[Copyright là gì?] Thông tin liên quan đến copyright bạn cần biết!

Phạm Hiên   Thứ hai, 13/01/2020

“Copyright” là thuật ngữ có lẽ đã không còn quá xa lạ trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên để hiểu rõ về copyright là gì thì chưa hẳn ai cũng biết và hôm nay vieclam24h.net.vn sẽ giúp lý giải về những vấn đề liên quan đến copyright bạn cần biết, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Copyright là gì?

“Copyright” được hiểu là chủ sở hữu về bản quyền của một tác phẩm hay một sáng tác nào đó liên quan đến các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn học, bản nhạc, bản vẽ, ghi âm, phim, ảnh,... hay những sáng tạo về tinh thần, trí tuệ cần phải được bảo vệ. Copyright cũng có thể được xem là quyền của một tác giả về một tác phẩm gốc nào đó mà họ sẽ có quyền để sử dụng dưới bất kỳ một hình thức nào. Phạm vi để có thể bảo vệ quyền tác giả sẽ được áp dụng cho toàn bộ những tác phẩm mà những tác giả đó đã công bố hoặc là chưa được công bố.

Những người là chủ sở hữu về bản quyền sẽ là độc quyền hoặc là họ có thể ủy quyền cho người khác để họ thực hiện một số điều như là:

- Sử dụng để sao chép các tác phẩm nghệ thuật gốc thành một bản sao.

- Sử dụng để làm tiền đề phát triển cho một sản phẩm, tác phẩm mới.

- Sử dụng để bán hay cho thuê, cấp phép những bản sao của các tác phẩm gốc đó.

- Sử dụng vào việc hiển thị hay phân phối công khai tác phẩm.

Và bản quyền tác giả đã được phát minh ra sau sự hình thành của báo chí cùng các phương tiện truyền thông về in ấn, đọc hay viết. Đây là một khái niệm liên quan đến pháp lý có nguồn gốc từ vương quốc Anh, từ một phản ứng độc quyền của máy in ở giai đoạn thế kỷ XVIII.

Tìm việc làm nhanh

Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Phân biệt giữa copyright và một số khái niệm khác

Như đã phân tích ở trên thì copyright chính là bản quyền tác giả và các tác giả thực chất không cần phải đăng ký bản quyền nhưng vẫn có thể có quyền được phát hành, sao chép hay biểu diễn trước công chúng và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm copyright với registered hay với copywriter. Vậy thì hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để phân biệt những khái niệm trên nhé!

Khác với copyright, registered được hiểu chỉ là việc đăng ký thương hiệu của các tổ chức, doanh nghiệp khi họ muốn bảo vệ tên tuổi hay hình ảnh của mình để tránh việc bị sử dụng một cách trái phép bởi những tổ chức, doanh nghiệp khác thì sẽ cần phải đăng ký thương hiệu riêng. Toàn bộ những hình ảnh và thông tin của doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng, đối chiếu xem có bị trùng lặp với những doanh nghiệp khác đã từng đăng ký hay chưa. Và nếu như phát hiện ra có sự trùng lặp với các đơn vị khác thì những doanh nghiệp sau sẽ được xem là vi phạm bản quyền về việc sử dụng trái phép thương hiệu của doanh nghiệp khác. Nếu như sau khi kiểm tra mà không có sự trùng lặp thì doanh nghiệp đó sẽ được phép đăng ký thương hiệu và được phép sử dụng toàn bộ hình ảnh, thông tin trong mọi giao dịch cùng các hoạt động kinh doanh sau này của doanh nghiệp.

Như vậy, tóm lại là copyright là việc bảo vệ về quyền tác giả khi sử dụng các tác phẩm do chính họ tạo ra với nhiều mục đích khác nhau. Còn registered thì được sử dụng ở các doanh nghiệp khi muốn bảo vệ cũng như sử dụng độc quyền về hình ảnh, thông tin của thương hiệu trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Việc làm Marketing - PR

Đây có lẽ là hai cụm từ dễ bị nhầm nhất bởi cách viết và phát âm gần giống nhau mà hiện nay có rất nhiều người sử dụng như một. Tuy nhiên, đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mà mọi người cần phải phân biệt rõ ràng.

Copywriter là những người sử dụng ngôn ngữ của chính mình để có thể sáng tạo ra những nội dung của một tác phẩm nào đó như là các bài báo, bài PR sản phẩm,... Một copywriter sẽ không có sự giới hạn về vấn đề thời gian làm việc hay về không gian để làm việc. Công việc của họ có thể được thực hiện tại công ty, các tòa soạn hay thậm chí cũng có thể thực hiện tại nhà. Và hiện nay, nghề copywriter đang ngày càng trở nên phổ biến bởi nhu cầu về PR – quảng cáo đang ngày càng tăng lên. Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp muốn tìm kiếm những người có ý tưởng sáng tạo về nội dung để có thể tạo ra được những tác phẩm, bài viết chất lượng và thu hút được sự quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp họ. Những copywriter có trình độ cao, trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo chắc chắn sẽ rất dễ để thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, những dự án đầu tư lớn cũng như mang lại nguồn thu nhập khá “khủng” cho bản thân và gia đình.

Qua đây, chắc hẳn các bạn đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa copyright và copywriter và sử dụng thật đúng cách giữa hai khái niệm này.

