Học vị thạc sĩ là gì trong tiếng anh? Lợi ích khi học thạc sĩ?

Thùy Linh   Thứ tư, 24/06/2020

Bạn đã được nghe về học vị thạc sĩ chưa? Nếu chưa, hãy cùng vieclam24h.net.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé, còn nếu rồi, liệu bạn có biết học vị thạc sĩ là gì trong tiếng anh không? Tất cả những việc bạn cần làm là hãy chăm chú đọc kĩ bài viết này để tôi cung cấp cho bạn những kiến thức bạn cần, giúp làm rõ những điều bạn còn băn khoăn về thuật ngữ tiếng anh của thạc sĩ cũng như những loại bằng cấp thạc sĩ, những điều kiện bạn cần để được học thạc sĩ và những lợi ích bạn có khi học nhé!

1. Thuật ngữ thạc sĩ là gì trong tiếng anh?

Bạn đã biết thạc sĩ là gì trong tiếng anh chưa?

“Master” là từ ngữ dùng để chỉ chung các học vị thạc sĩ, nhưng không chỉ gọi bằng một từ ngữ khái quát như vậy, các học vị thạc sĩ khác nhau có các tên gọi khác nhau. Thạc sĩ là một hình thức đào tạo sau đại học, đối tượng có thể đăng kí học thạc sĩ là những cử nhân đã tốt nghiệp Đại học, mục đích của việc học thạc sĩ là để trang bị, bổ sung những kiến thức chuyên môn sâu rộng, nâng cao hơn, đồng thời tăng khả năng tư duy và phát triển trí tuệ. To lớn hơn nữa là những người học thạc sĩ sẽ đem kiến thức, chuyên môn của mình cống hiến cho xã hội ở tất cả mọi lĩnh vực.

Sau khi kết thúc quá trình đào tạo thạc sĩ, phải đảm bảo tất cả thạc sĩ có chuyên môn, kĩ năng vững vàng, có thể tự mình thực hành, áp dụng hết kiến thức trong quá trình được rèn luyện – đào tạo. Thời gian đào tạo thạc sĩ sẽ là 2 năm (với hình thức đào tạo tập trung), và 3 năm (với hình thức đào tạo không tập trung). 

Bố cục của chương trình đào tạo thạc sĩ được chia làm 3 phần sau đây:

  • Phần 1: Kiến thức tổng quát
  • Phần 2: Kiến thức chuyên ngành và cơ sở
  • Phần 3: làm và bảo vệ Luận văn thạc sĩ
Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Những từ ngữ chuyên ngành về thạc sĩ trong tiếng anh

Buổi trao bằng thạc sĩ khóa 2016-2018 của trường ĐH Xây Dựng (Hà Nội)

Học vị thạc sĩ có rất nhiều tên tùy vào lĩnh vực mà thạc sĩ đó nghiên cứu và tìm hiểu, vieclam24h.net.vn xin liệt kê tên một số loại thạc sĩ tiêu biểu mà bạn đã và đang nghe mỗi ngày, có thể nói các loại thạc sĩ này khá phổ biến ở Việt Nam chúng ta:

  • Thạc sĩ khoa học xã hội: M.A (The Master of Art)
  • Thạc sĩ khoa học tự nhiên: M.S., MSc, M.Si: (The Master of Science)
  • Thạc sĩ kế toán: MAcc, MAc, Macy (The Master of Accountancy)
  • Thạc sĩ quản trị kinh doanh: MBA (The Master of business Administration)
  • Thạc sĩ quản trị dự án: M.S.P.M. (The Master of Science in Project Management)

Đây là tên một số học vị thạc sĩ tiêu biểu và quen thuộc đối với nền giáo dục Việt Nam, sang phần tiếp theo khi nghiên cứu về các loại bằng thạc sĩ, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nữa nhé!

Xem thêm: Khóa luận tốt nghiệp là gì? Có nên làm khóa luận tốt nghiệp

Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

3. Phân loại bằng thạc sĩ

Có rất nhiều loại bằng thạc sĩ

3.1. Bằng thạc sĩ học thuật

Bằng thạc sĩ học thuật được phân ra làm 3 loại chính, lấy nội dung nghiên cứu chính là các kiến thức tổng quát về tự nhiên – xã hội và nghiên cứu như sau:

  • Thạc sĩ khoa học xã hội (Master of Arts – MA): các cá nhân đã hoàn thành các khóa học về khoa học xã hội (liên quan đến giáo dục, văn học, ngôn ngữ…) sẽ là đối tượng chính của học vị này. Trong quá trình đào tạo, các cá nhân đăng kí học thạc sĩ học thuật sẽ trực tiếp nghe giảng hoặc qua các buổi hội thảo, rồi từ đó triển khai thực hiện các bài kiểm tra hoặc luận văn thạc sĩ với các dự án nghiên cứu cá nhân.
  • Thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science – MS, MSc): trái với các cá nhân học thạc sĩ khoa học xã hội, thạc sĩ khoa học tự nhiên sẽ là các đối tượng đã hoàn thành các khóa học về khoa học tự nhiên (liên quan đến mảng hóa học, kỹ thuật, thống kê…)
  • Thạc sĩ nghiên cứu (trong thạc sĩ nghiên cứu lại được chia ra làm 3 loại nhỏ hơn):

- Master of Research (Mres): dành cho các cá nhân muốn trở thành nghiên cứu sinh – đi sâu vào việc nghiên cứu, hoặc trong tương lại muốn theo học lên học vị tiến sĩ. Khối lượng kiến thức chuyên môn của học vị này sẽ nhiều hơn 2 học vị được kể trên trong bằng thạc sĩ học thuật, nếu bạn muốn theo học, hãy chắc chắn là đã nghiên cứu và tìm hiểu kĩ càng trước.

- Master by Research (MPhil): dành cho các cá nhân muốn nghiên cứu chuyên sâu cụ thể vào một lĩnh vực nào đó theo cách độc lập, thời gian học loại bằng này thường dài hơn các loại bằng khác nhưng đây chính là tiền đề cho việc theo học lên bậc tiến sĩ.

- Master of Studies (MSt): dành riêng cho các trường ĐH tiêu biểu trên thế giới như Oxford, Canberra và Cambridge…Chương trình học cũng tương đương như 2 học vị MA và MSc, cá nhân tham gia học cũng được yêu cầu hoàn tất các giờ học và làm luận văn kết thúc.

3.3. Bằng thạc sĩ chuyên môn

 “Professional Master’s Degree” chính là tên gọi của bằng thạc sĩ chuyên môn, không khác gì tên gọi của mình, đây là chương trình đào tạo định hướng cụ thể các ngành nghề trong tương lai, các loại bằng thạc sĩ chuyên môn bao gồm tên của tất cả các học vị được liệt kê:

  • Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration – MBA)
  • Thạc sĩ Khoa học Thư viện (Master of Library Science – MLS, MLIS, MSLS)
  • Thạc sĩ Quản trị Công (Master of Public Administration – MPA)
  • Thạc sĩ Y tế Công cộng (Master of Public Health – MPH)
  • Thạc sĩ Công tác Xã hội (Master of Social Work – MSW)
  • Thạc sĩ Luật (Master of Laws – LLM)
  • Thạc sĩ Tổng hợp (Master of Arts in Liberal Studies – MA, MALS, MLA/ALM, MLS)
  • Thạc sĩ Nghệ thuật (Master of Fine Arts – MFA)
  • Thạc sĩ Âm nhạc (Master of Music – MM/MMus)
  • Thạc sĩ Giáo dục (Master of Education – MEd, MSEd, MIT, MAEd, MAT)
  • Thạc sĩ Kỹ thuật (Master of Engineering – MEng)
  • Thạc sĩ Kiến trúc (Master of Architecture – MArch)

Xem thêm: Những điều bạn nhất định phải biết về trình độ chuyên môn

Xem Thêm : Tự động hóa là gì? Lợi ích mà tự động hoá mang lại cho con người

4. Bạn đã đủ điều kiện để học thạc sĩ chưa?

Bạn có muốn biết điều kiện để học thạc sĩ là gì không?

Chân trời kiến thức là vô biên, xã hội ngày càng phát triển tiên tiến hơn, đời sống ngày càng phát triển hơn cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu học tập của con người ngày càng nâng cao và lớn mạnh hơn. Nếu như bạn đang muốn học thạc sĩ, hãy cùng vieclam24h.net.vn tìm hiểu về những điều kiện cần thiết để có thể đăng kí học thạc sĩ nhé. Các môn thi bắt buộc để xét tuyển vào cao học hiện nay gồm: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và ngoại ngữ, có thể được khái quát trong các ý sau đây.

4.1. Yêu cầu về môn thi ngoại ngữ

Ngoại ngữ đã và đang trở thành một môn học quan trọng trong tất cả các cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng/đại học, cao học…Mỗi cá nhân muốn thi tuyển theo chuyên ngành hoặc trình độ nào phải tự nhận thức về trình độ ngoại ngữ của bản thân mình. Bên cạnh ngoại ngữ, môn thi thứ hai sẽ được cơ sở đào tạo quyết định. Bạn có thể dự thi môn cơ bản, môn cơ sở ngành hoặc môn cơ sở chuyên ngành. Cơ sở đào tạo sẽ yêu cầu và phê duyệt môn thi này và gửi kèm hồ sơ đăng kí lên các cơ quan cấp cao (các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đào tạo)

4.2. Những yêu cầu chung

Điều kiện bắt buộc của người thi tuyển thạc sĩ là phải tốt nghiệp Đại học đúng theo chuyên ngành đăng kí dự thi, hoặc những chuyên ngành có liên quan và phù hợp với bản thân. Đây là điều kiện bất di bất dịch và không được loại trừ với bất cứ ngành nào. Mỗi đối tượng dự thi khác nhau sẽ được cơ sở dự thi cấp pháp đầy đủ văn bản, tài liệu có quy định rõ ràng kiến thức cần bổ sung.

