3 điều cần phải làm trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc

Phạm Hồng   Thứ năm, 22/10/2020

Lần đầu tiên đi phỏng vấn chắc chắn sẽ có rất nhiều nỗi lo sợ và hồi hộp, bởi bạn là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhưng nếu được chuẩn bị kỹ càng 3 điều sau thì lần đầu tiên phỏng vấn xin việc của bạn sẽ để lại ấn tượng tốt cho người phỏng vấn và buổi phỏng vấn của bạn sẽ trôi qua dễ dàng, thuận lợi hơn bạn nghĩ.

1. Tìm hiểu kỹ về công ty, về vị trí ứng tuyển

1.1. Tìm hiểu về công ty

Tìm hiểu về công ty

Bạn đã rải CV của mình ở rất nhiều trang mạng tìm việc, trên facebook, để tìm kiếm và chờ đợi các nhà tuyển dụng liên lạc phỏng vấn. Khi nhà tuyển dụng liên hệ và hẹn phỏng vấn, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu về công ty, về sản phẩm công ty đang kinh doanh, về văn hóa công ty. Những điều này tất cả đều có trên fanpage công ty  bạn chỉ cần tìm hiểu một chút, cố gắng hiểu và diễn giải tốt khi người phỏng vấn có hỏi đến.

Thường người phỏng vấn sẽ hỏi: “Em đã tìm hiểu qua về công ty chưa” ?

Lúc đó bạn nên trình bày một cách ngắn gọn về: lĩnh vực công ty, sản phẩm chủ yếu của công ty, phần này không nên quá dài dòng chi tiết.

Điều này sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy bạn đang thực sự quan tâm đến công ty và thực sự nghiêm túc  trong lần phỏng vấn tìm việc này.

Bạn đã ghi điểm trong mắt người phỏng vấn rồi đó.

1.2. Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Bạn nên đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, đó là phần chi tiết về công việc bạn cần làm ở công ty.

Mức lương, phúc lợi công ty của vị trí đó.

Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2.  Chuẩn bị kỹ về kiến thức của bản thân

2.1.  Kinh nghiệm của bản thân về công việc đang muốn ứng tuyển

Nếu đã có kinh nghiệm trong công việc này, ngoài những phần đã nêu ra trong bản CV bạn nên tìm hiểu thêm chuyên sâu hơn về công việc, thể hiện rằng sự thật đã có kinh nghiệm trong làm việc, chứ ko phải bạn chỉ viết chơi thế thôi. Có thể tìm hiểu trên mạng, hoặc theo kinh nghiệm tham khảo được, học được ở đâu đó.

Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này, bạn cũng nên thành thực với người phỏng vấn, không nên múa rìu qua mắt thợ. Nếu bạn không thành thực, chém gió về kinh nghiệm làm việc rất nhanh người tuyển dụng sẽ nhìn ra được và không có cảm tình với bạn ngay từ đầu, và khả năng trượt của bạn cũng rất cao.

2.2.  Điểm mạnh bản thân để phù hợp với công việc

Điểm mạnh bản thân để phù hợp với công việc

Trước tiên bạn phải xác định được mình mạnh nhất ở điểm nào. Ví dụ bạn đã có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng  thì điểm mạnh của bạn là có kỹ năng thuyết phục khách hàng, nhanh nhẹn chủ động trong công việc, chịu được áp lực cao.

Hoặc bạn cũng có thể đánh giá thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân: trung thực, chăm chỉ, có tính kỷ luật cao.

Người phỏng vấn đôi khi rất quan tâm đến các khả năng về xã hội, kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công việc trước đây của bạn để đánh giá bạn có phải là ứng viên sáng giá cho vị trí này không, thế nên cứ cho họ các thông tin trên.

Điểm yếu?? Vâng, đúng vậy bạn cũng nên nghĩ trước đến nó vì biết đâu sẽ bị hỏi. Lúc đó cũng không quá hoang mang được. Tuy nhiên bạn cũng đừng phô ra hết điểm yếu của mình hãy nêu ra một chút nhưng là loại điểm yếu có thể sửa chữa được trong quá trình làm việc, hoặc cũng từ đó biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình trong công việc này.

