Câu ghép là gì? và những vấn đề liên quan đến câu ghép

Theo dõi tuyendung3s tại

Administrator  

Chính tả ở nước ta rất phong phú về các mẫu câu và từ vựng. Ở vieclam24h.net.vn sẽ cung cấp cho các bạn hiểu thêm về câu ghép là gì?

Trong các mẫu câu thì câu ghép cũng được coi là một trong các kiểu câu hay được sử dụng ở các dạng bài văn bản .

Vậy câu ghép là gì ? chúng ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này qua các kênh thông tin mà chúng tôi đưa ra dưới đây.

câu ghép là gì

1. Câu ghép là gì?

Đối với một câu hoàn chỉnh thì phải có cấu trúc gồm chủ ngữ và vị ngữ. Còn đối với câu ghép thì gồm có từ hai chủ ngữ - vị ngữ trở lên trong một câu , mỗi một chủ ngữ, vị ngữ có trong câu ghép đều ở dạng đơn và không chung thường được gọi là một vế.

Hay các bạn cũng có thể hiểu nhưng trong SGK Câu ghép là những câu có từ hai cụm từ chủ ngữ và vị ngữ trở lên, không chứa nhau.

Hay cũng có thể hiểu câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau chính vì vậy mà trong câu ghép có nhiều chủ ngữ và vị ngữ

Ví dụ: Trời nắng to, nước ao hồ cạn dần.

Để nối các vế câu ghép người ta thường dùng các quan hệ từ, như một quan hệ từ hay một cặp quan hệ từ như thì, mà….

Trong quá trình viết mẫu câu ghép cần lưu ý không dùng các từ nối.

Trong các câu ghép cũng có các mối quan hệ giữ những vế câu như

Quan hệ về nguyên nhân và kết quả : Từ các điều kiện, nguyên nhân dẫn đến kết quả được hình thành trong câu.

Khi thể hiện mối quan hệ này trong câu ghép người sử dụng thường dùng các quan hệ từ như do, vì, nên, bởi vì, cho nên…….

Hoặc các cặp quan hệ từ như : bởi vì  - cho nên…….

VD. Vì em không chịu học bài nên em được điểm kém

Quan hệ từ liên quan đến giả thiết – kết quả, Hay điều kiện – kết quả.

Từ những điều kiện có thể là khách quan hoặc chủ quan mà dẫn tới các kết quả. Để thể hiện điều này trong câu ghép người sử dụng phải dùng các quan hệ từ như giá, thì, hễ, nếu………….

Các cặp quan hệ từ: Như giá … thì, hễ mà ……..thì……..

Vd. Giá như trời không mưa thì quần áo không bị ướt

Câu ghép trong các quan hệ tương phản

Các quan hệ tương phản giữa hai vế của câu ghép, để thể hiện được mối quan hệ này trong câu ghép bạn có thể sử dụng các quan hệ từ như : Nhưng, dù, tuy….

Hoặc các cặp quan hệ từ như : Dù…nhưng, tuy…..nhưng, mặc dù…….nhưng……..

Vd. Dù trời mưa nhưng tuấn vẫn đi làm đúng giờ

Câu ghép trong quan hệ mục đích

Để làm rõ các quan hệ mục đích giữa hai vế câu của câu ghép thì người sử dụng có thể dùng các cặp quan hệ từ như “ để ……. thì…….” Hoặc các quan hệ từ thì………, để……. Để làm rõ giữa các vế câu.

Vd. Lam cố gắng làm việc chăm chỉ để có tiền mua thuốc cho mẹ

Bên cạnh đó còn một số các kiểu quan hệ khác nữa mà đều được biểu thị ở 2 vế của câu ghép như quan hệ thăng tiến để biểu thị cho mối quan hệ này thì trong mẫu câu ghép thường sử dụng các quan cặp quan hệ từ như ( không chỉ…. mà còn……) hay không những…….mà còn.

Vd. Không chỉ xinh đẹp mà bạn lan còn rất chịu khó

1.1. Trong tiếng anh câu ghép có thể hiểu như sau

Trong thế giới hội nhập như hiện nay thì sự hiểu biết về tiếng anh giúp cho các bạn trong quá trình giao tiếp rất nhiều. Vậy câu ghép trong tiếng anh có khác câu ghép trong tiếng việt không và chúng được hiểu như thế nào?

câu ghép trong tiêng anh

“Compound sentences” được tạm dịch là câu ghép, và cũng như trong tiếng việt  câu ghép trong tiếng Anh cũng gồm 2 hay nhiều các mệnh đề được độc lập với nhau,  được nối bởi các từ như and, or…… bên cạnh đó cũng có các dấu câu như dấu phẩy, chấm … để ngăn cách các cụm từ.

Mỗi một mệnh đề thì có các tầm quan trọng riêng có thể đứng một mình.

