Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào cho chuẩn?

Phạm Hồng   Thứ bảy, 24/10/2020

Để duy trì một cuộc hội thoại thông thường thì các bên đối thoại liên tục đưa ra các vấn đề trao đổi, đặt câu hỏi cho đối phương và trả lời câu hỏi qua lại. Nhưng nếu đây là một buổi phỏng vấn xin việc, vậy bạn chỉ cần trả lời câu hỏi được hỏi hay có nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay không? Và đặt câu hỏi như thế nào cho chuẩn, để nhà tuyển dụng có được nhiều thông tin về bạn, và bạn cũng có nhiều thông tin về vị trí đang ứng tuyển.

1. Tại sao phải đặt câu hỏi cho người tuyển dụng

1. 1. Đặt câu hỏi để nhà tuyển dụng có thêm thông tin đánh giá ứng viên

Thường thì trước đây khi đi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ là người chuyên hỏi, và ứng viên sẽ là người chuyên trả lời. Nhưng hiện nay điều này cũng đã có sự thay đổi đáng kể, cả người tuyển dụng và các ứng viên. Người ta cần nhiều thông tin hơn nữa ngoài CVsơ yếu lý lịch, ngoài các câu hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm mà người phỏng vấn đã hỏi.

Cách đơn giản nhất đó là hỏi qua lại. Người phỏng vấn thường sẽ có câu gợi mở cho ứng viên “Bạn còn thắc mắc nào cần hỏi nữa không ?” Giúp ứng viên có cơ hội mở lời cho các khúc mắc của mình.

Đặt câu hỏi để nhà tuyển dụng có thêm thông tin đánh giá ứng viên

Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá thêm được kỹ năng của ứng viên thông qua các câu hỏi mà ứng viên dùng để hỏi lại mình. Rất nhiều người khi chưa có kinh nghiệm phỏng vấn thường sẽ rất e dè, mặc dù  có thắc mắc chỗ này chỗ kia nhưng cũng sẽ không dám hỏi, ngại hỏi, ngại rằng người ta sẽ đánh giá mình đòi hỏi. Mà không biết rằng nếu hỏi được những câu hỏi hay đúng trọng tâm thì điểm trúng tuyển của mình cũng sẽ cao hơn người khác, ấn tượng của mình trong mắt người tuyển dụng tăng lên đáng kể.

Nếu bạn hỏi được câu hỏi hay, cuộc đối thoại giữa bạn và người phỏng vấn sẽ được giãn ra hơn, tự nhiên hơn, trao đổi qua lại thông tin giữa hai bên làm cho người phỏng vấn phá bỏ được bức tường phòng thủ của họ đối với bạn, biết đâu bạn lại gây ấn tương tốt đẹp sâu sắc trong lòng họ.

Khi đó bạn tự khẳng định được rằng bạn là người có kỹ năng làm việc, có kỹ năng đặt câu hỏi, có kinh nghiệm ứng phó với hoàn cảnh.

Một người khôn ngoan có kinh nghiệm phỏng vấn chắc chắn sẽ có vài danh sách câu hỏi hay dành riêng cho người phỏng vấn.

Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn thông minh cho ứng viên khi đi phỏng vấn

1.2.  Đặt câu hỏi để ứng viên có thêm thông tin từ nhà tuyển dụng

Đặt câu hỏi hay đúng thì bạn cũng nhận được câu trả lời chân thật nhất từ người phỏng vấn. Có thêm bất cứ thông tin hữu ích nào đểu là điều thuận lợi cho bạn đánh giá về sự phù hợp của mình và công ty để có những quyết định đúng đắn nhất.

Đặt câu hỏi để ứng viên có thêm thông tin từ nhà tuyển dụng

Đặt được câu hỏi hay đồng thời cũng khẳng định bạn là người có tư duy, biết nắm bắt và đặc biệt cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn hoàn toàn nghiêm túc đối với công việc này , bạn đã có nghiên cứu, học hỏi và chuẩn chu đáo cho công việc mới, khẳng định bạn là người phù hợp với vị trí này.

