như được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp.

2.2. Bạn hãy giới thiệu đôi chút về tính cách của mình

Đối với nghề Tester thì sẽ phải chịu trách nhiệm trong những vấn đề về chất lượng đầu ra của một sản phẩm phần mềm, đồng thời cũng đảm nhiệm những khâu liên quan đến quá trình quản lý các vấn đề về chất lượng trong suốt quá trình thực hiện sản xuất và tạo ra các phần mềm. Chính vì vậy yếu tố quyết định đến sự thành công của một sản phẩm bạn tạo ra bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố cá nhân.

Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời về tính cách của mình như là:

- Chăm chỉ, cẩn thận và luôn tỉ mỉ trong công việc.

- Là người có khả năng xử lý tốt vấn đề.

- Là người nhanh nhẹn, vui vẻ, hòa đồng.

- Là người ham học hỏi và cầu tiến trong công việc.

- Luôn sẵn sàng cống hiến và làm việc khi cần thiết.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn ReactJS

Xem Thêm : Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hiệu quả

3. Những câu hỏi phỏng vấn Tester phổ biến nhất

3.1. Bạn hiểu về kiểm thử phần mềm là gì?

Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo những ý như sau:

- Kiểm thử phần mềm chính là một quá trình để kiểm tra, đồng thời phát hiện những lỗi có thể xảy ra của phần mềm để đảm bảo được vấn đề các sản phẩm đầu ra phải đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu mà khách hàng đưa ra.

- Kiểm thử phần mềm cũng giúp cho việc đánh giá cũng như kiểm soát được những rủi ro có liên quan đến quá trình thực thi các phần mềm.

3.2. Hãy trình bày về các giai đoạn phát triển của phần mềm

Có 4 giai đoạn trong quá trình kiểm thử phần mềm chính là:

- Unit Test – giai đoạn kiểm thử ở mức độ cơ bản đó là test từng module trong hệ thống các phần mềm và hầu hết sẽ do đội developer thực hiện công việc test này. Và công việc này thường được gọi là test white box testing ( hay còn gọi là kiểm thử hộp trắng). Mục đích các Tester thực hiện công việc này là để có thể đánh giá về các chức năng của phần mềm theo đúng những gì mà thiết kế đã đưa ra cho các phần mềm.

 - Integration testing – thực hiện công việc ở mức tích hợp và mục đích là để kiểm tra toàn bộ quá trình tích hợp các module cũng như các chức năng của chương trình để xem có lỗi gì xảy ra hay không.

- System Testing – giai đoạn kiểm thử ở mức hệ thống và sẽ test toàn bộ những chức năng của phần mềm, các hàm cũng như các module khi đã thực hiện công việc code hoàn chỉnh. Giai đoạn này để đánh giá xem hệ thống các phần mềm đã đánh giá được đúng những yêu cầu mà khách hàng đã đưa ra hay không.

- Acceptance Testing – Bạn đã bao giờ nghe đến tester hay chưa, giai đoạn này có thể hiểu giống như giai đoạn hệ thống kiểm tra được gọi lag System testing, tuy nhiên hầu hết sẽ thường được khách hàng test và mục đích cuối cùng để đánh giá, xem xét phần mềm đó đã đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu mà họ đã đưa ra hay chưa.

Xem thêm: Một số câu hỏi phỏng vấn front end thường gặp? Hướng dẫn trả lời

3.3. Có những phương pháp nào để kiểm thử phần mềm

Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời như sau:

Có 2 phương pháp để kiểm thử về các phần mềm chính là kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen. Cụ thể đó là:

- Kiểm thử hộp trắng là quá trình mà những Tester sẽ kiểm tra các mã code, những thuật toán, các cấu trúc chương trình đưa ra theo đúng những yêu cầu của họ. Và toàn bộ những trường hợp test case đều sẽ được thiết kế dựa trên những cấu trúc hay các mã, cách thức làm việc của các chương trình. Theo đó, những Tester sez truy cập vào các mã nguồn của chính những chương trình đó để hỗ trợ cho những công đoạn kiểm thử. Để có thể làm được điều này thì những người làm Tester sẽ cần phải có sự am hiểu nhất định về lập trình.

- Trong quy trình kiểm thử hộp đen thì không yêu cầu các Tester phải am hiểu về lập trình vẫn có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Khi kiểm thử các Tester sẽ xây dựng những trường hợp để đưa ra những chức năng của hệ thống dựa trên những mô tả về yêu cầu theo đúng yêu cầu của khách hàng. Theo đó, những trường hợp kiểm thử sẽ được xây dựng xung quanh những bản mô tả được đưa ra trước về yêu cầu đó.