Ví dụ: bạn là người hướng nội, hơi ít nói một chút bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên Content. Không giỏi nói thì viết, người hướng nội thường sẽ là người rất giỏi quan sát, nắm bắt ý người khác, và thường họ sẽ là người có những ý tưởng độc đáo, tìm ra những nhu cầu của khách hàng mới lạ ít người nghĩ ra được.

2.3. Tự đặt ra các câu hỏi và luyện tập trả lời trước

Tự đặt ra các câu hỏi và luyện tập trả lời trước

Vì đây là lần đầu đi phỏng vấn xin việc, sẽ không tránh khỏi được run khi không biết người phỏng vấn sẽ hỏi gì, để bớt run hơn thì nên luyện tập trước một số câu hỏi có thể bị hỏi trong quá trình phỏng vấn. Mình xin gợi ý một ý để bạn có thể trả lời một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất sau đây:

- Câu hỏi về giới thiệu bản thân : Bạn nên trình bày ngắn gọn về thông tin cơ bản bản thân, kinh nghiệm làm việc, điểm mạnh bản thân. Trình bày về bản thân nên gói gọn trong  khoảng 2-2,5 phút tránh lan man dài dòng.

- Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp: bạn nên đã xác định rõ định hướng nghề nghiệp của mình và nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng đến. Không thể bạn đang muốn ứng tuyển đến công việc này nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại chẳng liên quan gì cả. Hãy đưa ra định hướng làm việc có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển và lời hứa “muốn phát triển, hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn, xác định đây là công việc yêu thích và muốn gắn bó với nó lâu dài”.

- Câu hỏi về kinh nghiệm làm việc: đây là câu hỏi thường gặp trong hầu hết các cuộc phỏng vấn và cũng rất quan trọng để người phỏng vấn đánh giá ứng viên.

Như đã chuẩn bị trước, bạn nên trình bày một cách trung thực, chia sẻ nhưng kinh nghiệm thực của bản thân về kinh nghiệm làm việc của mình. Nếu chưa có kinh nghiệm thì hãy nói bạn rất hứng thú với công việc này và dành nhiều thời gian để học tập và phát triển kỹ năng, bạn đang cần tìm một công ty tốt để gắn bó và làm việc lâu dài.

- Câu hỏi về sâu công việc: cách bạn làm việc như thế nào. Câu hỏi này giúp người phỏng vấn có thể hiểu được cách thức và quy trình làm việc để đánh giá phần nào năng lực của ứng viên trong việc quản lý công việc.

Một nhân viên ưu tú sẽ luôn cõ cách làm một cách hiệu quả thông qua các kế hoạch, báo cáo theo dõi các tiến độ công việc.

Hãy cho họ thấy bạn là người như thế, bạn có  cách làm việc khoa học và biết quản lý thời gian hợp lý.

Hãy cho họ thấy bạn là người như thế, bạn có  cách làm việc khoa học và biết quản lý thời gian hợp lý.

- Câu hỏi về công ty cũ  của bạn:  thường là tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ ?

Lời khuyên cho câu hỏi dạng này là bạn đừng bao giờ chê trách công ty cũ hay đưa ra những lý do bạn nghỉ ở công ty cũ như: nội quy quá khắt khe, do bất bình với sếp cũ hay đồng nghiệp, hay công việc quá nặng nhọc …..

Bạn nên trả lời do định hướng công ty cũ thay đổi không còn phù hợp với bạn, bạn không còn được làm công việc phù hợp với mình, khả năng phát triển không cao để có thể cống hiến lâu dài. Từ đó người phỏng vấn thấy được bạn thật sự đang muốn tìm công việc ở môi trường tốt hơn phù hợp hơn. Đừng quên đưa ra lý do “qua tìm hiểu tôi thấy công ty mình có định hướng phát triển tốt, môi trường làm việc  và các chế độ phù hợp hơn với tôi mong muốn “.

- Câu hỏi liên quan đến phúc lợi, lương thưởng: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu? Và mức lương tối thiểu có thể chấp nhận được của bạn.