Một điểm đặc biệt đối với thí sinh ngành ngoại ngữ là nếu thí sinh đăng kí theo bằng tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên thì bằng đại học bắt buộc phải tốt nghiệp một ngành ngoại ngữ hệ đại học chính quy. Những thí sinh chưa tốt nghiệp ngành ngoại ngữ thì bắt buộc phải bổ sung kiến thức ngoại ngữ trước khi thi.

Cơ sở đào tạo sẽ trực tiếp ban hành hồ sơ đăng kí hoặc hồ sơ nhiệm vụ với các ngành hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ.

Điều kiện học thạc sĩ sẽ khác nhau với từng nhóm ngành khác nhau nhưng xét về mặt cơ bản, thí sinh tham gia học thạc sĩ phải đảm bảo được yêu cầu về kiến thức cũng như kĩ năng thì mới có thể học có hiệu quả.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

Xem Thêm : Cách viết hồ sơ xin việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng

5. Lý do nên học thạc sĩ

Lý do nên theo học thạc sĩ

5.1. Nâng cao kiến thức, trí tuệ

Có một điều không thể phủ nhận là càng học sâu biết rộng thì kiến thức của con người ta càng được phát triển rộng rãi, học thạc sĩ là học kĩ càng, chuyên sâu cách nghiên cứu một chủ đề/vấn đề nào đó nên sau khi học thạc sĩ, từ kiến thức, kĩ năng cho đến trí tuệ của bạn sẽ được phát triển mạnh mẽ. Môi trường đào tạo sau Đại học là môi trường đào tạo thiên về mảng học thuật, người học thạc sĩ sẽ được giảng dạy bằng những giáo sư, chuyên gia trong lĩnh vực theo mong muốn nên chắc chắn sẽ được ảnh hưởng bởi phương pháp dạy của họ.

5.2. Vị thế xã hội được nâng cao

Xã hội hiện đại 4.0 ngày càng lớn mạnh, vị thế xã hội càng cao thì sẽ lại càng nhận được sự tôn trọng và ưu tiên hơn. Và đương nhiên, những vị trí về học thuật như các bằng cấp cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ sẽ còn được coi trọng hơn nữa trong xã hội hiện nay.

5.3. Cơ hội việc làm rộng mở hơn

Cơ hội việc làm rộng mở hơn

Có được một tấm bằng thạc sĩ cũng giống như việc có được một bậc thang dẫn lên một chân trời mới với cơ hội và triển vọng công việc tốt hơn, những công việc sẽ phù hợp với khả năng của một thạc sĩ như bạn cũng như sẽ đem lại cho bạn những thứ bạn xứng đáng được nhận khi trở thành một thạc sĩ. Vì đã có kiến thức chuyên ngành sâu sắc và am hiểu sâu về chuyên môn, nên bạn sẽ có thể luân chuyển bất kì công việc nào mà bạn thích, chứ không chỉ là bó buộc ở một hoặc hai công việc tẻ nhạt lặp đi lặp lại nữa. Bằng thạc sĩ cũng sẽ có tác dụng như một tấm thẻ thông hành dẫn bạn từ ngành nghề này qua ngành nghề kia mà không hề khiến cho bạn cảm thấy bó buộc, không thoải mái.

Nhiều công việc mà trước kia khi bạn yêu thích đòi hỏi tấm bằng thạc sĩ thì giờ đây, khi có nó trong tay rồi, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được. Cuộc đời có mấy đâu, hãy mạnh mẽ thực hiện nào!

5.4. Có thêm nhiều mối quan hệ xã hội

Có nhiều mối quan hệ xã hội – theo một cách hiểu nào đó – vẫn là việc mang lại khá nhiều lợi ích cho một cá nhân. Học thạc sĩ là cơ hội giúp bạn kết nối với nhiều người bạn mới, có thêm thật nhiều mối quan hệ, vì những người cũng học thạc sĩ như bạn sẽ có óc phán đoán và khả năng giống như bạn, hoặc họ sẽ tốt hơn. Quen biết, hoặc làm việc với những người như vậy sẽ giúp bản thân bạn phát triển hơn, góp phần thêm thật hoàn thiện trong cuộc sống này.

5.5. Mức thu nhập cao hơn

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, mức thu nhập hấp dẫn luôn là một điểm cộng lớn mỗi khi băn khoăn bắt tay vào một ngành nghề/công việc nào đó. Vì tính chất công việc liên quan đến trình độ thạc sĩ luôn yêu cầu sự linh hoạt và kĩ năng chuyên môn cao, nên mức lương thưởng cũng sẽ hoàn toàn xứng đáng với khả năng và những gì bạn cống hiến cho công việc.

Như vậy, qua bài viết trên đây, vieclam24h.net.vn đã giúp bạn tìm hiểu về học vị thạc sĩ là gì trong tiếng anh, đồng thời cũng đem đến cho các bạn những kiến thức nền về thạc sĩ, phân loại các cấp bậc thạc sĩ và đưa ra những lý do nên học thạc sĩ. Vieclam24h.net.vn chúc bạn thành công trong cuộc sống, nếu dám mơ ước và hi vọng, hãy can đảm theo đuổi và đạt được nhé!

Bài Viết Nổi Bật