Cách trả lời phỏng vấn thông minh cho ứng viên khi đi phỏng vấn

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Ánh  

Bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc? Bạn đã xin việc nhiều nơi nhưng vẫn chưa có nhà tuyển dụng nào thông báo bạn trúng tuyển. Hãy tham khảo ngay 1 vài cách trả lời phỏng vấn để tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng và các mẹo làm tăng khả năng trúng tuyển khi tham gia phỏng vấn.

 

1. Cách trả lời phỏng vấn với các câu hỏi thường gặp

1.1. Bạn hãy nói gắn gọn về bản thân?

cách trả lời phỏng vấn

Đây là câu hỏi đầu tiên ở bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào các nhà tuyển dụng đều hỏi bạn. Cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi này là bạn hãy trả lời trong 3 phút và trình bày ngắn ngọn về: Họ và tên, tuổi, chuyên môn, sở trường và sở thích. Nêu ý khi nới cần nói dõng dạc và dàng mạch, đặc biệt làm nổi bật sở trường của bản thân để tạo ấn trượng ngay ban đầu với nhà tuyển dụng.

1.2. Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?

Để trả lời câu hỏi này bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty như các hoạt động trong kinh doanh của công ty, văn hóa công ty, lịch sử phát triển và những thành tựu mà công ty đạt được trước khi tham gia phỏng vấn, và hiểu về vị trí mình ứng tuyển. Nêu rõ mục tiêu của bản thân trong công việc là gì? Tránh nói nhầm sang mục tiêu sống. Cách nhà tuyển dụng thích những ứng viên có mục tiêu rõ ràng trong công việc như: Mục tiêu trong công việc của tôi là 1 năm được thăng chức 1 lần, có cơ hội học hỏi và gắp bó lâu dài vớ quý công ty.

Tìm việc Hành chính - Văn phòng

1.3. Bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực gì chưa?

Khi gặp câu hỏi này cách trả lời phỏng vấn của bạn nên trình bày chân thật về công việc bạn từng làm hoặc công việc bạn đang làm, đã gắn bó với công việc đó bao lâu và kinh nghiệm có được cho bản thân khi làm việc tại đó.

Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm trong bất kỳ lĩnh vực nào thì hãy nói đến mong muốn trong công việc của bạn với công việc ứng tuyển của bạn, và bạn nên nói đến điểm mạnh của bản thân có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc dù bạn chưa có kinh nghiệm cho công việc này.

1.4. Điều gì khiến bạn chọn ứng tuyển ở vị trí này?

Cách trả lời phỏng vấn để gây thiện cảm với các nhà tuyển dụng và ghi điểm ở câu này là bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí bạn ứng tuyển trước khi đến tham gia phỏng vấn. tránh trường hợp khi tham gia phỏng vấn không biết rõ về vị trí bạn ứng tuyển cũng như không biết gì về công ty các bạn muốn vào làm việc ở đó. Khi các bạn có sự tìm hiểu về công ty và vị trí bạn ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có sự nghiêm túc muốn vào làm tại công ty họ cũng như hiểu được công ty họ làm gì và vị trí bạn ứng tuyển cần gì để tăng khả năng trúng tuyển của bạn.

1.5. Mức lương bạn muốn nhận được là bao nhiêu?

Khi được hỏi về mức lương mong muốn của bạn thì đừng quá tự ti khi đưa mức lương quá thấp, cũng đừng quá tự tin khi đưa ra mức lương quá cao. Hãy đánh giá năng lực của chính bạn và dựa vào kinh nghiệm của bạn trong công việc để có thể đưa ra một mức lương phù hợp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực sơ bộ của bạn đến đâu.

Bạn cũng nên hỏi thẳng với nhà tuyển dụng về quyền lợi bạn có thể được hưởng như: bảo hiểm xã hội, trợ cấp ăn uống, xăng xe, chế độ nghỉ, thưởng,.. để được trao đổi cụ thể hơn.

1.6. Bạn có chịu được áp lực trong công việc không?

Ở bất kỳ một ngành nghề nào cũng có những áp lực riêng. Khi bạn được hỏi về áp lực trong công việc bạn chịu được không. Đừng tự tin nói thẳng với nhà tuyển dụng là được mà hãy khéo léo trả lời để người nghe cảm nhận được mình chịu được áp lực công việc chẳng hạn như: Em thấy công việc nào cũng có áp lực riêng của nó. Áp lực thì không xấu nó chỉ làm mình làm hết hiệu xuất công việc và đạt hiệu quả cao. Để đạp được hiểu quả cao trong công việc em không ngại việc chịu áp lực từ công ty.

Không chỉ thế bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng cách bạn giảm stress khi gặp áp lực trong công việc để đạt hiệu quả cao.

1.7. Tại sao bạn lại quyết định nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây cũng là câu hỏi thường gặp khi các bạn tham gia phỏng vấn. Đây là câu hỏi để các nhà tuyển dụng đánh giá thái độ làm việc qua thời gian bạn gắn bó với công ty cũ và đánh giá sơ bộ về năng lực làm việc của bạn. Khi gặp câu hỏi này bạn đừng vội vàng trả lời hay trả lời quá thật về lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ như: quy định khắt khe, xung đột với xếp hoặc đồng nghiệp, không chịu được áp lực công việc từ công ty cũ,.. Hãy có cách trả lời phỏng vấn thông minh về lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ như: môi trường làm việc không phù hợp để phát triển hết khả năng của bản thân, đó không phải là công việc bạn mong muốn, không có cơ hội thăng tiến trong công việc,.. đó sẽ là những câu trả lời khiến các nhà tuyển dụng thấy bạn mong muốn làm việc ở môi trường phù hợp để phát triển khả năng của bản thân.

1.8. Thời gian bạn có thể bắt đầu công việc ở đây là khi nào?

Hãy cẩn thận khi được hỏi câu hỏi này. Khi các nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này không có nghĩa là bạn được nhận. Bạn nên bình tĩnh trả lời về thời gian bạn có thể bắt đầu làm việc tại đây. Nếu bạn vẫn đang làm việc tại công ty cũ thì hãy nói với nhà tuyển dụng khi nào bạn kết thúc công việc bên kia và bao giờ bạn có thể bắt đầu công việc ở đây. Nếu bạn đang trong quá trình thất nghiệp thì đừng vội nói với họ là bạn có thể làm luôn trong hôm này mà hãy hẹn họ rằng: ngày mai mình có thể bắt đầu công việc.

2. Các mẹo để tăng khả năng trúng tuyển khi tham gia phỏng vấn

cách trả lời phỏng vấn thông minh

2.1. Tạo CV- để gây ấn tượng

Việc tạo cho mình 1 cv xin việc không còn là xa lạ, ai cũng có thể tự tạo cho riêng mình một cv cá nhân. Tuy nhiên, kỹ năng tự tạo cv để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thì không phải ứng viên nào cũng có. Giải pháp cho bạn là hãy dùng các mẫu cv xin việc có sẵn trên các trang web như: topcv, timviec365, … Nội dung trong cv trình bày một cách mạch lạc, tránh dài dòng, không rõ nghĩa.

2.2. Tìm hiểu thêm kiến thức để tạo sự tự tin

Trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên tìm hiểu 1 chút về công ty và vị trí bạn ứng tuyển. Nếu có thời gian bạn nên tìm tìm kiếm các thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển của bạn. Tránh trường hợp khi phỏng vấn được hỏi “bạn biết gì về công ty của chúng tôi?” thì không biết trả lời thế nào hoặc trả lời là “không biết”. Tìm hểu công ty trên các trang web của công ty hoặc các bài báo về công ty bạn ứng tuyển để tạo sự tự tin và tạo thiện chí với công việc mình ứng tuyển sắp tới.

