Giảm biên chế là gì? Làm gì khi bị “tinh giảm biên chế”

Hải Minh   Thứ năm, 09/01/2020

Trong nhiều năm gần đây, cụm từ “ cắt giảm biên chế” được giới truyền thông nước ta nhắc đến khá nhiều. Đặc biệt từ năm 2020 các cơ quan Nhà Nước tiếp tục ra kế hoạch về cắt giảm biên chế. Vậy cắt giảm biên chế là gì? Đối tượng nào bị áp dụng chính sách cắt giảm biên chế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề quan trọng về chính sách cắt giảm biên chế này nhé.

1. Chính sách cắt giảm biên chế là gì? Thông tin đầy đủ cho bạn

Nếu bạn đang chờ cơ hội ứng tuyển biên chế vào các vị trí trong cơ quan nhà nước, hay bạn đã biên chế trong cơ quan nhà nước, bạn nghe thấy thông tin về cắt giảm biên chế từ cấp trên. Vậy bạn muốn hiểu rõ về cắt giảm biên chế là gì? Cùng tìm hiểu để biêt thêm câu trả lời bạn nhé.

1.1. Chính sách cắt giảm biên chế là gì?

Trước khi tìm hiểu về các chính sách cắt giảm biên chế năm 2020 thì chúng ta cần phải hiểu rõ “ cắt giảm biên chế là gì?”

Chính sách cắt giảm biên chế là gì? Thông tin đầy đủ cho bạn

“Cắt giảm biên chế” là việc các cơ quan chức năng đánh giá, phân loại để đưa ra khỏi biên chế các công viên chức dư thừa, không đáp ứng được yêu cầu công việc, không thể thay thế tiếp tục ở các vị trí công tác khác sẽ được giải quyết chế độ, chính sách với những người thuộc diện cắt giảm biên chế”

Xem thêm: Bất động sản là gì và những thông tin liên quan đến bất động sản

1.2. Tại sao phải cắt giảm biên chế?

Bạn đã biết nắm rõ được giảm biên chế là gì? Vậy bạn có biết lý do từ đâu tại sao lại phải cắt giảm biên chế hay không? Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng cho biết số lượng cán bộ công viên chức lên đến trên 4.400 người là quá lớn. Việc cắt giảm biên chế là việc làm đúng, giúp bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn, tiết kiệm ngân sách nhà nước và công việc sẽ hiệu quả hơn:

“Lý do  đầu tiên , chính là số lượng công viên chức  quá lớn dẫn đến bộ máy nhà nước cồng kềnh. Số lượng nhân viên cao hơn khối lượng công việc dẫn đến mất cân đối. Và các bộ phận vẫn có công chức sáng cắp cặp đi tối cắp cặp về cuối tháng nhận lương. 

Thứ hai là chi phí chi trả cho cán bộ nhân viên chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 74% tổng ngân sách. Trong khi đó chi phí chi trả cho cán bộ nhà nước ở các nước khác cao nhất chỉ tới 50%. Người dân phải đi làm thuê cực nhọc để đóng thuế và thuế đó để nuôi những người vô tích sự.”

Cần tìm việc

Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Chính sách cắt giảm biên chế năm 2020

Các chính sách cắt giảm biên chế được thi hành thì các chế độ để vào biên chế càng khó hơn và có tình trạng giảm bớt. Năm 2020 biên chế công chức giảm 5.400 người: Theo Quyết định 1016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng biên chế viên chức được phê duyệt 259.958 người, đã giảm hơn 5.500 người so với năm 2018. “Cắt giảm biên chế là gì” - Tại sao vẫn áp dụng cắt giảm biên chế”. Cắt giảm biên chế chính là để loại bỏ những người ngồi không mà vẫn hưởng lương trên mồ hôi công sức của nhân viên. Để xây dựng lại bộ máy nhà nước tốt hơn.

Căn cứ vào “Nghị định 108/2014/NĐ-CP” các đối tượng áp dụng giảm biên chế gồm:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Chính sách cắt giảm biên chế năm 2020

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

d) Có năng lực và kiến thức kinh nghiệm không phù hợp với vị trí đang đảm nhiệm và cũng không thể đảm nhiệm các vị trí khác. Lúc này viên chức có thể tự đệ đơn nghỉ việc và được sự đồng ý của cơ quan đơn vị đó.

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

e) Đối tượng trong 2 năm liên tiếp trong thời gian xét giảm biên chế, nhưng trong 1 năm viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu trong năm đó. Và cũng không thể sắp xếp vào làm việc ở các vị trí khác thì viên chức tự nguyện thực hiện chế độ cắt giảm biên chế và được xét duyệt bởi cơ quan, đơn vị quản lý.

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.”

Chính sách cắt giảm biên chế

Dự báo các năm tiếp theo con số công viên chức bị cắt giảm vẫn sẽ tăng, để giảm bớt được bộ máy phình to, cồng kềnh mà không hiệu quả. Cùng với đó các chế độ xét duyệt sẽ khắt khe hơn. Để được giữ chế độ biên chế bạn cần trau dồi nhiều hơn về kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc. Nếu thực lực và khả năng bạn tốt thì những quy chế trên dù có khắt khe đến đâu cũng sẽ không ảnh hưởng đến bạn.

CV đẹp

Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

3. Nếu chẳng may bạn nằm trong danh sách cắt giảm biên chế, bạn nên làm gì?

Cắt giảm biên chế - thất nghiệp, có thể là một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất trong cuộc sống của bạn và nó có thể khiến bạn cảm thấy buồn và tuyệt vọng. Nhưng bạn nên đối xử như nó là: một khoảnh khắc . Đó không phải là trạng thái vĩnh viễn và đó không phải là dấu hiệu của sự thất bại từ phía bạn.

Thất nghiệp có thể và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta - điều quan trọng là phải biết cách vượt qua nó và tận dụng tối đa tình trạng tạm thời này .

Hầu hết mọi người sẽ cần khoảng 6 tháng để suy nghĩ, tìm kiếm và bắt đầu một công việc mới. Trong khoảng thời gian này, có thể bạn sẽ mệt mỏi vì cv xin việc của mình bị trả lại liên tục, bạn không thể tìm việc làm ổn định cho minh. Thay vì đau đầu. một mỏi, hãy dành thời gian cho chính mình và thực hiện những cách xả stress cho bản thân. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số việc nên làm khi thất nghiệp dưới đây để chuẩn bị cho thời gian tìm việc sau này của mình.

Nếu chẳng may bạn nằm trong danh sách cắt giảm biên chế, bạn nên làm gì?

Những cách thức này không chỉ giúp bạn giảm bớt căng thẳng trong quá trình chờ việc mà công giúp bạn giảm bớt những khoảng trống trong cv xin việc của chính mình sau này.

1. Viết blog chia sẻ về công việc mình muốn làm: Đây được xem là cách tuyệt vời để bạn theo kịp những thay đổi trong công việc của chính mình, những chia sẻ của bạn không nhất thiết phải tuyệt vọng, phải mong muốn có công việc ngay lập tức mà có thể chia sẻ về những điều bạn đã làm trong chính công việc của mình. Lý do mà những người viết blog có sự nghiệp lớn là các blogger luôn nghĩ về các vấn đề trong ngành của họ. Thể hiện khía cạnh đó của bản thân với mọi người. Viết blog mất rất nhiều thời gian, chắc chắn. Buộc bạn có rất nhiều thời gian. Vì vậy, sử dụng nó. Đây là hướng dẫn của tôi về cách bắt đầu một blog.

2. Khiến cho mình trở nên bận rộn hơn: tạo một công việc cho chính mình, các dự án này có thể có phạm vi rộng, nhưng chúng phải cho thấy rằng bạn được thúc đẩy, tham vọng và tập trung. Trong một lần thất nghiệp, tôi làm việc miễn phí cho công ty của bạn trai tôi vài giờ mỗi ngày. Bằng cách đó tôi đã không thực sự có một khoảng cách trong sơ yếu lý lịch của mình; một sơ yếu lý lịch không hiển thị bán thời gian hoặc toàn thời gian và nó không hiển thị trả tiền hoặc không trả tiền. Vì vậy, tình nguyện tại công ty của bạn trai tôi trong một vài giờ mỗi ngày cuối cùng trông giống như một công việc toàn thời gian trong hồ sơ của tôi

3. Thực hành phỏng vấn giới thiệu bản thân mình: điều này rất có lợi cho những cuộc phỏng vấn của bạn trong tương lai, đặc biệt là khi bạn phỏng vấn liên tục đều thất bại. Điều này có thể do cv xin việc của bạn chưa đủ thu hút hay do cuộc phỏng vấn của bạn có vấn đề. Vì vậy, bây giờ bạn biết những gì bạn đang hướng tới, nhưng bạn cần nói về nó với mọi người - các bữa tiệc, tại phòng tập thể dục, trên điện thoại với bạn bè. Khi họ hỏi bạn đang làm như thế nào, hãy nói về những gì bạn đang làm giống như bạn đang trong cuộc phỏng vấn xin việc. Và tin tốt là bạn càng nói tốt như vậy, bạn sẽ càng thực sự tin vào câu chuyện của mình, câu chuyện thất nghiệp là may mắn vì bạn có cơ hội học tập.

Hãy truy cập ngay vieclam24h.net.vn để cập nhập ngay thông tin tuyển dụng và việc làm cho mình

Ngoài ra, nếu không may nằm trong danh sách cắt giảm biên chế hãy truy cập ngay vieclam24h.net.vn để cập nhập ngay thông tin tuyển dụng và việc làm cho mình. Song song với đó là hoàn thiện hồ sơ xin việc, cv xin việc trên chính vieclam24h.net.vn để chuẩn bị tư thế sẵn sàng nhất cho buổi phỏng vấn tiếp theo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp bạn hiểu rõ được giảm biên chế là gì và những quy chế chính sách mới từ năm 2020 về cắt giảm biên chế.

Bài Viết Nổi Bật