3.4. Những lỗi thường gặp phải ở các giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời như sau: Khi mà các developer đã thực hiện code xong, đồng thời bàn giao lại toàn bộ các sản phẩm đó cho Tester để kiểm tra thì họ sẽ bắt đầu quá trình thực hiện các giai đoạn testing của họ. Theo đó, một bên sẽ là người phát triển nhận các bug và sửa chữa, còn một bên sẽ là người kiểm tra để tìm ra các lỗi của phần mềm. Và chính ở giai đoạn này sẽ xảy ra nhiều lỗi nhất trong quá trình phát triển các phần mềm của cả hai bên.

3.5. Bạn hiểu về kiểm thử chịu tải và test hiệu năng là gì?

Test hiệu năng chính là một quá trình đo tải những khả năng của một hệ thống cũng như cách mà chúng xử lý những dữ liệu trong một điều kiện bình thường, từ đó có thể tìm ra được một ngưỡng tối đa để có thể chịu tải được hoạt động của một hệ thống.

Hầu hết các test về hiệu năng sẽ được sử dụng với công cụ là Jmeter. Và đối với câu hỏi này, nếu như được hỏi về các ví dụ thì bạn có thể trình bày các trường hợp về test chức năng để đăng nhập giả định cho 100 user được sử dụng trong 1s và khi đó thì hệ thống sẽ hoạt động như thế nào.

Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn React native ghi điểm

3.6. Một báo cáo kiểm thử gồm những gì và lợi ích của việc báo cáo kiểm thử ra sao?

Nội dung của một bản báo cáo kiểm thử bao gồm như sau:

- Tên của người thực hiện test và tên của dự án đó.

- Số lượng cụ thể về test case đã viết hay số lượng mà test case đã test.

- Số lượng cụ thể mà test case pass hay fail.

- Số lượng cụ thể về defects được tìm ra cũng như status, severity.

- Số lượng cụ thể trên từng module về defects.

Và lợi ích của việc báo cáo kiểm thử chính là có thể kiểm soát được các vấn đề về tiến độ thực hiện cùng với số lượng bug tìm thấy hay số lượng test case chưa được fix. Báo cáo kiểm thử sẽ phục vụ cho quá trình kiểm soát toàn bộ các dự án để xem có kịp với những kế hoạch đã đặt ra và deadline với khách hàng và có những vấn đề gì cần khắc phục hay không.

3.7. Tại sao những lỗi code phần mềm phát hiện càng muộn thì chi phí để sửa chữa lại càng lớn?

- Quá trình kiểm thử cũng như fix bug sẽ được thực hiện ở toàn bộ các giai đoạn của quá trình tạo ra các phần mềm và từ những phân tích về mô tả của yêu cầu khách hàng sẽ thực hiện thiết kế và code chứ không chỉ có riêng giai đoạn kiểm thử.

- Và nếu như lỗi bị phát hiện càng muộn thì những chi phí sửa lỗi cũng sẽ ngày càng cao hơn bởi vì các lỗi đó được thực hiện từ những khâu thiết kế sau đó mới đến code và test. Do đó, nếu như lỗi được phát hiện càng sớm thì chắc chắn sẽ có thể giảm thiểu được những lỗi xảy ra và hoàn thành được các sản phẩm tốt hơn, theo kịp với tiến độ của dự án đặt ra.

- Trong suốt quá trình phát triển của dự án các phần mềm thì lỗi lớn nhất chính là khi pahst xuất hiện ở giai đoạn release thì nó sẽ vừa ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm, vừa ảnh hưởng đến code, kéo theo đó thì sẽ phải test lại. Điều đó dẫn đến những chi phí phát sinh về nhân sự cũng như khiến cho dự án bị chậm tiến độ hơn. Chính vì vậy khi lỗi được phát hiện càng sớm thì chi phí đầu tư cho việc sửa lỗi gặp phải sẽ thấp hơn.

Việc làm IT phần cứng mạng

3.8. Bạn hiểu như thế nào về kiểm thử hệ thống?

Kiểm thử hệ thống hiểu là một quá trình kiểm thử ở mức hệ thống và thỏa mãn những yêu cầu trong bản mô tả theo khách hàng. Kiểm thử hệ thống chính là kiểm thử hộp đen và không có sự liên quan đến code ở bên trong. Kiểm thử hệ thống là kiểm thử các chức năng của các sản phẩm hoàn chỉnh cũng chính do những Tester thực hiện.

Những kỹ thuật được sử dụng trong giai đoạn kiểm thử hệ thống là:

- Kiểm thử về giao diện

- Kiểm thử về chức năng

- Kiểm thử về bảo mật

- Kiểm thử về hiệu năng

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ nắm được những câu hỏi phỏng vấn Tester phổ biến nhất được các nhà tuyển dụng thường sử dụng trong quá trình phỏng vấn xin việc làm, từ đó tự tin trả lời và mang đến cho mình cơ hội việc làm tốt nhất trong tương lai nhé!

Bài Viết Nổi Bật