Cách ghép các mệnh đề để tạo thành câu ghép có thể sử dụng một trong 3 cách sau:

Dùng một liên kết từ nối, dùng một dấu câu trong khi nối như dấu chấm phẩy, và dùng một trạng từ nối. bên cạnh đó bạn có thể dùng các liên từ để kết nối hai vế của câu ghép

1.2. Các lưu ý trong quá trình viết câu ghép

Trong tiếng Anh buộc chúng ta phải sử dụng các liên từ nối 2 câu ghép chứ không như tiếng Việt chúng ta có thể dùng các dấu câu như dấu phẩy, chấm để nối giữa 2 câu.

Tham khảo thêm mẫu quyết định thôi việc là gì? Dùng trong trường hợp nào và ai là người ký mẫu này? Thông tin được chia sẻ đến bạn đọc quan tâm bởi vieclam24h.net.vn

2. Câu ghép có công dụng gì?

Khi các bạn sử dụng các câu ghép bạn có thể tóm lược được vấn đề, đặc biệt là những vấn đề được kết nối với nhau về nghĩa, đồng thời cũng giúp cho người nghe, đọc hiệu dễ và nâng cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp.

Đồng thời cũng tránh cho giọng văn của bạn lan man, hụt ý. Nâng cao hiệu quả truyền đạt ý rõ ràng, mạch lạc, trong quá trình giao tiếp hay viết các thể loại văn bản.

Và để mang tính hiệu quả khi sử dụng câu ghép ra thì các bạn cần tìm hiểu và sử dụng các mẫu câu ghép tương ứng phù hợp trong các trường hợp giao tiếp cụ thể, tránh trường hợp sử dụng bừa bãi, lộn xộn câu ghép sẽ mang tính hiệu quả không cao và làm cho cuộc giao tiếp của chúng ta trở lên mắc lỗi.

 Vì vậy không phải bất cứ trường hợp nào các bạn cũng có thể sử dụng câu ghép đâu nha, mặc dù câu ghép có thể rút ngắn được ý trong quá trình diễn đạt của bạn nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua các mẫu câu đơn và câu phức trong các cuộc giao tiếp.

3. Các câu ghép được phân loại như thế nào?

Cũng như các cách phân loại khác. Trong câu ghép cũng được phân loại thành các dạng cơ bản như sau: Câu ghép chuỗi, câu ghép hỗn hợp, câu ghép chính phụ, đẳng lập, và cuối cùng là câu ghép hô ứng. Tùy từng mục đích và cách diễn giải của mình mà các bạn có thể chọn các  loại mẫu câu ghép cho phù hợp với tính chất giao tiếp của mình có thể là giao tiếp nói hay trong văn bản……

Trong mỗi loại câu ghép thì được chia ra thành từng dạng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như trong các loại câu ghép sau:

3.1. Câu ghép chính phụ

Là một kiểu câu ghép nối với nhau bởi QHT hoặc từ hô ứng. Có hai vế giống nhau, thế nhưng các vế của câu ghép phụ thuộc nhau, được nối với nhau bằng các quan hệ từ kiểu chính phụ, và loại câu ghép này thường có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Trong mỗi kiểu câu ghép chính phụ cũng đều bao hàm các ý sau như mục đích, nguyên nhân, sự tăng tiến và nhượng bộ, các điều kiện……

Trong kiểu câu ghép chính phụ sẽ thường sử dụng những từ nối hay các cặp từ liên kết để biểu thị các mối quan hệ lẫn nhau .

câu ghép chính phụ

3.2. Các kiểu câu ghép chuỗi

Điều đầu tiên chúng ta phải hiểu câu ghép chuỗi là gì? Và ý nghĩa như thế nào ?

Định nghĩa về câu nghép chuỗi

Câu ghép chuỗi là một dạng câu ghép mà có từ 2 vế chủ ngữ và vị ngữ trở lên, nhưng các vế này lại có mối liên quan chuỗi với nhau vì vậy gọi là câu ghép chuỗi.

Có thể sử dụng các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy…. để ngăn các các vế của câu với nhau. Và các vế này chỉ được sử dụng các dấu câu để ngăn cách chứ không sử dụng các từ trong liên kết.

VD: Mưa to, gió mạnh, cây gãy….

Các loại câu ghép chuỗi

Câu ghép chính phụ có nguyên nhân : VD. Trời nóng, không quạt, toát mồ hôi.

Câu ghép chính phụ có điều kiện, quan hệ: Bạn không làm việc thì bạn sẽ không có đủ tiền để mua xe. 

Câu ghép chính phụ quan hệ đối nghịch: vd. Nó không thích bơi, nó vẫn đi bơi

3.3. Các kiểu câu ghép hỗn hợp

Trong câu ghép hỗn hợp có liên quan từng bậc và có các kiểu quan hệ với nhau về ngữ pháp.