Bạn không nên đưa ra một mức lương mong muốn quá cao. Cũng đừng vì tự ti mà để mức lương tối thiểu quá thấp. Hãy biết dung hòa, tùy vào kinh nghiệm, khả năng năng lực của bạn không cao quá, không thấp quá đủ để thấy được giá trị của bản thân bạn.

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn, nếu bạn lần đầu đi phỏng vấn xin việc việc nắm được các câu hỏi cơ bản trên cũng đã giúp bạn phần nào giảm bớt đi được nỗi lo, và cũng tăng khả năng bạn sẽ được nhận vào vị trí yêu thích của mình.

Hãy luyện tập trả lời các câu hỏi trước gương hoặc trước những người bạn, giúp chau chuốt câu từ hơn, bớt run tự tin hơn trước người phỏng vấn.

 2.4. Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn

Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn

Những bạn đi phỏng vấn xin việc lần đầu tiên thường rất ít đặt lại câu hỏi cho người phỏng vấn, thường thì sẽ hơi bị động chỉ đợi hỏi rồi mới trả lời, thậm chí khi được người phỏng vấn hỏi “bạn có câu hỏi nào không” thường cũng sẽ  không hỏi “không có gì ạ?”

Tuy nhiên cũng không nên quá căng thẳng về câu hỏi này. Bạn có thể hỏi lại về chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội, quy trình làm việc, xin nghỉ phép và các báo cáo liên quan đến công việc. Để thể hiện bạn có đang tương tác và lắng nghe quan tâm đến vị trí này.

Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

3. Tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn

Tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn

Bạn có 7 giây để gây ấn tượng với người đối diện, hãy tận dụng 7 giây ngắn ngủi này. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nếu không tạo được ấn tượng tốt trong 7 giây đầu bạn sẽ mất 2 năm để làm lại điều đó. Ấn tượng 7 giây đó sẽ quyết định 90% việc người khác có cảm tình với bạn hay không.

Đầu tiên là gương mặt: nơi thu hút cái nhìn đầu tiên trong giao tiếp. Luôn tạo ấn tượng cho người khác bằng nụ cười tươi tắn đó là cách làm nhanh nhất để tạo thiện cảm và lan tỏa năng lượng tích cực.

Tác phong: tác phong tự tin là điều rất quan trọng trong giao tiếp, người tự tin luôn luôn lan tỏa được năng lượng tích cực, rất dễ gây thiện cảm với người đối diện. Nếu bạn quá nhút nhát rụt rè thì ở lần đầu tiếp xúc có thể người khác sẽ đánh giá bạn là người kiêu căng hoặc kém giao tiếp. Hoặc ngược lại nếu bạn quá tự phụ thì cũng có gây được ấn tượng đấy nhưng lại là ấn tượng xấu cơ.

Trang phục: lịch sự nhã nhặn, đừng khiến người khác phải chóng vì một cái váy hoa bước sặc sỡ hãy một cái áo vằn vện tua rua. Hãy chọn trang phục phù hợp. Các cụ đã dạy “đừng trông mặt mà bắt hình dong “. Tuy nhiên nếu bên ngoài bạn là người chỉn chu sạch sẽ thì cũng đã tạo ấn tượng tốt đối với người phỏng vấn rồi.

Bạn nên ăn mặc một cách lịch sự, nên trang điểm nhẹ nhàng đối với nữ giới, ăn mặc đẹp giúp ta tự tin hơn rất nhiều.

Không nên ăn vận trang điểm quá lòe loẹt.

 Thời gian bạn nên đến ít nhất là đúng giờ

Về thời gian bạn nên đến ít nhất là đúng giờ tốt hơn hết là đến trước giờ phỏng vấn 10-15 phút để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tinh thần cho buổi phỏng vấn. Đừng đến muộn vì bất cứ lý do gì, không ai muốn chờ đợi ai cả.

Nói chung, có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị để gây được ấn tượng tốt đối với người phỏng vấn trong lần phỏng vấn xin việc đầu tiên này. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá căng thẳng, vượt qua được lần đầu tiên này cũng sẽ là một trải nghiệm rất thú vị trong cuộc đời bạn, cũng giúp bạn rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong các lần phỏng vấn sau này.

Bài Viết Nổi Bật