Các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên thường gặp nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Minh Trang  

Ngày đăng: 19/04/2024

Trước đây khi tình nguyện viên chưa phải là một công việc quá phổ biến, bạn chỉ cần hoàn thành mẫu đơn đăng ký tình nguyện là có thể ứng tuyển. Tuy nhiên đặt vào bối cảnh ngày nay,khi các hoạt động tình nguyện diễn ra ngày càng thường xuyên và thu hút được nhiều khối lượng ứng viên tham gia hơn, bạn bắt buộc phải tham gia phỏng vấn để thành công có được vị trí tình nguyện. Chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn nắm chắc cơ hội trúng tuyển cao hơn đấy. Vậy đâu là các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên được sử dụng nhiều nhất? Hãy cùng tuyendung3s.com tìm hiểu lời giải đáp ngay tại bài viết này bạn nhé

1. Tầm quan trọng của các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên

Tầm quan trọng của các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên
Tầm quan trọng của các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên

Thời sinh viên, chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với những hoạt động tình nguyện do các câu lạc bộ hoặc hội sinh viên của trường tổ chức. Khi tham gia vào các hoạt động này, ngoài mục đích chính là lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng, bạn sẽ có cơ hội phát triển thêm những kỹ năng mới như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý. Không chỉ có vậy, những kinh nghiệm xã hội bạn tích lũy được trong quá trình hoạt động tình nguyện cũng sẽ giúp bạn cải thiện sự ng a phục vụ vì lợi ích cộng đồng. Xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, tình nguyện viên luôn dốc sức để thực hiện sứ mệnh lan tỏa yêu thương đến với mọi người xung quanh.

Hiện nay, một trong những vị trí tình nguyện viên được săn đón nhiều nhất là vị trí tình nguyện viên phi chính phủ. Dễ hiểu bởi vì khi ứng tuyển thành công vị trí này, bạn sẽ có cơ hội được học tập và rèn luyện trong một môi trường xuất sắc, mở rộng mạng lưới giao tiếp của bản thân, kết bạn với những người bạn mới hay ho, thú vị. Ngoài ra, công việc tình nguyện viên cũng đóng vai trò như một tấm vé thông hành giúp ứng viên có thể dễ dàng xin được các học bổng du học tại nước ngoài. 

Có cơ hội thực hiện những nghĩa cử cao cả đồng thời cũng mang lại nhiều giá trị hữu ích, dễ hiểu khi có rất nhiều ứng viên đăng kí tham gia tình nguyện viên khiến cho công việc này trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Để nắm chắc trong tay cơ hội trúng tuyển, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉn chu nhất có thể trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Một trong những việc quan trọng nhất bạn cần ưu tiên thực hiện trước tiên là nghiên cứu trước những câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Chuẩn bị sẵn những câu hỏi từ trước sẽ giúp bạn có thể làm chủ buổi phỏng vấn, tự tin hơn khi giao tiếp với nhà tuyển dụng đồng thời khéo léo ứng biến những tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Xem thêm: Bỏ túi bí quyết viết CV tình nguyện viên một cách xin xò nhất

2. Các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên thường gặp nhất

Các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên thường gặp nhất
Các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên thường gặp nhất

Bạn chuẩn bị tham gia buổi phỏng vấn ứng tuyển cho vị trí tình nguyện viên? Bạn mông lung chưa thể xác định được đâu là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ sử dụng nhiều nhất? Tất cả câu trả lời mà bạn tìm kiếm nằm ngay ở những thông tin dưới đây, giờ thì hãy cùng tìm hiểu nhé!

2.1. Bạn có thể giới thiệu về bản thân cho chúng tôi hay không?

Giới thiệu sơ qua về bản thân
Giới thiệu sơ qua về bản thân

Tương tự như mục thông tin liên hệ trong tờ CV xin việc của bạn, câu hỏi giới thiệu bản thân gần như là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn mà bất kì nhà tuyển dụng nào cũng đều sử dụng. Với câu hỏi này, bạn phải đảm bảo đưa ra được đầy đủ những thông tin cơ bản như: Tên tuổi, quê quán, trường lớp, chuyên ngành bạn theo học. Ngoài ra, để tạo ấn tượng tốt đẹp nhất với các nhà tuyển dụng, ngoài việc giới thiệu các thông tin cá nhân, bạn cũng có thể đưa vào thông tin của một số câu lạc bộ hoặc những hoạt động bạn đã từng tham gia. Nên nhớ là chỉ được đề cập đến những thông tin liên quan đến công việc tình nguyện viên thôi nhé, tránh đề cập đến quá nhiều thông tin không cần thiết khiến cho phần trình bày của bạn trở nên dài dòng, lan man. Tất nhiên là không phải nhà tuyển dụng nào cũng sẽ kiên nhẫn lắng nghe tất cả những gì bạn nói, họ có thể lịch sự không cắt ngang việc trình bày của bạn, tuy nhiên nhà tuyển dụng chỉ thực sự quan tâm đến những gì họ muốn biết mà thôi.

