Mẹo trình bày điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn

Hải Minh   Thứ sáu, 27/11/2020

Điểm mạnh hay điểm yếu đều là những căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu ứng viên, nếu như điểm mạnh thể hiện năng lực và trình độ thì điểm yếu lại cho thấy đức tính trung thực, đáng tin cậy. Trình bày điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn sao cho thật thu hút không phải là việc mà ứng viên nào cũng có thể làm được, một thực tế là ngay cả những ứng viên có kinh nghiệm cũng phải chật vật khi đối đáp với nhà tuyển dụng về điểm mạnh và điểm yếu. Bạn đang lo lắng bởi chưa biết cách giao tiếp với nhà tuyển dụng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những mẹo cực hay giúp bạn có thể tự tin trình bày điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn.

1. Vai trò của điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn

Vai trò của điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn

1.1. Vai trò của điểm mạnh

Vai trò của điểm mạnh

Bạn có thắc mắc tại sao nhà tuyển dụng muốn biết về điểm mạnh của bạn hay không? Điểm mạnh không chỉ giúp ích cho bạn, mà còn chứng minh được khả năng mà bạn mang lại những giá trị hữu ích cho công ty. Tất nhiên nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tuyển được ứng viên có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và điểm mạnh sẽ là căn cứ để họ đánh giá tiềm năng của ứng viên.

1.2. Vai trò của điểm yếu

Vai trò của điểm yếu

Bạn có phải con người trung thực, thật thà? Bạn có cái nhìn toàn diện và khả năng nhận thức hay không? Câu trả lời sẽ nằm ở cách bạn nói về điểm yếu của bản thân. Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng không chỉ muốn thấy khiếm khuyết của ứng viên, họ còn muốn ứng viên bộc lộ được những phẩm chất cần có như trung thực, thẳng thắn. Lẽ dĩ nhiên ai cũng có điểm yếu, một con người biết thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót của bản thân bao giờ cũng được đánh giá cao hơn những người chỉ chăm chăm nói về điểm mạnh của mình.

Xem thêm: Sở thích trong CV, thông tin thể hiện "cá tính" của bạn

Xem Thêm : Mục tiêu nghề nghiệp sẽ khiến bạn được đánh giá cao khi phỏng vấn

2. Cách trình bày điểm mạnh, điểm yếu khi tham gia phỏng vấn

Cách trình bày điểm mạnh,điểm yếu khi tham gia phỏng vấn

Hãy thử tưởng tượng bạn đang bị đặt vào một cuộc cạnh tranh, các ứng viên khác cũng nhận được câu hỏi tương đương, bạn phải trả lời thế nào cho nổi bật và chiếm ưu thế để nhà tuyển dụng dồn sự chú ý vào bạn?

2.1. Cách trình bày điểm mạnh khi tham gia phỏng vấn

Cách trình bày điểm mạnh khi tham gia phỏng vấn

2.1.1. Cách trình bày điểm mạnh

Trình bày điểm mạnh của bản thân không quá khó, tuy nhiên cách trình bày điểm mạnh như thế nào cho hợp lý lại là một chuyện khác. Giả sử khi bạn đề cập đến quá nhiều điểm mạnh của bản thân, bạn phóng đại chúng lên và không quên thêm những mĩ từ để tăng sức thuyết phục, hành động này vô hình chung sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu lầm rằng bạn đang cố “ khoe khoang ”, thậm chí họ sẽ ngầm đánh giá xem bạn có trung thực khi nói về điểm mạnh hay không. Trường hợp khác, nếu như ứng viên tỏ ra e dè, nhút nhát và thiếu tự tin khi trình bày điểm mạnh thì nguy cơ nhà tuyển dụng thẳng tay loại hồ sơ của bạn là rất cao.

Câu trả lời tốt nhất ở phần này là bạn hãy chia nhỏ điểm mạnh ra làm hai nhóm: đặc điểm tính cách và kỹ năng, thói quen. Đừng quên tìm hiểu về doanh nghiệp và tính chất công việc bạn đang ứng tuyển, liệt kê xem điểm mạnh nào là hữu ích với công việc nhất, đưa nó lên đầu tiên để chứng minh bạn là ứng viên phù hợp có khả năng đáp ứng các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Để tạo một chút điểm nhấn cho câu trả lời, hãy cụ thể hóa điểm mạnh bằng việc đưa ra bối cảnh và câu chuyện liên quan.

2.1.2. Gợi ý câu trả lời về điểm mạnh

Gợi ý câu trả lời về điểm mạnh

Có rất nhiều cách để nhà tuyển dụng có thể khai thác điểm mạnh của ứng viên, ví dụ thay vì hỏi trực tiếp “ Điểm mạnh của bạn là gì ? ”, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng những câu hỏi khác với nội dung tương đương như :

“ Trình bày lí do tại sao chúng tôi nên tuyển bạn? ”

“ Tại sao bạn nghĩ mình có thể thành công ở vị trí này? ”

“ Bạn đánh giá về tiềm năng phát triển của bản thân thế nào?”.

Thoạt nhìn thì những câu hỏi này có vẻ mang nội dung khác nhau, tuy nhiên chúng đều chung mục đích để nhà tuyển dụng khai thác điểm mạnh của bạn. Khi nhà tuyển dụng đề cập đến những nội dung này, cách tốt nhất là bạn hãy quy tất cả chúng về nhóm câu hỏi điểm mạnh, cố gắng đưa ra câu trả lời rõ ràng, xác đáng và thêm thắt những thông tin phù hợp với câu hỏi.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể bạn có thể tham khảo:

Khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Marketing Leader, bạn có thể trình bày điểm mạnh của mình như sau: “ Không chỉ đảm bảo được những yếu tố bắt buộc mà Marketing Leader phải có như: Hiểu biết sâu rộng về chuyên ngành Marketing, khả năng lãnh đạo, khả năng điều khiển nhân sự..., sau quá trình trau dồi tại các khóa học tâm lý của các chuyên gia nước ngoài cùng với khoảng thời gian nỗ lực tự tìm tòi, tôi đã nghiên cứu thành công những khía cạnh mới trong hiệu ứng tâm lý của khách hàng, lấy đó làm tiền đề tạo ra những chiến dịch thu hút người tiêu dùng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ.”

Đừng quên kết thúc đoạn trình bày bằng một câu kết gắn chặt với lợi ích của công ty: “ Tôi tin rằng kinh nghiệm của mình sẽ đem lại những giá trị hữu ích cho công ty, giúp công ty phát triển lớn mạnh và bền vững hơn nữa trong tương lai”.

Xem thêm: Kỹ năng 4C - Tầm quan trọng của những kỹ năng này trong thế kỷ 21

2.2. Cách trình bày điểm yếu khi tham gia phỏng vấn

​ Cách trình bày điểm yếu khi tham gia phỏng vấn

2.2.1. Cách trình bày điểm yếu

Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trình bày về điểm yếu chỉ vì họ muốn tìm hiểu thêm các thông tin về bạn, thực tế thì, đây là nghệ thuật giúp họ có thể đánh giá phẩm chất của ứng viên, qua đó xem xét xem ứng viên có phù hợp với vị trí mà họ đang ứng tuyển hay không. Một ứng viên hoàn hảo thì ngoài trình độ và năng lực, ở người đó còn phải có những phẩm chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Giống với điểm mạnh, nhà tuyển dụng cũng sẽ sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau để “ điều tra ” điểm yếu của các ứng viên:

“ Bạn đánh giá đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình làm việc? ”

“ Bạn đã từng bị sếp cũ chỉ trích hay chưa? Lí do là gì? ”

“ Đâu là vấn đề ảnh hưởng lớn nhất lên khả năng làm việc của bạn? ”.

Đừng quá lo lắng và áp lực khi nhận được những câu hỏi “ dồn dập ” về điểm yếu, hãy nhớ rằng ai cũng có điểm yếu, điều quan trọng hơn cả đó là cách chúng ta nhìn nhận điểm yếu của bản thân để nhờ đó biết nỗ lực vươn lên khắc phục những khiếm khuyết. Tất nhiên trong không khí cạnh tranh của một buổi phỏng vấn, không có ứng viên nào lại muốn nhận quá nhiều điểm yếu về mình. Thay vào đó, hãy có sự chuẩn bị từ trước để có thể trình bày điểm yếu sao cho thật hợp lí, vừa đảm bảo không làm “ mất điểm ” trong mắt nhà tuyển dụng đồng thời không hạ thấp giá trị của bản thân bạn xuống. 

Một bí quyết hay bạn cần biết khi thảo luận về điểm yếu đó là hãy tránh nói đến những điểm yếu liên quan đến tính cách, bởi suy cho cùng những gì thuộc về tính cách thì sẽ rất khó để có thể thay đổi. Lấy ví dụ cụ thể, nếu như bạn thoải mái thừa nhận bản thân mình “ lười nhác ”, “ bảo thủ ”, không nhà tuyển dụng nào sẽ cân nhắc đến sự trung thực mà quyết định ứng tuyển bạn cả. Ngoài ra, để có câu trả lời hợp lý nhất có thể, bạn nên có sự tìm hiểu trước về công ty cũng như công việc, đừng nói đến những điểm yếu khiến bạn không phù hợp với vị trí đó. Thử tưởng tượng, bạn tham gia ứng tuyển vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, nhưng lại trình bày điểm yếu là giao tiếp kém, có lẽ không quá khó để hình dung ra kết quả của buổi phỏng vấn đó.

2.2.2. Gợi ý câu trả lời về điểm yếu

Một câu trả lời ăn điểm là câu trả lời mà ứng viên có thể thẳng thắn đưa ra điểm yếu của bản thân, đồng thời linh hoạt xoay chuyển vấn đề sao cho nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận được mặt tích cực trong câu trả lời đó. Thường đối với nhóm câu hỏi này, thay vì để nhà tuyển dụng có căn cứ để khắt khe đánh giá bạn, hãy khiến cho họ trở nên “ cảm thông ” nhiều hơn bằng việc đưa ra một câu chuyện cụ thể có liên quan, lí do tại sao bạn lại có điểm yếu đó.

Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo khi trình bày về điểm yếu:

“ Thiếu sót lớn nhất của bản thân tôi có lẽ là bản tính tự cô lập, do những biến cố trong quá khứ đã khiến tính cách của tôi trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. Trong công việc, tôi có xu hướng hoàn thành tất cả công việc một mình mà không nhờ đến sự trợ giúp của bất kì đồng nghiệp nào. Tôi hiểu rằng đây là một điểm yếu lớn và vẫn đang cố gắng khắc phục từng ngày. Nếu có cơ hội được đồng hành cùng công ty, tôi xin hứa sẽ nỗ lực từng ngày để sớm hoàn thiện bản thân ”.

Bên cạnh việc trình bày điểm yếu, việc bạn nêu lên mong muốn được sửa đổi của bản thân sẽ là yếu tố ăn điểm với các nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đơn giản rằng bạn chỉ đang kể một câu chuyện về điểm yếu, thêm thắt các thông tin khác sẽ khiến cho câu chuyện của bạn trở nên thú vị và thu hút hơn rất nhiều.

Xem thêm: Sở đoản là gì? Những hiểu biết cơ bản nhất về sở đoản

Xem Thêm : “Lộ tẩy” phong cách giờ làm việc Viettel Post - Bạn đã biết?

3. Lưu ý khi trình bày về điểm mạnh, điểm yếu

Lưu ý khi trình bày về điểm mạnh, điểm yếu

- Khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng, hãy bắt đầu khâu chuẩn bị bằng việc tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn, đảm bảo những thông tin bạn đưa ra phù hợp với những điều kiện mà nhà tuyển dụng cần.

- Tinh thần là yếu tố then chốt, bạn nên đối diện với các nhà tuyển dụng bằng tâm lý tự tin, bình tĩnh để có thể thoải mái ứng biến trước mọi tình huống của buổi phỏng vấn. Ứng viên có tinh thần vững đương nhiên sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.

- Không ngại đưa ra những câu hỏi ngược khi thấy có điểm bất hợp lý. Nhà tuyển dụng cũng sẽ có lúc sai sót, chỉ ra sai sót của họ bằng một thái độ ôn hòa là một bí quyết khéo léo giúp ứng viên chứng minh được tiềm năng của bản thân.

 Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể xác định rõ ràng được điểm mạnh- điểm yếu của bản thân đồng thời nắm được cách trình bày điểm mạnh, điểm yếu khi phỏng vấn sao cho hợp lý! Đừng quên cập nhật các thông tin hữu ích về việc làm tại vieclam24h.net.vn bạn nhé!

Bài Viết Nổi Bật