Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Cơ hội và thách thức phải đối diện hiện nay

Ngọc Anh   Thứ bảy, 15/02/2020

Kể từ ngày 1/01/2018, Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 của chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhận được nhiều ưu đãi và trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng có xuất hiện thuật ngữ: “Doanh nghiệp siêu nhỏ”. Vậy doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Làm thế nào để phân biệt được quy mô của các doanh nghiệp hiện nay. Vieclam24h.net.vn đã có sự tìm hiểu và chia sẻ với bạn đọc về vấn đề này.

 

1. Tìm hểu doanh nghiệp siêu nhỏ là gì

Tìm hiểu doanh nghiệp siêu nhỏ là gì ?

Khi nhắc đến thuật ngữ doanh nghiệp siêu nhỏ là gì, chắc hẳn rằng sẽ có rất nhiều người cảm thấy hơi khó hiểu và chưa thể hình dung được chính xác về loại hình doanh nghiệp này luôn. Bởi thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong một thời gian ngắn trở lại đây.

Doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp có vốn thành lập và quy mô nhỏ, không những thế mà cả về lao động hay doanh thu của nó cũng nhỏ hơn các doanh nghiệp khác rất nhiều.

Theo tiêu chí của nhóm ngân hàng thế giới thì doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ có số lao động làm việc không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ “doanh nghiệp nhỏ là gì” này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những đặc điểm nhận diện của loại hình doanh nghiệp này này.

Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Những đặc điểm nhận dạng doanh nghiệp siêu nhỏ là gì

Theo những quy định hiện tại của Pháp luật Việt Nam, những doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có những đặc điểm và hoạt động trong lĩnh vực sau như sau:

2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng

Đặc điểm doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp và Xây dựng

Đây là nhóm lĩnh vực - ngành nghề quan trọng và đóng góp rất nhiều vào tổng GDP của đất nước. Nhóm lĩnh vực - ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp và xây dựng có đặc điểm là cần nhiều lượng lao động và vốn thực hiện quy mô lớn. Nếu doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong nhóm lĩnh vực này sẽ có những đặc điểm sau:

 - Tổng số người lao động tham gia làm việc và bảo hiểm xã hội không quá 10 người.

 - Tổng số vốn thành lập ban đầu và hoạt động không quá 3 tỷ đồng.

 - Tổng doanh thu hàng năm mà doanh nghiệp thu về sau khi đã thực hiện những chương trình quảng cáo và phát triển sản phẩm không quá 3 tỷ đồng/năm.

Xem thêm: Công ty TNHH là gì? Mô hình công ty TNHH có gì đặc biệt cho đầu từ

2.2. Những doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mai - dịch vụ

Không giống như các ngành - lĩnh vực khác phải cần rất nhiều lao động tham gia vào công việc để sản xuất ra hàng hóa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ lại không cần nhiều nguồn lao động tham gia vào làm việc nhưng lại tạo vào nguồn doanh thu khủng cho rất nhiều doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.

Vì vậy mà đặc điểm của nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này cũng một số sự khác biệt:

 - Về số lượng lao động thì vẫn là không quá 10 người tham gia làm việc và không quá 10 người tham gia bảo hiểm xã hội 1 năm trong công ty.

 - Tổng số vốn thành lập và hoạt động cũng không quá 3 tỷ

 - Tuy nhiên, về doanh thu của nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực này được nâng lên là không quá 10 tỷ/năm.

Trên đây là những đặc điểm phân biệt hình thức doanh nghiệp siêu nhỏ với các quy mô doanh nghiệp khác được pháp luật Việt Nam quy định hiện nay. Nền tế Việt Nam vân đang là một nền kinh tế mới phát triển và hội nhập nên chủ yếu sự phát triển của đất nước dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhiều. Chính vì vậy, nhà nước ta hiện nay đã ban hành nhiều bộ luật, quy định tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhóm này. Với sự trợ giúp và quan tâm của nhà nước đã giúp các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam hiện nay có cơ hội và đã phát triển mạnh hơn rất nhiều.

Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

3. Những tiêu chí để phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ với nhau

Để hiểu rõ loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ là gì, ta không chỉ cần tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm nhận biết của nó với các quy mô doanh nghiệp khác, mà chúng ta cũng cần nên hiểu và phân biệt đặc các doanh nghiệp siêu nhỏ với nhau. Điều này sẽ giúp bạn đọc hiểu một cách tường tận và dễ dàng áp dụng những kiến thức của mình một cách hiệu quả nhất.

3.1. Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm

Theo quy định của pháp luật Việt nam, mỗi doanh nghiệp sẽ có một lượng người tham gia vào bảo hiểm lao động và công ty sẽ phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm lao động cho họ và hỗ trợ họ tham gia quá trình này.

Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Số lượng lao động tham tham gia vào bảo hiểm xã hội thường xuyên sẽ được tính theo công thức dưới đây:

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm = Tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho 12.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ mới hoạt động dưới 1 năm, vậy thì số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân sẽ được tính bằng công thức:

Tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho tổng số tháng đã hoạt động đó.

Phân biệt doanh nghiệp siêu nhỏ dưa trên bảo hiểm xã hội

3.2. Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp

Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp đó nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh thu của doanh nghiệp chỉ mới hoạt động dưới 1 năm hoặc trên 1 năm nhưng mà chưa phát sinh doanh thu, Vậy các doanh nghiệp đó căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị Định 39/2018/NĐ-CP để xác định.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết cách tính doanh thu thuần chuẩn nhất hiện nay

3.3. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan thuế.

Trong trường hợp doanh nghiệp đó chỉ mới hoạt động dưới 1 năm, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời trang doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

Xem Thêm : Tự động hóa là gì? Lợi ích mà tự động hoá mang lại cho con người

4. Cơ hội và thách thức cho sự phát triển của những doanh nghiệp siêu nhỏ là gì

Với những đặc điểm của mình, các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có những cơ hội và thách thứ gì để phát triển với tình hình kinh tế hiện nay. Hãy cùng vieclam24h.net.vn phân tích và tìm hiểu ở phần này nhé.

4.1. Cơ hội

Cơ hội nào cho doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển trong năm 2020

Các doanh nghiệp siêu nhỏ nhận được nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ, được quy định rõ trong Nghị định 39/2018/NĐ-CP và Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho DN siêu nhỏ, theo đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ nhận được nhiều khuyến khích phát triển của chính phủ, như:

 - Được gỡ rối về dịch vụ kế toán - thuế

 - Được đề xuất giảm thuế còn 15% đến 17%

Những chính sách khuyến khích này của chính phủ cũng sẽ giúp những doanh nghiệp siêu nhỏ tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc trong các vấn đề về giấy tờ, thủ tục.

4.2. Thách thức

Thách thức của doanh nghiệp siêu nhỏ là Vốn

Bên cạnh những cơ hội thuận lợi đến từ những chính sách của chính phủ, những doanh nghiệp siêu nhỏ cũng pháp đối mặt với vô vàn thách thức.

Thách thức đầu tiên đó là “sức khỏe” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động không quá 10 người, với số vốn đầu tư và hoạt động dưới 3 tỷ đồng. Với một quy mô như vậy thật khó để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thành một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chưa kể đến việc những doanh nghiệp siêu nhỏ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn khác.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ còn phải dễ bị tổn thương trước những rào cản thương mại. Do hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu với khối lượng nhỏ nên họ thường phải chịu chi phí cao hơn các doanh nghiệp khác. Điều này khiến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ thật khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trên đây là những thông tin mà vieclam24h.net.vn muốn chia sẻ để giúp bạn đọc hiểu hơn doanh nghiệp siêu nhỏ là gì, cách nhận biết và những cơ hội thách thức lớn phải đối mặt. Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mọi người giải quyết được những thắc mắc của mình.

Bài Viết Nổi Bật