2.3. Trang phục phù hợp

Trang phục là cách đánh giá bạn qua bề ngoài khi tham gia phỏng vấn. Hãy lựa chọn cho mình một bộ trang phục trông thật chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn. Tìm hiểu về văn hóa của công ty trước khi lựa chọn mặc gì. Tránh việc mặc váy quá ngắn, áo sát nách, hoặc quá hở hang,… Nên mặc áo sơ mi có cổ kèm với quần tối màu, hoặc chân váy công sở. Bạn nên mặc trang phục màu sắc nhã nhặn, thanh lịch..

2.4. Cách nói chuyện

Hãy sử dụng từ ngữ một cách khôn ngoan. Nói dõng dạc vừa đù nghe đừng to quá sẽ khiến họ nghĩ bạn đang quát họ cũng đừng é quá sẽ khiến người đối diện bạn khó nghe có thể dẫn đến hiểu sai ý bạn muốn nói.  Cách lưa chọn ngôn ngữ cho mình một cách thông mình cũng là 1 phần quan trọng trong việc quyết định trúng tuyển của bạn hay không.

2.5. Dự phòng các câu hỏi sẽ gặp và cách trả lời phòng vấn như thế nào?

Hãy tìm hiểu về các câu hỏi hay gặp khi phỏng vấn và tập cho mình cách trả lời phỏng vấn tự tin, cuốn hút và ghi điểm với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Đặc biệt lưu ý trình bày không được quá khác xa với cv bạn gửi công ty, việc trả lời khác với cv sẽ gây cảm giác cho nhà tuyển dụng bạn là con người thiếu thành thật, bạn sẽ mất điểm ngay.

2.6. Chuẩn bị tinh thần trong mọi trường hợp

Trong mọi trường hợp bạn nên hít thật sâu rồi hãy trả lời đừng vội vàng với các câu hỏi dễ hãy cũng đừng biểu hiện sợ hãi hay trốn tránh với những câu hỏi khó. Hãy giữ bình tình để có cách trả lời phòng vấn tốt nhất.

2.7. Thành thật

Việc bạn trả lời thành thật trong câu hỏi của nhà tuyển dụng sẽ tạo thiện cảm với người phỏng vấn bạn. Bạn cân lưu ý khi nói nên nhìn thẳng vào người đối diện để thấy được bạn tôn trọng người phỏng vấn và làm cho người đối diện muốn nghe bạn nói hơn.

2.8. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Không phải ứng viên nào khi tham gia phỏng vấn cũng biết cá tận dụng ngôn ngữ cơ thể. Việc sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể là 1 trong những cách trả lời phỏng vấn giúp mô tả thêm cho ngôn ngữ nói của bạn thêm thuyết phục với nhà tuyển dụng. Tạo cảm giác cho cả bản và nhà tuyển dụng thấy được rằng cả bản và họ đều thoải mái trong cuộc phỏng vấn này. Nhưng cũng đừng làm dụng nó quá khi bạn ngọ nguậy quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không nghiêm túc.

2.9. Điều nên tránh

Tránh đến muộn, tỏ vẻ kiêu căng, thô lỗ nói xấu ông chủ cũ hay đồng nghiệp cũ của bạn, không nói quá nhiều, nói dong dài, không đùa cợt trong câu nói. Nếu bạn đến đúng giờ, có một vẻ ngoài trông rất thanh lịch, vẻ mặt luôn nở nụ cười thì bạn đã có 1 khởi đầu tốt đẹp để bắt đầu cho một buổi phỏng vấn thàng công.

Trên đây là 1 số các kỹ năng về cách trả lời phỏng vấn cho 1 số câu hỏi thường gặp phải của các ứng viên khi tham gia phỏng vấn ở bất khi công ty nào. Qua việc chia sẻ về cách trả lời phỏng vấn trên cùng với 1 số mẹo để tăng khả năng trúng tuyển khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp bạn có hành trang tốt hơn trước các buổi phỏng vấn của bản thân và đạt được kết quả tốt nhất.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :