Các bước cần làm để có sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương?

Trần Phương Nhi   Thứ ba, 25/05/2021

​Sơ yếu lý lịch là một trong những thành tố quan trọng giúp ứng viên xin việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng của mình. Người lao động thường được yêu cầu cung cấp sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương và các loại giấy tờ liên quan khác có công chứng để hoàn tất thủ tục sử dụng lao động.

1. Sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương là gì?

Sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương là bản sơ yếu lý lịch với đầy đủ thông tin đã kê khai và ảnh dán sẵn, được nộp lên cơ quan hành chính địa phương và đóng dấu đỏ xác nhận.

Ở một số địa phương, cán bộ thực hiện công việc chứng thực sơ yếu lý lịch sẽ ghi một số nhận xét về mức độ chấp hành pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước lên phần xác nhận. Tuy nhiên, không có điều luật, nghị định nào quy định về việc đánh giá biểu hiện, thái độ của công dân trên sơ yếu lý lịch bởi người chứng thực cả.

Sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương là gì?

Thực chất, chính quyền địa phương chỉ chứng thực chữ ký của người kê khai thông tin trên bản sơ yếu lý lịch chứ không đảm bảo tính chính xác của thông tin của cá nhân trên đó. Cá nhân thực hiện kê khai thông tin trên sơ yếu lý lịch phải tự chịu trách nhiệm với những thông tin được điền trên tờ tự thuật. Để đảm bảo nhà tuyển dụng nắm được những thông tin chính xác về ứng viên xin việc, bên cạnh sơ yếu lý lịch có dấu chứng thực còn cần những giấy giờ công chứng liên quan như sổ hộ khẩu bản sao công chứng, chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng,..v..v

Xem thêm: Công chứng viên là gì? Những hiểu biết cơ bản về công chứng viên

Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Vì sao sơ yếu lý lịch cần có xác nhận của địa phương?

Nhà tuyển dụng luôn luôn yêu cầu bạn cung cấp một bộ hồ sơ bao gồm sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương và các giấy tờ cá nhân có liên quan được công chứng. Lý do là vì họ cần một số giấy tờ có hiệu lực pháp lý chứng minh những thông tin cá nhân cần thiết để tin tưởng sử dụng lao động và làm những thủ tục liên quan đến hợp đồng lao động theo đúng luật pháp mà nhà nước ban hành.

Vì sao sơ yếu lý lịch cần có xác nhận của địa phương?

Đối với cá nhân người kê khai, sau khi đã hoàn thành bước điền đầy đủ thông tin trên tờ khai lý lịch cá nhân, bạn cần lấy dấu xác nhận công chứng trên đầy đủ các loại giấy tờ bởi cơ quan có thẩm quyền để chứng minh những thông tin được ghi trên lý lịch là có cơ sở, đáng tin cậy. Khi đó, bản sơ yếu lý lịch của bạn đã có đủ hiệu lực để nộp tới các cơ quan liên quan đến quá trình xin việc hoặc một số cơ quan hành chính xử lý các vấn đề liên quan. Nếu sơ yếu lý lịch của bạn thiếu đi sự xác nhận của chính quyền địa phương thì về cơ bản nó không có giá trị về mặt pháp lý và không thể sử dụng được.

Xem thêm: Quy trình xin xác nhận sơ yếu lý lịch nhanh chóng, đúng quy định

Xem Thêm : Tự động hóa là gì? Lợi ích mà tự động hoá mang lại cho con người

3. Xin dấu xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu tại địa phương?

Một câu hỏi đặt ra cho mỗi người khi muốn hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc của mình đó là chúng ta có thể xin dấu xác nhận trên sơ yếu lý lịch ở đâu, cơ quan nào thực hiện công việc xác thực tài liệu, giấy tờ quan trọng này?  Để chứng thực sơ yếu lý lịch, cá nhân người yêu cầu chứng thực có thể tới ủy ban nhân dân phường/xã, hoặc văn phòng công chứng ở địa phương để xin dấu chứng thực cho văn bản của mình.

Xin xác nhận sơ yếu lý lịch tại văn phòng công chứng.

Một số người cho rằng sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương nhất thiết phải được chứng thực bởi cơ quan hành chính nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, điều này là chưa chính xác. Việc xin dấu xác nhận của địa phương có thể được thực hiện ở các cơ quan công chứng có đầy đủ giấy phép, thẩm quyền hợp pháp hoặc ủy ban nhân dân phường/xã bất kỳ, không yêu cầu bắt buộc là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của cá nhân yêu cầu chứng thực.

Xin xác nhận sơ yếu lý lịch tại ubnd địa phương.

