Học hỏi kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn từ người thành công

Nguyễn Hương Anh   Thứ sáu, 20/05/2022

Kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn là chìa khóa giúp các ứng viên xuất hiện trước mắt nhà tuyển dụng với tâm thế tự tin và phát huy được hết sở trường của mình. Tuy nhiên, để làm tốt trong cả hai khâu trên, ứng viên cần rèn luyện rất nhiều và đúc rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước đó. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những kỹ năng cần thiết giúp ứng viên chuẩn bị tốt hồ sơ xin việc và tự tin vượt qua vòng phỏng vấn nhé!

1. Kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn có cần thiết không?

Trong quá trình phỏng vấn xin việc, người thể hiện bản thân mình tốt hơn sẽ là người chiến thắng sau cùng. Sự cạnh tranh giữa các ứng viên luôn tồn tại, thể hiện nhiều nhất ở hồ sơ xin việc và cách mà mỗi người trả lời phỏng vấn. Điểm mấu chốt ở đây đó là bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn chính là ứng viên phù hợp nhất cho công việc.

Người thể hiện bản thân mình tốt hơn sẽ là người chiến thắng

Những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, cung như những người chưa có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin việc và phỏng vấn thường  không biết cách tận dụng những ưu thế sẵn có để khiến cho bản thân trở nên thật nổi bật. Một số ứng viên cho rằng kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân đủ để giúp họ được nhà tuyển dụng lựa chọn.

Tuy nhiên, chớ quên rằng có còn có nhiều người phù hợp với công việc hơn bạn. Ngay cả khi bạn có kinh nghiệm làm việc, chuyên môn và kỹ năng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn vẫn phải tận dụng hết mọi ưu thế của bản thân để nắm chắc cơ hội trúng tuyển.

Khi nhà tuyển dụng chưa tiếp xúc với bạn, hồ sơ xin việc chính là công cụ giúp họ nhớ đến bạn. Khi có cơ hội gặp mặt trực tiếp, kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng. Bởi vậy, có thể nói rằng kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn là vô cùng cần thiết đối với mỗi ứng viên đang tìm kiếm việc làm.

Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn mọi ứng viên cần ghi nhớ

Một bộ hồ sơ xin việc tốt luôn có sức hút đối với nhà tuyển dụng. Đây là tiền đề tốt giúp ứng viên tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn. Tuy vậy, để chuẩn bị được một bộ hồ sơ xin việc tốt chưa bao giờ là dễ dàng cả.

Hồ sơ xin việc tốt là tiền đề giúp bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn

Mặc dù ai cũng hiểu rõ những giấy tờ và tài liệu cần có trong hồ sơ xin việc, tuy nhiên điều tạo nên sự khác biệt là ở những thông tin mà bạn cung cấp.

Sau đây là một số kỹ năng lập hồ sơ xin việc mà tất cả các bạn ứng viên cần ghi nhớ nếu không muốn cơ hội trúng tuyển của mình bị đánh mất đi bởi những sai lầm không đáng có.

2.1. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc không phải ai cũng biết

2.1.1. Hồ sơ xin việc cần có những giấy tờ tài liệu nào?

Thông thường sẽ có những quy chuẩn chung cho một bộ hồ sơ xin việc mà mọi ứng viên cần ghi nhớ. Những quy chuẩn này bao gồm:

- Hồ sơ xin việc phải có dán ảnh thẻ. Điều này là rất dễ hiểu bởi ít nhiều nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số tiêu chí về ngoại hình dành cho ứng viên. Chưa kể những công việc như lễ tân, thư ký, tư vấn… đều cần ứng viên có ngoại hình ưa nhìn.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, bao gồm cả dấu giáp lai trên ảnh thẻ. Hãy chuẩn bị một sơ yếu lý lịch thật bật được tô điểm bởi những thành tích cá nhân nhé!

- Đơn xin việc ấn tượng.

- Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh chuyên môn à thành tích của ứng viên phù hợp với công việc mà họ ứng tuyển.

- Thư giới thiệu nếu có.

- Giấy khám sức khỏe.

- Giấy tờ tùy thân.

Tất cả những giấy tờ trên cần được cho vào một túi hồ sơ, ngoài bìa ghi rõ thông tin liên hệ cơ bản của ứng viên. Ngoài ra, hãy đọc kỹ tin tuyển dụng vì một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ hoặc tài liệu đặc biệt nào đó.

Đọc kỹ tin tuyển dụng để không bỏ lỡ bất cứ điều gì

2.1.2. Khi nộp hồ sơ xin việc cần lưu ý những gì?

Bạn nên photocopy lại hồ sơ xin việc để sử dụng khi đi phỏng vấn vì có nhiều doanh nghiệp không bắt buộc ứng viên phải nộp hồ sơ gốc. Hơn nữa, bạn sẽ mất thời gian để chuẩn bị và công chứng các giấy tờ trong hồ sơ xin việc. Vì vậy, nên sử dụng hồ sơ photocopy nếu có thể để không phải làm lại hồ sơ gốc nhiều lần.

Bên cạnh đó, nếu có thể bạn hãy tự mang hồ sơ đến nộp tại đơn vị tuyển dụng. Bạn vừa tìm hiểu trước đường đi, vừa đảm bảo được rằng hồ sơ xin việc của mình được gửi đến tay nhà tuyển dụng.

Sau khi nộp hồ sơ, hãy tiếp tục theo dõi trang chủ hoặc fanpage của nhà tuyển dụng để cập nhật những thông tin mới nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi điện thoại hoặc hộp thư điện tử để không bỏ lỡ bất kỳ thông báo nào từ nhà tuyển dụng nhé!

2.2. Bí quyết phỏng vấn của người thành công

2.2.1. Những ấn tượng không tốt cần tránh mắc phải

Phỏng vấn trực tiếp chính là cơ hội gặp mặt đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Đó cũng là lúc ấn tượng đầu tiên “lên tiếng”. Ấn tượng đầu tiên có sức chi phối rất mạnh mẽ đến định kiến và quyết định của nhà tuyển dụng.

Ấn tượng đầu tiên có nhiều ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng

Chính vì vậy, để thành công vượt qua vòng phỏng vấn, bạn cần tránh để lại những ấn tượng không tốt sau đây:

- Đi phỏng vấn cho biết: Đây là kiểu ứng viên không thể nào có thiện cảm nổi. Những ứng viên kiểu này thường không chú tâm đến câu hỏi của nhà tuyển dụng và chắc chắn sẽ bị loại bỏ ngay lập tức vì sự thiếu nghiêm túc.

- Chưa sẵn sàng cho buổi phỏng vấn: Kiểu ứng viên này thường thấy ở những bạn sinh viên mới ra trường. Sự thiếu kinh nghiệm dẫn đến tâm lý hoang mang và lúng túng không biết trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng hoặc trả lời không đúng trọng tâm.

- Ứng viên không chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: Điều này được thể hiện ngay từ trang phục hoặc sự thiếu tập trung khi phỏng vấn. Thậm chí có những ứng viên còn không hiểu rõ về vị trí công việc mà mình ứng tuyển.

- Ứng viên thiếu trung thực: Biểu hiện rõ nhất ở những ứng viên thuộc nhóm này đó là thổi phồng thành tích và mức lương nhận được trong những công việc đã từng làm trước đó.

Sự thiếu nghiêm túc sẽ để lại ấn tượng không tốt

Ngoài ra, bạn cần tránh nói lan man, không tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng. Một số thói quen xấu như ngồi rung đùi, thường xuyên xem đồng hồ, bẻ đốt ngón tay, thường xuyên ngó nghiêng… cũng khiến cho nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về ứng viên.

2.2.2. Làm thế nào khi đối mặt với những câu hỏi khó?

Cho dù bạn tự tin rằng mình đã chuẩn bị rất tốt cho buổi phỏng vấn, thì bạn vẫn có thể gặp phải những câu hỏi khó mà chưa thể đưa ra đáp án ngay. Những lúc như vậy, điều đầu tiên bạn cần nhớ là hãy giữ bình tĩnh. Nếu bạn không thể bình tĩnh thì sẽ không có sau đó nữa.

Ngoài ra, bạn có thể kéo dài thêm một chút thời gian bằng cách yêu cầu người phỏng vấn làm rõ câu hỏi hoặc hỏi lại một vài chi tiết khá rắc rối trong câu hỏi trước đó. Trong lúc ấy, hãy nhanh chóng suy nghĩ đến câu trả lời. Tuyệt đối không được trả lời rằng mình không biết nhé!

Những ứng viên thông minh thường xem xét động cơ thật sự của nhà tuyển dụng phía sau những câu hỏi khó. Đôi khi, nhà tuyển dụng chỉ muốn thử khả năng ứng biến của bạn. Nếu khéo léo, bạn còn có thể chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề mà bạn cảm thấy tự tin hơn.

Nếu bạn không thể bình tĩnh thì sẽ không có sau đó nữa

Trong cuộc đời mỗi con người sẽ có không ít lần tìm kiếm công việc mới. Bởi vậy, kỹ năng lập hồ sơ xin việc và phỏng vấn được xem là kỹ năng bản lề và vô cùng cần thiết. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có một góc tiếp cận mới mẻ hơn và toàn diện hơn về quá trình tìm kiếm và phỏng vấn xin việc. Chúc các bạn sẽ thành công trong buổi phỏng vấn sắp tới của mình!

Bài Viết Nổi Bật