Xem thêm: 3 Điều cần phải làm khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc

2.2. Bạn đã biết gì về tổ chức/ câu lạc bộ của chúng tôi hay chưa?

Trình bày hiểu biết của bạn về câu lạc bộ/ tổ chức?
Trình bày hiểu biết của bạn về câu lạc bộ/ tổ chức

Trước khi tham gia ứng tuyển vào bất kì một vị trí gì, ứng viên đều nên tìm hiểu qua kỹ càng về công việc cũng như đơn vị mà bạn tham gia ứng tuyển. Với vị trí tình nguyện viên thì đơn vị tuyển dụng của bạn sẽ là thường là những câu lạc bộ hay những tổ chức xã hội. Khi bạn đưa ra một câu trả lời cụ thể, chứa đầy đủ những thông tin mà nhà tuyển dụng cần, lẽ dĩ nhiên cơ hội bạn trúng tuyển là rất cao.

Ở phần câu hỏi này, bạn nên thêm thắt một số thông tin cần thiết như: Những điểm mạnh của câu lạc hộ/tổ chức làm bạn cảm thấy ấn tượng nhất, những thành tích nổi bật tạo động lực cho bạn cố gắng, phấn đấu, những hoạt động, chương trình tình nguyện được đánh giá cao dưới góc độ nhân văn...

2.3. Tại sao bạn lại quyết định tham gia hoạt động tình nguyện này?

Lí do bạn đăng kí tham gia hoạt động này
Lí do bạn đăng kí tham gia hoạt động này

Với dạng câu hỏi này, ứng viên thường đề cập quá nhiều đến mục đích cá nhân khiến cho câu trả lời vô hình chung bị mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến mong muốn của bạn, điều mà họ hướng đến sau cùng là tìm kiếm một ứng viên đam mê và thật sự yêu thích công việc tình nguyện. Phương pháp hiệu quả là bạn nên đưa ra một phản ứng không chỉ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà còn thể hiện rõ khả năng và giá trị của bản thân.

Với công việc tình nguyện, đương nhiên mục đích chính của nó vẫn là giúp đỡ những người xung quanh, lan tỏa yêu thương đến với cộng đồng, đồng thời đây cũng là lí do bạn nên đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, đừng quên cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự yêu thích công việc tình nguyện và muốn có cơ hội trải nghiệm nó. Lẽ dĩ nhiên,nhà tuyển dụng sẽ không thể nào từ chối được những ứng viên đam mê và nhiệt huyết.

2.4. Bạn đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu thế nào?

Bạn đánh giá thế nào về điểm mạnh, điểm yếu
Bạn đánh giá thế nào về điểm mạnh, điểm yếu của mình

Đây là một câu hỏi thường gặp trong quá trình phỏng vấn, nhằm giúp nhà tuyển dụng xác định xem ứng viên có thật sự phù hợp hay không.

Trước tiên với phần điểm mạnh, hãy đảm bảo có thể chinh phục thành công các nhà tuyển dụng bằng việc đưa ra những khía cạnh tốt đẹp nhất của bản thân bạn. Muốn trở thành tình nguyên viên chuyên nghiệp, yếu tố bắt buộc phải có đầu tiên đó chính là tính cách. Công việc tình nguyện xuất phát từ tấm lòng cao cả và sở thích giúp đỡ mọi người, lẽ dĩ nhiên để trở thành một tình nguyện viên, bạn phải biết sẻ chia và thấu hiểu. Ngoài những điểm mạnh về tính cách, nếu như bạn sở hữu những kỹ năng có ích phục vụ cho công tác tình nguyện thì cũng đừng ngần ngại chia sẻ với các nhà tuyển dụng. Một số kỹ năng cần thiết cho vị trí tình nguyện bạn có thể tham khảo như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng rủi ro.

