Mẹo làm siêu lòng nhà tuyển dụng bằng mẫu CV Quản lý cửa hàng

Phương Nga   Thứ năm, 29/04/2021

Quản lý cửa hàng là một vị trí cao cấp trong lĩnh vực việc làm bán hàng nói chung. Thế nhưng, không dễ dàng để bạn vượt qua các yêu cầu khắt khe từ nhà tuyển dụng, cũng như một loạt ứng viên đang chờ đợi để được cạnh tranh cùng bạn. Thế nhưng, bước đầu nếu biết cách xây dựng sự ấn tượng trong mẫu CV Quản lý cửa hàng, bạn sẽ sớm có được điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

1. Nhận định được vai trò và giá trị của mẫu CV Quản lý cửa hàng

Có khá nhiều phương thức để giúp bạn tiến đến một vai trò Quản lý cửa hàng như mong đợi. Tuy nhiên, phần lớn người ta thường dựa vào sự thăng tiến phù hợp trong công việc. Các Quản lý cửa hàng thường có xuất phát điểm tử một nhân viên bán hàng bình thường. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể ứng tuyển trực tiếp vào vị trí Quản lý cửa hàng mà không cần leo từng nấc thang công việc như thế.

Nhận định được vai trò và giá trị của mẫu CV Quản lý cửa hàng

Thế nhưng, điều kiện là bạn phải sở hữu một mẫu CV Quản lý cửa hàng thật chuẩn chỉnh, hoàn hảo nhất có thể và đặc biệt phải thể hiện được sự phù hợp cũng như giá trị của bản thân ở những bước tiếp theo trong quá trình ứng tuyển.

Mẫu CV Quản lý cửa hàng là phương tiện tương tác đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng. Chúng cần được trình diễn một cách xuất sắc nhằm nhấn mạnh những năng lực cốt lõi mà bạn đang sở hữu. Hãy xem chúng như là một công cụ quảng bá thương hiệu cá nhân, giúp bạn giành được một “slot” cho vòng phỏng vấn để thể hiện trực tiếp hơn chuyên môn và năng lực của mình.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

Xem Thêm : [Giải đáp] Đầy đủ nhất về affiliation trong cv là gì cho bạn!

2. Viết CV Quản lý cửa hàng tuân theo bố cục truyền thống

Hiểu được giá trị và vai trò của mẫu CV Quản lý cửa hàng là bước quan trọng để bạn biết cách nên đưa vào mẫu CV đó những nội dung gì?

Về cơ bản, các nhà tuyển dụng tại nước ta vẫn ưa chuộng đọc những CV có bố cục truyền thống. Mặc dù bạn có thể sáng tạo cho mẫu CV Quản lý cửa hàng của mình, thế nhưng những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn được biết nhất thì hãy thực sự đảm bảo chúng có mặt trong phần nội dung CV. Dưới đây là những phần nội dung cốt lõi bạn nên thể hiện.

2.1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân

Mẫu CV nào cũng cần phải có danh mục thông tin cá nhân. Thông qua danh mục này, nhà tuyển dụng sẽ có các cơ sở để phân biệt bạn với những ứng viên còn lại. Mặc dù là một danh mục không quá phức tạp, thế nhưng chúng lại là cơ hội tuyệt vời để bạn dễ phạm phải sai lầm.

Mà chính những sai lầm này có thể là mấu chốt khiến CV Quản lý cửa hàng của bạn bị loại ngay lập tức. Thường sẽ chẳng có công ty nào tiếp nhận một Quản lý cửa hàng cẩu thả trong cách làm việc đơn giản như thế. Những sai lầm thường gặp trong khi trình bày thông tin cá nhân có thể là: Thừa những thông tin không cần thiết, thiếu những thông tin quan trọng, viết sai chính tả, không viết hoa tên riêng, sai số điện thoại, địa chỉ email kém chuyên nghiệp,...

Vì bạn sẽ phải cạnh tranh với một lượng lớn ứng viên khác ngoài kia, do đó chỉ một sai lầm trong cách viết CV Quản lý cửa hàng cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn bị loại khỏi vòng tranh đấu. Chỉ nên bao gồm họ tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên hệ, năm sinh, quê quán, email hoặc trang web riêng của bạn trong phần này thôi nhé.

2.2. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn

Khi tuyển dụng vị trí Quản lý cửa hàng, thông thường học vấn không phải là điều kiện cốt lõi và quan trọng nhất. Thay vào đó, các công ty thường mong muốn ứng viên sở hữu nhiều kinh nghiệm khi ứng tuyển vào công việc này hơn.

Mặc dù vậy, bạn cần nhận định được mức độ ưu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ áp dụng đối với những ứng viên có chuyên môn cao. Với Quản lý cửa hàng, chuyên môn thường gắn liền với các chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Marketing, Tiếp thị quảng cáo hoặc những chuyên ngành tương tự.