3.4. Các kiểu câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập cũng thuộc mẫu câu ghép nhưng ở đây hai vế của câu ghép có mối quan hệ như nhau, độc lập với nhau, được liên kết với nhau băng các qht đẳng lập và mối liên kết này khá lỏng lẻo.

VD. Hà ăn cơm chưa hoặc tôi ăn…..

Câu ghép đẳng lập được ra thành các loại câu ghép sau:

Câu ghép có các quan hệ liệt kê, câu ghép có quan hệ lựa chọn, câu ghép có quan hệ nối tiếp, câu ghép có quan hệ đối chiếu. Mỗi một loại câu ghép đẳng lập lại mang một ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào người dùng tương ứng với mỗi trường hợp chúng ta lại chọn các mẫu câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3.5. Câu ghép hô ứng

Là một câu ghép mà hai vế câu có mối quan hệ qua lại hay hô ứng với nhau, câu ghép hô ứng có mối quan hệ chặt chẽ, mà không thể tách rời ra được. Khi sử dụng mẫu câu này thì người ta thường sử dụng các phụ từ hay cặp đại từ như chưa, đã, bao nhiêu, bấy nhiêu…..

VD. Bố mẹ thế nào thì con thế ấy.

4. Các cách đặt câu ghép

Như các kiến thức bạn đã tìm hiểu và biết về các câu ghép thì bạn có thể đặt các mẫu câu ghép như sau:

4.1. Khi đặt câu ghép có sử dụng cặp từ liên kết hay từ nối

Bạn có thể đặt các câu ghép có quan hệ ngang bằng khi sử dụng các từ như “và”, “thì”… còn nếu đặt câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả  núc này ta nên sử dụng các từ như “ vì- nên”….

Tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn các từ liên kết để đặt câu sao cho phù hợp.

cách nối các câu ghép

4.2. Cách đặt câu áp dụng mô hình mẫu

Theo các mô hình của câu ghép ta có thể đưa ra các cách đặt câu phù hợp theo các mô hình mẫu chung.

Mô hình 1: vd. Vì bạn ham học hỏi nên bạn có những kiến thức phong phú

Mô hình 2: vd. Bạn đạt được học sinh giỏi vì bạn chịu khó học

Mô hình 3: vd. Thời tiết nóng bức, con người khó chịu

5. Câu ghép khác câu đơn ở chỗ nào

Câu ghép

Câu đơn

KN: Câu ghép là câu có từ hai cụm từ chủ vị trở lên,

Câu ghép được chia thành 5 loại

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép chính phụ

Câu ghép hô ứng

Câu ghép chuỗi

Câu ghép hỗn hợp

Câu đơn là câu chỉ có một cụm từ chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Câu đơn được chia thành 4 loại

Câu đơn bình thường

Câu 1 thành phần

Câu đặc biệt

Câu ngữ cảnh

 

6. Các dạng bài tập liên quan đến câu ghép

Thường là các bài tập mà giao viên giao sẽ là dạng bài tìm câu ghép trong một đoạn văn hay đoạn thơ nào đó,

Đặt câu ghép theo mẫu câu, sửa lỗi sai cho câu ghép, đặt lại mẫu câu ghép cho đúng, các dạng xác định mẫu câu ghép…..

Dạng bài tập về cách nối các vế trong câu ghép

viết một đoạn văn có sử dụng câu ghép

Ở dạng bài tập này thường chúng ta sẽ có 3 cách nối cơ bản như nối bằng các từ ngữ, nối trực tiếp, mà không dùng từ có tác dụng nối, có thể dùng các dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy, ……

Nối bằng các quan hệ từ trong các vế câu của câu ghép:  Như các quan hệ từ rồi, thì , mà, nhưng, hay…..

Các cặp quan hệ từ cũng thường xuất hiện trong các dạng bài tập này như : Vì – nên; bởi – nên; hễ - thì; nếu – thì…..

Để làm tốt được các bài tập về các mẫu câu ghép thì đầu tiên các bạn phải tìm hiểu và hiểu rõ về các mẫu câu ghép và các kiểu bài có liên quan, định dạng bài tập và hoàn thành bài theo yêu cầu đưa ra.

Bạn có thể muốn tìm hiểu thêm về cách viết đơn xin nghỉ việc, để biết khi nào cần sử dụng đơn này, cần viết những nội dung gì là đầy đủ và hợp lý nhất. Xem ngay tại vieclam24h.net.vn bạn nhé.

Trên đây là tất cả những hiểu biết của tôi về câu ghép và các cách vận dụng mẫu câu ghép ở những dạng bài tập cụ thể. Chúc các bạn thành công trong các cuộc giao tiếp khi sử dụng đến các câu ghép.

Và có thể chia sẻ cho chúng tôi thêm về câu ghép theo ý hiểu của bạn để nâng cao chất lượng tiếng việt. Sử dụng thành thạo trong các buổi giao tiếp mang lại thành công đáng kể cho người sử dụng.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :