Phương pháp viết cv cộng tác viên thu hút nhà tuyển dụng

Huyền Ly   Thứ bảy, 29/05/2021

Cv cộng tác viên là một thứ không thể thiếu khi bạn ứng tuyển vào cộng tác cho một đơn vị, tổ chức hay dự án nào đó. Tổ chức ấy càng lớn thì bạn càng phải đầu tư nhiều cho chiếc cv của mình để làm nó nổi bật hơn so với những người khác. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn chỉ ra phương pháp viết cv hiệu quả, đồng thời chỉ ra lỗi sai thường gặp của cv cộng tác viên.

1. Tìm hiểu về cv cộng tác viên

Hiện nay cộng tác viên là một công việc khá phổ biến và thường được các bạn học sinh, sinh viên chọn lựa đê theo đuổi. Trên thực tế thì cộng tác viên không phải là một nghề, bản chất của nó là làm việc, hỗ trợ trong một thời gian ngắn. Một số công việc sẽ hỗ trợ trợ cấp để làm, nhưng cũng có nhiều nơi chỉ hỗ trợ giấy chứng nhận. Thời gian và địa điểm làm việc cũng được linh động theo vị trí mà bạn ứng tuyển, có những nơi cho phép cộng tác viên làm việc online tại nhà.

Công việc cộng tác viên hiện nay rất phổ biến

Chính bởi đặc thù đó nên công tác viên nhanh chóng trở thành một công việc hot, số lượng ứng viên cũng tăng lên rất cao do đó bạn sẽ phải cạnh tranh với các ứng viên khác. Như đã đề cập thì nếu bạn đăng ký vào tổ chức càng lớn thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, nhưng đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu được nhiều lợi ích khác.

Tuy cộng tác viên không phải là một nghề, nhưng cv của công việc này vẫn cần phải được chau chuốt cẩn thận nếu muốn được nhận. Nhiều người lầm tưởng rằng không cần đầu tư quá nhiều cho việc làm cv cộng tác viên, đó là một khái niệm hoàn toàn sai lầm. Chính suy nghĩ ấy đã khiến nhiều bạn mất đi cơ hội làm cộng tác viên cho chương trình hay công việc mà mình yêu thích.

Cv cộng tác viên cũng đòi hỏi được đầu tư cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Tùy vào lĩnh vực, vị trí mà bạn đăng ký mà ta sẽ có những cách trình bày khác nhau sao cho chiếc cv được trở nên hoàn chỉnh nhất. Chiếc cv đó không chỉ cung cấp thông tin của bạn mà còn là lời chào đầu tiên đến nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Việc làm Copywriter

Xem Thêm : [Giải đáp] Đầy đủ nhất về affiliation trong cv là gì cho bạn!

2. Phương pháp viết cv cộng tác viên

2.1. Hình thức của cv cộng tác viên

Hình thức là thứ nên được coi trọng trong cv cộng tác viên của bạn. Cần đảm bảo cv của bạn được thiết kế sao cho logic, dễ nhìn và không bị quá dày các chữ. Tùy thuộc vào đặc thù của công việc bạn định làm mà chọn một mẫu cv phù hợp để sử dụng. Nếu như bạn ứng tuyển vào làm cộng tác viên cho show thời trang thì nên chọn một mẫu cv sáng tạo, cá tính hoặc nếu bạn ứng tuyển vào làm cộng tác viên báo chí thì có thể chọn một cv thiết kế đơn giản.

Cv cộng tác viên cần chỉn chu và hoàn hảo

Bạn không cần phải tự tay thiết kế cv cho mình mà có thể lấy sẵn những mẫu có trên mạng để đỡ tốn quá nhiều thời gian. Hiện nay, vieclam24h.net.vn đang có rất nhiều mẫu cv phù hợp với nhiều ngành nghề để bạn lựa chọn. Tuy nhiên nếu bạn muốn xin vào một vị trí như ctv thiết kế thì bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra một cv chỉ dành riêng cho bản thân để qua đó thể hiện khả năng của mình.

Chú ý đến một số lỗi cơ bản như lỗi chính tả, lỗi font chữ, cỡ chứ không đồng đều hoặc khác loại nhau. Mặc dù là lỗi cơ bản nhưng lại ít người để ý để rồi khiến cho cv mất đi sự chuyên nghiệp. Một điều khác được khuyến khích đó là bạn nên giữ cv của mình dài trong một mặt, nhưng nếu bạn cảm thấy có quá nhiều quan trọng cần trình bày thì có thể để hai mặt.

Xem thêm: Việc làm thêm tại nhà

2.2. Nội dung của cv cộng tác viên

Về mặt nội dung, bạn vẫn cần đảm bảo đầy đủ nội dung như các bản cv khác

Cv cộng tác viên vẫn cần đảm bảo các mục cơ bản

2.2.1. Phần thông tin cá nhân

Điền những thông tin như sau ở phần thông tin cá nhân, bao gồm:

Tên: Nguyễn Văn A

Giới tính: Nam/Nữ

Ngày/tháng/năm sinh: 13/4/1995

Địa chỉ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: nguyenvana@gmail.com

Số điện thoại: +84.286.345.369

2.2.2. Phần mục tiêu làm việc/tóm tắt bản thân

Phần này có thể chia ra hai mục nhỏ là có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Với những bạn chưa có kinh nghiệm thì nên giới thiệu bản thân đồng thời thêm vào đó kĩ năng phù hợp với vị trí công ty đang ứng tuyển, đồng thời nhấn mạnh về những giá trị bạn có thể mang về cho công ty, giúp công ty phát triển. Tiếp theo với những ai đã có kinh nghiệm rồi thì thay vì trình bày kĩ năng hãy đề cập đến kinh nghiệm của bạn và cách bạn sử dụng những kinh nghiệm ấy để phát triển công ty.

Ví dụ về cv cộng tác viên

Gợi ý:

Là một sinh viên năm hai chuyên ngành Marketing với kĩ năng … muốn tìm hiểu sâu hơn về cách thức vận hành một dự án Marketing. Bằng tất cả khả năng của mình, tôi sẽ làm tốt công việc được giao và giúp đỡ công ty trong việc hoàn thành dự án lần này.

2.2.3. Phần kĩ năng

Nêu ra bằng cách liệt kê các kỹ năng của bạn, đặc biệt đề cập đến những kĩ năng cần thiết trong ngành nghề mà bạn định ứng cử. Không nên liệt kê quá tham và quá nhiều sẽ chiếm mất vị trí của mục khác mà lại bị thừa, bạn chỉ nên ghi khoảng 5 đến 6 kĩ năng chính mà thôi.

Ví dụ:

Kĩ năng giao tiếp: 4/5

Kĩ năng làm việc nhóm: 5/5

Kĩ năng tin học: 4/5

2.2.4. Sở thích

Nhiều người phân vân rằng không biết có nên đưa vào phần sở thích trong cv của mình không và câu trả lời ở đây là nên nếu như cv của bạn còn trống. Sở thích tưởng chừng không thể hiện lên điều gì nhưng thực tế có thể suy ra cả những kỹ năng và con người của bạn.

Cv cộng tác viên có thể linh hoạt về nội dung

Dưới đây là vài ví dụ về những tính cách và kỹ năng liên quan đến sở thích của bạn

- Người giao tiếp tốt, hướng ngoại: thích tham gia các hoạt động, thích đi du lịch, tham gia vào các câu lạc bộ,

- Người có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề: thích đọc sách, tạp chí chuyên ngành, thích chơi cờ, giải đố

- Người có khả năng sáng tạo: thích viết, vẽ, thiết kế và chụp ảnh

2.2.5. Kinh nghiệm làm việc

Phần này cũng là một phần chính và chiếm nhiều không gian trong bản cv cộng tác viên của bạn. Mỗi một lĩnh vực sẽ có yêu cầu về kinh nghiệm làm việc khác nhau. Chúng ta sẽ sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo thứ tự ưu tiên và chỉ nên viết khoảng 3 kinh nghiệm làm việc thôi. Thứ tự ưu tiên của mục này đó là những công việc hiện tại bạn đang làm, sau đó là những công việc cũ có liên quan, và cuối cùng là những công việc cũ không liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Vì bạn đang ứng tuyển cho vị trí cộng tác viên nên các kinh nghiệm làm cộng tác viên trước đó cũng sẽ được liệt kê vào mục kinh nghiệm làm việc và bạn không cần ghi thêm chữ cộng tác viên ở phía trước.

Nếu bạn không có kinh nghiệm thì cũng đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ đầu tư viết mục sau, đó là các hoạt đông tham gia. Nhưng có một lời khuyên là mục kinh nghiệm làm việc sẽ tạo thêm điểm cho cv của bạn, nên nếu có thể hãy dành thời gian ra tích lũy cho mình thêm những kinh nghiệm làm việc. Bởi hiện tại cũng có khá nhiều nơi tuyển cộng tác viên, nhân viên không yêu cầu kinh nghiệm, bạn có thể thử sức với những công việc như thế.

Làm thế nào để một cv trở nên nổi bật?

Gợi ý:

Từ 2020- hiện tại

Chương trình trái tim cho em

Vị trí: Ban truyển thông

Chịu trách nhiệm sản xuất các ấn phẩm truyền thông cho dự án

Bàn bạc, lên ý tưởng với ban sản xuất để đưa ra những chiến lược truyền thông tốt nhất

2.2.6. Hoạt động

Phần hoạt động này sẽ bổ sung thêm cho các bạn chưa có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. Khác với phần kinh nghiệm làm việc ở chỗ bạn không cần phải nêu rõ những việc mình đã làm trong hoạt động bạn tham gia mà chỉ cần liệt kê ra thôi. Những hoạt động đó có thể là tham gia vào câu lạc bộ trường, tham gia tình nguyện viên, tham gia thực hiện dự án nào đó.

Gợi ý:

Chương trình chào mừng 60 năm ngày thành lập trường đại học XYX

(Từ tháng 8, 2020 – tháng 11, 2020)

Vị trí; Ban lễ tân

Xem thêm: Những việc làm thêm tại nhà không mất phí được lựa chọn nhiều

2.2.7. Giải thưởng và chứng nhận

Giống như phần hoạt động, ở đây bạn cũng sẽ trình bày dưới hình thức liệt kê ra những giải thưởng và chứng nhận của những chương trình, sự kiện mà mình đã tham gia trước đó.

Ví dụ:

Chứng nhận cống hiến xuất sắc trong chương trình Thanh niên Việt Nam

Trên đây là một vài gợi ý góp phần hoàn thiện hơn cho cv cộng tác viên của bạn. Cv là bước đầu giúp cho bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì vậy hãy cố gắng chau chuốt nó thật kỹ trước khi gửi đi nhé. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc viết cv cộng tác viên.

Bài Viết Nổi Bật