Được người phỏng vấn cấp quyền hỏi, vậy nên bạn cảm thấy thiếu thông tin nào bạn có thể trực tiếp hỏi, vừa tạo cơ hội cho người hiểu mình, vừa giải đáp các thắc mắc, uẩn khúc về vị trí đang ứng tuyển. Bạn sẽ được quyền hỏi sâu hơn về công việc, những thứ mà không có trong phần mô tả công việc người tuyển dụng đã viết, hoặc bạn cũng có thể hỏi thêm về yêu cầu công việc đối với vị trí này, những điều thiếu cần bổ sung. Hỏi để đào thêm thông tin cho bản thân.

Xem thêm: Cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn "ăn điểm" Thể hiện sự khéo léo

Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

2. Nên đặt câu hỏi về những vấn đề nào ?

Không phải vấn đề nào cũng nên đặt câu hỏi, những vấn đề này sẽ giúp bạn đặt được câu hỏi có chiều sâu hơn, đào sâu hơn về công việc mà không sợ ảnh hưởng đến người tuyển dụng. Cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích phục vụ đánh giá của bạn về công ty hợp lý chính xác hơn.

Nên đặt câu hỏi về những vấn đề nào ?

2.1. Câu hỏi về vị trí tuyển dụng

Trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu chắc hẳn bạn đã có thời gian để nghiên cứu tin tuyển dụng của nhà tuyển dụng trước và cũng sẽ hiểu được phần nào lượng công việc mà vị trí đó đảm nhiệm. Tuy nhiên ở mỗi công ty khác nhau một vị trí có thể trùng tên nhưng lại có những công việc hơi khác nhau một chút, bạn có thể dùng những kinh nghiệm trước đó để hỏi họ về sự khác biệt này. Bạn có thể hỏi về đội nhóm làm việc, KPI, các phần mềm công ty đang sử dụng …

Câu hỏi về vị trí tuyển dụng

Một số câu hỏi điển hình như:

- Chương trình đào tạo nhân viên mới diễn ra trong bao lâu ?

-  Hiệu quả công việc sẽ được đánh giá như thế nào, cụ thể mức áp dụng doanh thu ra sao?

- Làm việc độc lập hay theo nhóm, nhóm có mấy người? Nhóm đang cần người có kỹ năng như nào để làm đầy nhóm?

- Ở vị trí này thì công ty kỳ vọng sẽ có hiệu quả làm việc ra sao?

- Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp ra sao, lộ trình thăng tiến như thế nào?

- Những thách thức lớn nhất mà một người ở vị trí này có thể phải đối mặt là gì?

Những câu hỏi sâu về công việc này thể hiện bạn là người rất có chí tiến thủ, muốn tiến xa hơn trong công việc, bạn kỳ vọng công việc này sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

Hoặc bạn cũng có thể hỏi về người nhân viên cũ trước đây ở vị trí này :

- Lộ trình thăng tiến của họ ra sao tại công ty, họ nghỉ việc hay lên chức ?

Câu hỏi này thể hiện sự quan tâm của bạn về môi trường làm việc tại công ty, nó ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến trong công việc của bạn, nếu người trước đây tại vị trí này của công ty đã đạt được thành tựu gì đó, qua đó bạn đánh giá được môi trường làm việc của công ty tốt, phù hợp với người như bạn

2.2. Câu hỏi về công ty

Câu hỏi về công ty

Bạn không nên hỏi những câu hỏi quá dễ có câu trả lời như lịch sử công ty, ngày thành lập, hay ai là giám đốc, phó giám đốc, công ty kinh doanh sản phẩm mặt hàng gì … những điều này bạn đều có thể dễ dàng thấy trên phần giới thiệu công ty của họ. Nếu bạn đi hỏi các vấn đề này làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn chẳng tìm hiểu trước gì cả, hỏi những câu hỏi vô nghĩa, vô tâm.

Bạn nên hỏi những câu hỏi về định hướng làm việc của công ty trong các năm tới, mục tiêu công ty như:

-Mục tiêu hiện tại công ty đang tập trung là gì?

- Công ty có ý định mở thêm chi nhánh hay văn phòng nào khác không ?

- Cơ cấu tổ chức của công ty.

2.3. Câu hỏi về văn hóa công ty

Văn hóa công ty cũng rất quan trọng mà bạn cần phải để tâm, một công ty có văn hóa phù hợp với bạn vẫn đáng để ý hơn một công ty có văn hóa khác xa với bạn.

Ngay buổi phỏng vấn cũng sẽ thể hiện một phần nào đó văn hóa của công ty, tất nhiên bạn sẽ thấy lạ rồi, mỗi công ty có một văn hóa riêng, nhân viên trong công ty phải tuân theo quy tắc văn hóa đó, bạn là người dễ thích nghi sẽ nhanh chóng hòa nhập được nhưng vẫn có thể đem ra hỏi người phỏng vấn, đó cũng là một khía cạnh mà từ người phỏng vấn bạn sẽ nhìn ra sự phù hợp của bạn.

Câu hỏi về văn hóa công ty

Bạn cần đặt câu hỏi cho người phỏng vấn một cách khéo léo để họ có thể kể ra một cách chân thật tránh kể vắn tắt ngượng nghịu.

Một số câu hỏi về văn hóa công ty mà bạn có thể dung:

- Môi trường làm việc ở đây như thế nào : thường mang tính cộng tác hay độc lập hơn ?

- Truyền thống ở văn phòng yêu thích nhất của bạn là gì?

- Anh thấy làm việc ở đây có gì khác so với các nơi anh đã từng làm ?

2.4. Các câu để hỏi về các bước tiếp theo

Trước khi rời đi bạn cần đảm bảo rằng người phỏng vấn đã có tất cả thông tin họ cần và bạn cũng đã rõ về các bước tiếp theo bằng cách hỏi những câu hỏi sau:

- Có điều gì khác mà tôi có thể cung cấp thêm cho bạn không?

- Các bước tiếp theo sau buổi phỏng vấn là gì?

Xem thêm: Review phỏng vấn Vinmart, kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn Vinmart

Xem Thêm : Tự động hóa là gì? Lợi ích mà tự động hoá mang lại cho con người

3. Không nên đặt câu hỏi về những vấn đề nào?

Không nên đặt câu hỏi về những vấn đề nào?

Không nên đặt các câu hỏi mà câu trả lời của nó bạn có thể tìm thấy một cách dễ dàng trên trang thông tin của công ty, các vấn đề như thời gian làm việc, trang phục làm việc, lĩnh vực công ty hoạt động, chế độ lương thưởng, phúc lợi dành cho nhân viên.

Không thể hỏi nhà tuyển dụng rằng

- Công ty kinh doanh cái gì, sản phẩm gì?

- Công ty thành lập bao giờ? ai là chủ đầu tư?

Ngoài ra bạn cũng không nên hỏi những vấn đề liên quan đến các cá nhân trong công ty như giám đốc, kế toán, hay chính người đang phỏng vấn bạn.

- Lương của bạn bao nhiêu? lương cứng bao nhiêu?

- Kế toán là nam hay nữ?

- Giám đốc có hay ở công ty hay không?

- Có phạt đi muộn không ?

Và cũng đừng thể hiện rằng bạn chỉ đang quan tâm đến mức lương phúc lợi được hưởng, hãy thể hiện rằng bạn quan tâm nhiều hơn đến chế độ làm việc, cơ hội thăng tiến của bản thân. Việc này hãy để tự người tuyển dụng nói ra, bạn có thể hỏi thêm lúc, có thể là trình bày, thỏa thuận lương phúc lợi nhưng phải ngay lúc đó. Và không nhắc lại nhiều lần chuyện lương thưởng, chế độ  phúc lợi với người tuyển dụng.

Thời gian của cuộc phỏng vấn cũng không nhiều, thế nên bạn cũng không nên hỏi quá nhiều, hỏi những câu hỏi khó, vượt qua khả năng của người phỏng vấn, cũng không nên chỉ nói những từ chuyên ngành trình bày các vấn đề không liên quan đến phạm vi phỏng vấn.

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thế nào cho chuẩn

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thế nào cho chuẩn, cũng còn tùy vào kinh nghiệm của mỗi người, tùy vào ngành nghề mà mỗi câu hỏi có tính biến chuyển khác nhau.

Đặt ra được những câu hỏi hay cần phải chuẩn bị kiến thức vàng để tránh bị đơ, tránh những câu hỏi không liên quan, câu hỏi gây bức bối cho người khác. Trong phỏng vấn xin việc cũng vậy, việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp đôi bên đều có thêm thông tin phục vụ mục đích của mình. Nếu bạn từ chối đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng người tuyển dụng sẽ đánh giá thấp khả năng của bạn, bạn sẽ bị hiểu lầm là đang hời hợt với công việc này.

 

Bài Viết Nổi Bật