Bạn sẽ phải mang đầy đủ giấy tờ cần thiết tới bộ phận tiếp nhận hồ sơ ở ủy ban nhân dân hoặc văn phòng công chứng bạn muốn, cũng cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho người tiếp nhận, làm các thủ tục cần thiết được yêu cầu bởi nhân viên hành chính  và chờ lấy kết quả. Thường thì quá trình xử lý hồ sơ, sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương sẽ kéo dài từ một ngày tới vài ngày, tùy theo tình hình công việc của cơ quan đó. Sau khi đã có được xác nhận của chính quyền địa phương, sơ yếu lý lịch của bạn đã có đủ hiệu lực, giá trị pháp lý để sử dụng cho mục đích xin việc hoặc những thủ tục hành chính khác.

Xem Thêm : Cách viết hồ sơ xin việc gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng

4. Khi đi xin chứng thực sơ yếu lý lịch cần mang những giấy tờ gì?

Công đoạn chuẩn bị thủ tục, giấy tờ trước khi tới cơ quan chính quyền thực sự khiến nhiều người phải đau đầu vì không nắm rõ những gì cần phải mang theo, phải làm những gì để hoàn tất những công đoạn cần thiết cho một bản sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương.

Để tránh tình trạng người muốn chứng thực sơ yếu lý lịch phải đi lại nhiều lần, mất thời gian vào việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, được yêu cầu bởi người chứng thực, sau đây là một số những lưu ý cho bạn đọc về những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đến cơ quan thẩm quyền. Theo điều 24 nghị định 23/2015, khi đi xin chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch, người yêu cầu chứng thực cần mang theo bản chính hoặc bản sao có dấu công chứng chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu vẫn còn giá trị sử dụng tại thời điểm chứng thực. Việc mang theo những loại giấy tờ trên giúp người chứng thực có thể xác định chính xác danh tính người yêu cầu chứng thực có đúng với thông tin kê khai hay không bên cạnh việc xác nhận chữ ký trên bản sơ yếu lý lịch.

Các loại giấy tờ cần mang theo khi đi xác thực sơ yếu lý lịch.

Ngoài việc hoàn tất bản sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương, để hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc một cách nhanh chóng và thuận tiện, các bạn nên mang theo các giấy tờ có liên quan cần công chứng, đối chiếu xác nhận như sổ hộ khẩu và bản sao, giấy khai sinh và bản sao, ..v..v Tất cả những loại giấy tờ trên đều là những yếu tố quan trọng trong một bộ hồ sơ được yêu cầu cung cấp bởi nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Thành phần gia đình, yếu tố quan trọng của sơ yếu lý lịch

Xem Thêm : “Lộ tẩy” phong cách giờ làm việc Viettel Post - Bạn đã biết?

5. Sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương có thời hạn hay không?

Một số người không muốn tốn nhiều thời gian vào việc làm đi làm lại nhiều lần hồ sơ cá nhân nên đã mang nhiều giấy tờ đi chứng thực, công chứng thành nhiều bản để sau này tiện dùng cho những công việc khác. Mặc dù vậy, việc làm này không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả vì vấn đề thời hạn của dấu xác nhận, công chứng, chứng thực,...

Mặc dù luật Công chứng 2014 và nghị định 23/2015/NĐ-CP không quy định về thời hạn có hiệu lực của văn bản, giấy tờ chứng thực, công chứng ngoại trừ một số giấy tờ biểu thị một số thông tin có thể thay đổi được theo thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên phải cung cấp hồ sơ có dấu xác thực của cơ quan thẩm quyền trong vòng 6 tháng nhằm đáp ứng những yêu cầu về xác định danh tính, thông tin cá nhân của người ứng tuyển.

Sơ yếu lý lịch có xác nhận chưa chính xác.

Sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương cũng được xem như chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng đối với các công ty tuyển dụng để đảm bảo tính cập nhật, kịp thời và chính xác của thông tin. Vậy nên dù cho có muốn thuận tiện nhưng các bạn cũng chỉ nên xin xác nhận cho những giấy tờ, tài liệu dự kiến cần sử dụng trong 6 tháng tới để tránh lãng phí và giảm tải khối lượng công việc không cần thiết cho văn phòng hành chính địa phương.

Hy vọng những chia sẻ của vieclam24h.net.vn đã giúp các bạn có đủ thông tin để chuẩn bị cho mình một sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương đúng chuẩn một cách nhanh chóng và hiệu quả, sẵn sàng cho cuộc chinh phục các nhà tuyển dụng.

Bài Viết Nổi Bật