Tham vọng là gì? Mối liên hệ giữa tham vọng và thành công

Diệp Nhi   Thứ sáu, 13/03/2020

Trong giao tiếp hằng ngày, không ít lần chúng ta xoay quanh những câu chuyện nói về chủ đề liên quan đến đức tính tham vọng của con người. Vậy đức tính này có giống như: ước mơ, khát vọng, hy vọng,... và có đem lại lợi ích gì cho những người sở hữu nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!.

1. Tham vọng là gì?

Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi cho bản thân: Mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời của mình là gì? Mục tiêu đó có quá lớn so với khả năng của mình không? Đó có được coi là tham vọng không? Và tham vọng có phải đức tính tốt không?

 

Tham vọng là gì?

 

Theo quan điểm của Shakespeare: “ Bản chất của tham vọng chẳng qua là chiếc bóng của ước mơ”, còn theo William Faulkner thì: “Tham vọng! Nguồn gốc đầy uy lực của cả điều tốt đẹp và xấu xa”.Theo tôi hiểu tham vọng là từ ghép của “ tham lam” và “hy vọng”, nghĩa là muốn một điều gì đó và hy vọng sẽ có được nó. 

Xem thêm: Nhiệt huyết là gì? Bí quết làm sống dậy nhiệt huyết trong bạn

Xem Thêm : Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

2. Bản chất và ý nghĩa của tham vọng

Như chúng ta đã biết, mọi thứ trong cuộc sống đều có hai mặt và tham vọng cũng không ngoại lệ. Tại sao tôi lại nói vậy? Chúng ta cùng đi phân tích quan điểm này nhé!

Bạn đã trả lời được câu hỏi này chưa: Tôi là ai? Tôi được sinh ra trên đời với mục đích gì? Tôi có thực sự đang sống hay chỉ là sự tồn tại?. Mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ của riêng mình, có nhiều người khi về già đã phải hối tiếc vì phí hoài tuổi trẻ, vì không dám theo đuổi ước mơ. 

Vậy những người thành công họ làm thế nào để sống một cuộc đời trọn vẹn?.

Bản chất của tham vọng 

Đó là ngay từ khi còn trẻ họ đã xác định được ước mơ, sứ mệnh cuộc đời mình. Những ước mơ đó của họ có thể là rất lớn, chỉ bản thân họ mới có đủ niềm tin là có thể đạt được. Những người khác sẽ nói: Anh ta quá tham vọng rồi, rằng đó là điều không thể, phi thực tế,.... Nhưng xung quanh ta đầy rẫy những tấm gương nghị lực “ thép” khiến thế giới phải ngả mũ bái phục như: Nhạc sĩ thiên tài Beethoven bị khiếm thính và điếc nhưng vẫn để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời, giáo sư vật lý Stephen Hawking là người khuyết tật nhưng có thể trở thành “ ông hoàng” vật lý lý thuyết thế giới, hay Sudha Chandran bị tai nạn mất chân phải nhưng bằng ý chí, nghị lực của mình cô đã trở thành vũ công xuất sắc nhất Ấn Độ,...

Qua các dẫn chứng kể trên, có thể nói thành quả mà những người thành công đạt được chính là những ước mơ lớn, là tham vọng của họ. Nếu họ không phải là một người tham vọng thì nhân loại sẽ không thể có những thành tựu như ngày hôm nay. Luôn mang trong mình ý chí chiến thắng bản thân, mang lại giá trị cho đời chính là động lực thúc đẩy họ không ngừng rèn luyện với tinh thần thép không bao giờ bỏ cuộc, và cuộc đời đã trao tặng cho họ những gì xứng đáng nhất. 

Bên cạnh đó, tham vọng cũng có mặt trái của nó, đó là khi một người có quá nhiều tham vọng hoặc tham vọng quá cao, có thể nói là những ước muốn bất khả thi, phi thực tế, không thể đạt được. Đặt ra những “tham vọng khả thi” và khi chạm được đến nó bạn sẽ vui sướng, hạnh phúc vô cùng, cảm giác của sự thành công.  Ngược lại, quá nhiều tham vọng và tham vọng quá cao có thể đồng nghĩa với tham lam và mang sắc thái tiêu cực, một số người có thể sẽ bất chấp tất cả, bất chấp luật pháp, đạo đức để thực hiện được mục đích của mình. Khi không thể đạt được tham vọng của mình con người ta sẽ dễ rơi vào tâm lý chán nản, bi quan, thậm chí áp lực quá dẫn đến điên loạn, đánh mất thanh thản, sự bình yên trong tâm hồn.

Đại bàng - Biểu tượng của tham vọng
Xem Thêm : Lệ phí là gì? Những quy định pháp luật về nghĩa vụ nộp lệ phí

3. Tại sao có thể nói người thành công là người có tham vọng?

3.1. Tham vọng tạo ra mục tiêu

Tham vọng là đích đến cần đạt được và mục tiêu chính là kim chỉ nam dẫn lối trên con đường chinh phục tham vọng đó. Công thức của sự thất bại thì có thể nhiều nhưng công thức để tạo nên thành công thì là duy nhất. Và người thành công chính là những người tạo nên và nằm lòng công thức đó. Để đạt được tham vọng nào đó thì theo công thức, người thành công sẽ chia thành những mục tiêu nhỏ và thiết kế bản kế hoạch chi tiết, cụ thể kèm thời gian hoàn thành. Thực hiện theo công thức này thì cánh cửa thành công sẽ luôn rộng mở chào đón bạn.

Bạn thực sự đang“ sống” hay chỉ là sự “ tồn tại”? Theo ý kiến của Frank Tyger: “Tham vọng là nhiệt huyết có mục đích”. Vậy nếu chưa đặt ra tham vọng cho mình tức là chúng ta đang sống cuộc đời không có mục đích ngày ngày đi học, đi làm như những cỗ máy vô tri, vô giác, không có định hướng nghề nghiệp, tương lai. Cứ tiếp tục cuộc sống như vậy không chỉ không tạo ra giá trị gì cho gia đình, xã hội mà cuộc đời bạn sớm muộn cũng rơi xuống vực thẳm vì bị xã hội đào thải và thay thế bởi những người xuất sắc hơn bạn. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ cần học hỏi tri thức từ thế hệ đi trước và đặt ra tham vọng, mục đích sống cho bản thân, hoạch định kế hoạch thực hiện để tiến tới thành công.

Tham vọng tạo ra mục tiêu

3.2. Tham vọng tạo nên sức mạnh

Chúng ta đang có sức mạnh gì, sức mạnh đủ lớn nào giúp ta có đủ bạn lĩnh, nghị lực,...để chinh phục thành công trên con đường phát triển sự nghiệp, có thể nói đó chính là tham vọng. Tại sao lại nói như vậy? 

Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ, nhưng không phải ước mơ nào cũng đủ lớn và được chuyển đổi thành tham vọng, có thể thấy khi gặp những khó khăn thử thách, thất bại trên con đường chinh phục thành công, những người chỉ có ước mơ, những người không có tham vọng chưa chắc có đủ bản lĩnh, sức mạnh để không bỏ cuộc giữa chừng khi họ cảm thấy có nhiều khó khăn cản bước, khi gặp những thất bại tạm thời. Có thể họ sẽ không còn đủ niềm tin, sẽ nghi ngờ chính bản thân mình và không thể vực dậy bước tiếp. 

Những người có tham vọng sẽ khác, sức mạnh và bản lĩnh của họ lớn vô cùng, không có gì có thể cản bước họ cho đến khi đạt được tham vọng đó. Với họ khi khó khăn thử thách và thất bại tạm thời xuất hiện họ sẽ dũng cảm đương đầu và xem như là  một điều tất yếu sẽ xảy đến trên con đường tiến tới thành công.

Chắc hẳn chúng ta đều biết đến câu chuyện của Edison và hơn 10.000 lần thất bại tạo ra bóng đèn điện mang lại ánh sáng cho nhân loại. Hơn hàng ngàn thí nghiệm tìm ra vật liệu thích hợp để làm dây tóc bóng đèn, gặp thất bại liên tục và bị công kích là “ kẻ hoang tưởng”, “quân lừa bịp” nhưng chẳng điều gì có thể làm ông nản chí. Ông vẫn luôn trung thành với tham vọng của mình. Nếu như ngày đó Edison không trung thành với tham vọng tạo ra dây tóc bóng đèn, giả dụ như thí nghiệm đến 9.999 lần thất bại và bỏ cuộc thì nhân loại sẽ mất đi một thành tựu làm thay đổi diện mạo thế giới, đó là không có ánh sáng của bóng đèn điện như ngày hôm nay. Sức mạnh của tham vọng mang lại thành tựu, giá trị cho nhân loại đã giúp Edison giữ vững niềm tin, ý chí, quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc để rồi từng bước tiến tới thành công.

Tham vọng tạo nên sức mạnh

Qua ví dụ trên một lần nữa chúng ta có thể khẳng định tham vọng tạo nên sức mạnh và sức mạnh và sức mạnh sẽ tạo nên thành công. Nếu như các bậc vĩ nhân không có tham vọng thì ngày nay nhân loại sẽ không thể sở hữu những giá trị, tiện nghi mà những phát minh của họ mang lại.

Xem thêm: Thất nghiệp ở tuổi 30 và nguyên tắc cần có để khắc phục

3.3. Tham vọng giúp tạo nên sự hoàn mỹ

Tham vọng là chìa khóa giúp chúng ta hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thiện cho thành tựu nhân loại.

Tại sao nói tham vọng là chìa khóa hoàn thiện bản thân?

Khi chúng ta đặt ra tham vọng thì sẽ phải dùng hết năng lực của bản thân và không ngừng cố gắng, phấn đấu mỗi ngày để đạt được. Trong quá trình thực hiện những mục tiêu, kế hoạch để đạt được tham vọng chúng ta như thể có được một tấm gương để soi để nhìn lại chính bản thân mình mà trước đây chưa bao giờ tự đối diện với nó, có thể thấy rõ về những điểm mạnh, điểm yếu và khai phá ra những tiềm năng chưa được khai phá, đặc biệt khi đối diện với những khó khăn chông gai, thất bại chúng ta sẽ nhìn ra được thái độ của bản thân và năng lực, khả năng giải quyết vấn đề cùng sự kiên trì, bền bỉ đến đâu, điểm nào chúng ta đang làm tốt thì cần phát huy và khắc phục những điểm yếu. Để chạm được đến tham vọng chưa bao giờ dễ dàng và kể cả khi đạt được rồi, người thành công cũng không cho phép bản thân ngủ quên trong chiến thắng, họ sẽ có những tham vọng lớn hơn. Vì vậy có thể nói hoàn thiện bản thân, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại đi trước sẽ giúp chúng ta rút ngắn được hành trình chinh phục những tham vọng lớn hơn.

 Tham vọng là chìa khóa hoàn thiện cho thành tựu nhân loại?

Chắc hẳn chúng ta đều biết đến hành trình về sự phát triển của điện thoại thông minh. Đó là câu chuyện của tham vọng tạo ra một sản phẩm gọn nhẹ, tiện nghi, thông minh, có thể dễ dàng di chuyển mọi lúc mọi nơi. 

Trước khi có điện thoại thì điện báo là phương thức liên lac. Và chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1967 có cân nặng đến 4.5 kg và 10 năm nay được cải tiến thành 1 kg. Từ đó qua 40 năm tồn tại và phát triển đến nay chúng ta có thể thấy được tốc độ phát triển chóng mặt của smartphone với đa dạng kiểu dáng thương hiệu như: Iphone, samsung, sony, nokia,...với đầy đủ tiện nghi thông minh như: chụp hình, xem phim, nghe nhạc,... Ngày nay chỉ với chiếc điện thoại thông minh là chúng ta có thể khá cả thế giới, một sự hoàn mỹ đến vô cùng. 

Tham vọng tạo nên sự hoàn mỹ

Mang trong mình tham vọng thay đổi, cải tiến phương tiện liên lạc và thay đổi diện mạo thế giới đã giúp các nhà phát minh không ngừng sáng tạo, nỗ lực phát triển để mang lại cho nhân loại có được những sản phẩm, thành tựu hoàn mỹ bất tận.

Hy vọng bài chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tham vọng là gì và mối liên hệ giữa tham vọng và thành công, từ đó các bạn trẻ có thể đặt ra được những tham vọng phù hợp với khả năng và mong ước của bản thân, cũng như được truyền thêm sức mạnh, động lực để chinh phục thử thách tiến tới thành công. Hãy để Timviec365.com đồng hành cùng bạn trên con đường tìm chinh phục tham vọng cũng như khát khao nghề nghiệp bạn nhé!.

 

Bài Viết Nổi Bật