Mẫu CV xin việc online

Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

3. Một số thông tin liên quan đến copyright bạn cần biết

Hiện nay, copyright có thể được áp dụng cho rất nhiều các hình thức sáng tạo, trí tuệ hay nghệ thuật,... Và tùy thuộc vào từng thể loại khác nhau theo thẩm quyền mà phạm vi của copyright có thể bao gồm các bài thơ, bài luận, các vở kịch, tác phẩm phim ảnh, sáng tác âm nhạc, tranh vẽ, phần mềm, các chương trình, các thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp,... Trong đó những thiết kế về công nghiệp và đồ họa có thể sẽ có những quy tắc riêng hay cũng có thể là chồng chéo lên một số vấn đề pháp lý khác.

Bản quyền tác giả có thể sẽ không bao gồm những ý tưởng hay những thông tin cá nhân của tác giả nào đó mà sẽ bao gồm về hình thức thể hiện hay cách thức mà những tác phẩm đó được thể hiện ra bên ngoài. Ví dụ như là bản quyền của tác phẩm phim hoạt hình về chú Chuột Mickey có thể cấm những người khác tạo ra bản sao của các bản vẽ đó nhưng sẽ không thể cấm họ tạo ra những tác phẩm khác dành cho đối tượng trẻ em có liên quan đến những chú chuột bình thường khác. Và trong nhiều khu vực pháp lý thì luật bản quyền sẽ là ngoại lệ đối với những vấn đề này. Những tác phẩm sao chép nhưng có mục đích để bình luận hay là có mục đích sử dụng nào đó có liên quan thì các quy định khác của pháp luật sẽ có thể sử dụng để áp đặt thêm các chế độ bổ sung đối với vấn đề bản quyền như là vấn đề về nhãn hiệu hay là bằng sáng chế,...

Xem thêm: Facilities là gì? Những thông tin xoay quanh Facilities Manager?

- Toàn bộ những gì mà bạn sáng tạo và viết ra đều sẽ được bảo vệ bởi luật bảo vệ bản quyền từ khi nó tồn tại. Mặc dù bạn có thể sử dụng những thông tin có bản quyền, tuy nhiên khi sử dụng thì cần phải thể hiện những thông tin đó dưới dạng trích dẫn và không được phép vượt quá 500 từ hay là 10% trùng lặp với bài viết gốc.

- Còn nếu như bạn muốn sử dụng bài viết, tác phẩm đó để dịch sang ngôn ngữ khác thì cần phải xin phép và có sự đồng ý của các tác giả thì mới được làm.

- Bạn cần phải luôn tạo thói quen về việc tôn trọng bản quyền của các tác phẩm trên Internet trước khi lấy để sử dụng các tác phẩm đó.

- Toàn bộ những hành vi sử dụng trái phép đều sẽ được coi là vi phạm bản quyền và sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Khi bạn sử dụng tác phẩm của người khác mà có trích dẫn, ghi nguồn nhưng lại không xin phép tác giả thì cũng vẫn bị xem là vi phạm bản quyền.

Xem thêm: Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về Entrepreneur

Trong lĩnh vực thiết kế thì những sản phẩm có liên quan đến trí tuệ trên các hệ thống như website, HTML, CSS,... cũng đều cần được bảo vệ về bản quyền tác giả. Ví dụ minh chứng cho điều này chính là bạn đang thích giao diện của một trang web nào đó và lưu lại rồi sử dụng bằng chính những nội dung của mình. Đây là hành động vi phạm bản quyền tác giả bởi thực tế bạn không phải là người bỏ thời gian, công sức hay trí tuệ để tạo ra những thiết kế đó cũng như danh tính và tên trong CSS hay HTML cũng không phải là của bạn.

Và hiện nay, có rất nhiều website được thiết kế với giao diện chính là 3 cột. Tuy vậy, sẽ rất khó để có được một bản sao ngẫu nhiên nếu như có một người nào đó nói rằng giao diện mà bạn thiết kế giống với giao diện đã có của họ. Thực tế nếu như bạn chắc chắn rằng mình là người đã sáng tạo ra những thiết kế đó thì không cần phải lo lắng về vấn đề này và câu hỏi cần đặt ra lúc này chính là có nên tiến hành đăng ký bản quyền cho website của bạn hay không?

Bởi tại Việt Nam hiện nay, số lượng các trang web ra đời và phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau ngày càng nhiều, kéo theo đó là vấn đề vi phạm bản quyền các trang web cũng tăng lên. Chính vì vậy, nếu như bạn có đủ khả năng và tự tin rằng trang web mình tạo ra có sự độc đáo, sáng tạo và muốn phát triển nó hơn nữa thì có thể đăng ký bản quyền cho mình khi đã hoàn tất các thiết kế.

Tuy nhiên, trên thực tế thì mặc dù vấn đề bản quyền ngày càng được đề cao và các tác phẩm đều được bảo vệ bởi pháp luật nhưng vẫn rất nhiều người cố tình bỏ qua vấn đề này như là tự ý cung cấp các liên kết để tải xuống hay sử dụng công khai các diễn đàn,... một cách bất hợp pháp. Tất nhiên, những hành vi này chắc chắn sẽ gặp rủi ro lớn, có thể dẫn đến bị truy tố hoặc là bồi thường về vật chất cho việc vi phạm bản quyền.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu và nắm rõ các vấn đề về copyright là gì cùng những thông tin liên quan đến copyright. Từ đó áp dụng đúng cách các thuật ngữ cũng như sử dụng các tác phẩm sao cho đúng bản quyền, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ bản quyền tác giả.

Bài Viết Nổi Bật