Mục trình độ học vấn nên để ngay sau thông tin cá nhân, giúp nhà tuyển dụng tiếp cận nhanh hơn giá trị này của bạn. Về nội dung, danh mục này bao gồm các thông tin về cơ sở giáo dục hay chính xác là trường đại học đã đào tạo bạn, bao gồm cả thời gian cụ thể mà bạn đã tham gia vào khóa học. Tên gọi chính xác của chuyên ngành, bạn cũng có thể bao gồm điểm GPA nếu chúng thực sự ấn tượng.

2.3. Mục tiêu nghề nghiệp

Danh mục này là một cơ hội tuyệt vời để bạn có thể phô diễn kỹ năng giao tiếp khéo léo của mình, mặc dù trình diễn nó trên một văn bản thuần. Đó là danh mục nhấn mạnh những mong muốn, hoài bão cá nhân và những gì mà bạn có thể cam kết với nhà tuyển dụng ở tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp

Với những ứng viên không thực sự có lợi thế về kinh nghiệm, chuyên môn thì hãy thực sự làm bản thân trở nên thật đặc biệt ở mục tiêu nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng có xu hướng bị lôi cuốn bởi những cá nhân có hoài bão lớn. Chúng chứng minh cho việc họ thực sự sẽ làm tốt công việc ở tương lai dưới vai trò Quản lý cửa hàng.

Bạn có thể phân chia mục tiêu nghề nghiệp làm hai phần. Trong đó mục tiêu ngắn hạn nên thể hiện những mong muốn cá nhân, đề cao sự sáng tạo và học hỏi. Và mục tiêu dài hạn nên gắn liền với các giá trị và sứ mệnh của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Đó là cách bạn thuyết phục mình muốn trở thành một mảnh ghép quan trọng của công ty.

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Với vị trí Quản lý cửa hàng, kinh nghiệm chính là giá trị mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn được nhìn thấy ở ứng viên của mình. Công việc quản lý đa phần xoay quanh những nghiệp vụ như giám sát, theo dõi, chịu trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo nhân viên, quản lý tài sản, cơ sở vật chất, hoạt động kinh doanh của cửa hàng,... Nói tóm lại, đó là những công việc có thiên hướng nhấn mạnh về nghiệp vụ quản lý, chứ không liên quan quá nhiều đến chuyên môn.

Kinh nghiệm làm việc

Do vậy, những ứng viên có kinh nghiệm luôn là người được nhà tuyển dụng nhắm đến đầu tiên. Bạn có thể liệt kê các công việc mà bạn đã từng làm hoặc hiện tại đang làm ở danh mục này. Cho biết đó là công ty gì, bạn làm việc dưới vai trò gì, những nhiệm vụ mà bạn thực hiện có liên quan trực tiếp đến công việc Quản lý cửa hàng hay không?

2.5. Kỹ năng làm việc

Ngoài kinh nghiệm, chuyên môn thì phẩm chất năng lực cốt lõi cũng chính là yếu tố giúp một ứng viên chinh phục được vị trí Quản lý cửa hàng. Quản lý cửa hàng thường phải tương tác và làm việc với rất nhiều nhân viên cấp dưới và cả cấp trên. Họ xử lý nhiều vấn đề phát sinh của cửa hàng, đảm bảo cửa hàng hoạt động thuận lợi và suôn sẻ.

Đặc biệt, Quản lý cửa hàng là người ra mặt và đại diện cho công ty khi xử lý vấn đề với khách hàng. Đó chính là lý do họ cần có một hệ thống kỹ năng mềm chuẩn.

Xem thêm: Mẹo trả lời những câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng thường gặp

Xem Thêm : Hé lộ những điều cần biết để có bìa CV đẹp trao tay nhà tuyển dụng

3. Tại sao nên tạo CV Quản lý cửa hàng online?

Tại sao nên tạo CV Quản lý cửa hàng online?

Ngày nay, tạo mẫu CV Quản lý cửa hàng được xem là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật chiếm sóng phần lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Các nhà tuyển dụng đã dần quen thuộc và ưa chuộng việc ứng viên của mình ứng tuyển công việc bằng mẫu CV online. Hơn hết, tạo CV Quản lý cửa hàng online mang lại nhiều lợi ích, trước hết là sự tiết kiệm về cả thời gian, công sức. Sau nữa là tính chuyên nghiệp, thông minh và hiện đại của chúng.

CV Quản lý cửa hàng có mặt ở hệ thống mẫu CV tại vieclam24h.net.vn, với phong cách đa dạng, quá trình tạo cơ bản, ai ai cũng làm được.

Bài Viết Nổi Bật