Một con người dù cho có hoàn hảo đến mấy thì cũng không thể nào tránh khỏi mắc một vài điểm yếu. Đa phần ứng viên thường khá e dè khi trình bày phần này vì lo ngại nhà tuyển dụng sẽ đánh giá không tốt. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, bởi mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này không phải là muốn “ điều tra ” về những mặt không tốt của ứng viên, điều mà họ thật sự muốn thấy ở đây là ứng viên là sự bản lĩnh, tâm thế vững vàng, khả năng giải quyết tình huống khéo léo và nhanh nhạy.

Với câu hỏi này, bạn đừng ngại thừa nhận những điểm yếu của bản thân, tuy nhiên hãy đảm bảo làm sao để nhà tuyển dụng vẫn thấy được mặt tích cực trong câu trả lời của bạn. Thường những điểm yếu dạng như quá cầu toàn, luôn khắt khe và đặt ra yêu cầu với bản thân... sẽ giúp bạn dễ dàng có được sự thông cảm của nhà tuyển dụng. Bên cạnh trình bày điểm yếu, bạn có thể thêm vào bối cảnh cụ thể hoặc đưa ra một câu chuyện liên quan giải thích cho lí do tại sao bạn lại có điểm yếu đó. Lưu ý cần tránh đề cập đến những điểm yếu gây cản trở đến công việc của bạn, đây sẽ là những điểm yếu “ tối kị ” khiến bạn có nguy cơ ngay lập tức mất đi cơ hội trúng tuyển. Với vị trí tình nguyện viên, có thể kể đến một vài điểm yếu tối kị như: Giao tiếp kém, thích tự cô lập mình, không thích chia sẻ...

2.5. Bạn đã có kinh nghiệm tham gia hoạt động tình nguyện nào chưa?

Trình bày kinh nghiệm tham gia các hoạt động tình nguyện của bạn
Trình bày kinh nghiệm tham gia các hoạt động tình nguyện của bạn

Giờ là thời điểm không thể nào thích hợp hơn để bạn có thể ghi điểm với các nhà tuyển dụng! Trước khi đề cập đến kinh nghiệm tham gia hoạt động tình nguyện, hãy liệt kê cụ thể một vài thông tin bổ sung như: Tên những hoạt động tình nguyện mà bạn đã từng tham gia, mốc thời gian của hoạt động ấy, bạn đảm nhiệm vai trò gì, những công việc mà bạn đã thực hiện... Tình nguyện viên không phải là một công việc yêu cầu quá cao về kinh nghiệm, nên ngay cả khi bạn là ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng quá lo lắng. Thay vào đó bạn hoàn toàn có thể chia sẻ những hiểu biết của bản thân về công việc tình nguyện, lí do tại sao bạn yêu thích nó để tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Làm sao để thay đổi bản thân? Thay đổi bản thân là để tốt lên hay đi xuống?

3. Một số câu hỏi phỏng vấn tình nguyện khác

Một số câu hỏi phỏng vấn tình nguyện khác
Một số câu hỏi phỏng vấn tình nguyện khác

Ngoài những câu hỏi phổ biến thường gặp trong buổi phỏng vấn tình nguyện vừa được đề cập đến ở trên, tùy vào từng tình huống mà nhà tuyển dụng có thể sẽ đưa ra những câu hỏi khác nhau. Đó có thể là những câu hỏi xoáy sâu vào trình độ và kinh nghiệm của ứng viên, cũng có thể là những câu hỏi dạng giải quyết tình huống.

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn tình nguyện khác bạn có thể tham khảo:

- Bạn nghĩ sao về quan điểm “Tình nguyện là lãng phí sức trẻ”?

- Theo bạn đâu là phẩm chất quan trọng nhất của một tình nguyện viên?

- Làm tình nguyện viên có phải là để được ghi nhận?

- Trong quá trình thực hiện hoạt động tình nguyện nếu xảy ra xích mích với các tình nguyện viên khác, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

- Nếu như không được cấp giấy chứng nhận tình nguyện, bạn có còn muốn trở thành tình nguyện viên hay không?

Ngoài những lợi ích chung cho cộng đồng, công việc tình nguyện cũng đồng thời mang đến những cơ hội và giá trị quý giá cho các ứng viên. Chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên sẽ là hành trang giúp bạn có thể dễ dàng chinh phục thành công nhà tuyển dụng. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về việc làm. Đừng quên liên tục cập nhật và theo dõi để không bỏ lỡ bất kì thông tin mới nhất về việc làm mỗi ngày trên tuyendung3s.com bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :