Một số câu hỏi phỏng vấn front end thường gặp? Hướng dẫn trả lời

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Hiên  

Trước khi tham gia buổi phỏng vấn, ứng viên nên tìm hiểu một số câu hỏi sẽ gặp trong buổi phỏng vấn; bạn có thể hỏi trực tiếp hay có thể tìm kiếm các bài chia sẻ từ những anh chị đi trước, những người có kinh nghiệm; chuẩn bị sẵn sàng giúp ứng viên tự tin và thể hiện tốt nhất khả năng của mình. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết về một số câu hỏi phỏng vấn front end thường gặp? Gợi ý cách trả lời các câu hỏi.

1. Các dạng câu hỏi sẽ gặp

Khi tham gia các buổi phỏng vấn, thông thường bạn sẽ gặp hai dạng câu hỏi chính: câu hỏi về kiến thức chuyên môn và câu hỏi về thông tin ứng viên.

Câu hỏi về thông tin ứng viên như giới thiệu qua về bản thân, kinh nghiệm làm việc, hiểu biết của em về lĩnh vực ngành nghề này hay em biết gì về công ty,… nhà tuyển dụng đầu tiên muốn nắm bắt được thông tin ứng viên mình đang phỏng vấn; tiếp đến muốn xem sự đầu tư, quan tâm của ứng viên như thế nào đối với công việc, đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng về công việc này chưa?

Các dạng câu hỏi sẽ gặp
Các dạng câu hỏi sẽ gặp

Câu hỏi về kiến thức chuyên môn; đây là câu hỏi thường được nhà tuyển dụng hỏi sau; họ sẽ hỏi bạn các câu hỏi đơn giản nhất như trình bày định nghĩa, sư hiểu biết về một khái niệm hay quy trình cụ thể: câu hỏi về HTML: HTML5 là gì? So sánh điểm giống và khác nhau của HTML và XHTML hay như các câu hỏi về java như: java là gì? Bạn nghĩ gì về AMD và CommonJS?

Với mỗi câu trả lời; yêu cầu bạn phải trả lời chính xác; nếu thực sự hiểu sâu hãy nên nói sâu; không nên trả lời theo kiểu phỏng đoán, không chắc chắn,…

Ngoài ra, sau khi trao đổi trực tiếp, bạn đôi khi sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra cụ thể trên máy; do đây là công việc liên quan đến lập trình; nên kỹ năng chuyên môn hay khả năng thực hành là yếu tố được đánh giá cao.

2. Một số câu hỏi thường gặp và gợi ý trả lời

2.1. Giới thiệu về bản thân

Đây luôn luôn là câu hỏi mở đầu cho mỗi buổi phỏng vấn; áp dụng cho hầu hết tất cả các công việc vị trí ngành nghề khác nhau; mặc dù nhà tuyển dụng đã cầm trong tay bản Cv giới thiệu bản thân của bạn, tuy nhiên, họ vẫn muốn bạn giới thiệu lại về bản thân; mang đến những thông tin hữu ích mà bản CV chưa đề cập đến.

Trong phần câu hỏi này, hãy trả lời một cách thật ngắn gọn, tóm tắt các thông tin cơ bản về bản thân bạn như họ tên, sinh năm, quê quán, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, một số thành tựu nhất định, giải thưởng đã đạt được trong quá trình học tập. Hay việc hoàn thành chứng chỉ phục vụ cho vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.

Giới thiệu về bản thân
Giới thiệu về bản thân

Hay bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách trình bày với họ về mục tiêu nghề nghiệp của bạn đối với công việc này; lý do gì khiến bạn muốn theo đuổi nó; nhưng chú ý đừng có kể thành một câu chuyện “miên man” không có hồi kết nhé; luôn luôn ghi nhớ: chắt lọc thông tin, chỉ đưa ý chính.

Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Trần Khúc Hoa, hay gọi ngắn gọn là Khúc Hoa; tôi sinh năm 1989, người gốc Nghệ An, là kỹ sư công nghệ thông tin của đại học Bách Khoa Hà Nội; tôi có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điểm mạnh của tôi là mảng viết code. Tôi lựa chọn đi theo lĩnh vực này do xuất phát từ sự yêu thích của cá nhân tôi và tôi muốn hoàn thiện mình hơn, thử sức trong một vai trò mới.

2.2. Em có biết công ty mình kinh doanh sản phẩm gì hay hoạt động trong lĩnh vực gì?

Mục đích câu hỏi là để kiểm tra ứng viên; kiểm tra về sự tìm hiểu và quan tâm của ứng viên đối với công việc và môi trường làm việc; qua đó phần nào đánh giá được tính cách cũng như thái độ của ứng viên đối với công việc.

Trong phần này, bạn cần tìm hiểu sơ qua về thông tin công ty như năm thành lập; quá trình hình thành và phát triển, có đặc thù gì trong văn hóa kinh doanh hay triết lý kinh doanh không? Là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, một số thành tựu nhất định doanh nghiệp đã làm được?

Em có biết công ty mình kinh doanh sản phẩm gì hay hoạt động trong lĩnh vực gì?
Em có biết công ty mình kinh doanh sản phẩm gì hay hoạt động trong lĩnh vực gì?

Ví dụ: Theo như em có tìm hiểu thì doanh nghiệp mình là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và phát triển phần mềm. Trước đây thì chỉ đi theo hướng kinh doanh, mua lại và phân phối phần mềm; tuy nhiên từ năm 2013, khi giám đốc LÊ lên nắm quyền, anh đã cho mở rộng hoạt động kinh doanh, mở thêm phòng phát triển phần mềm và nhanh chóng đạt được thành tựu vang dội.

Năm 2017, công ty cho ra mắt phần mềm ví điện tử miho và đạt được sự đón nhận lớn; trở thành một trong những phương thức thanh toán được nhiều người tin dùng và lựa chọn.

2.3. Em đã từng làm việc tại vị trí front end chưa? Có kinh nghiệm gì đối với vị trí này?

Front End là vị trí yêu cầu kiến thức chuyên môn cao; câu hỏi này mục đích để đánh giá chính xác năng lực và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Đối với câu hỏi này; bạn nên trình bày ngắn gọn từ 1 -2 dự án, kết quả đạt được và vai trò cụ thể của bạn (nếu có quá nhiều dự án tham gia); nếu chưa có cơ hội tham gia, cũng không nên nói dối, bạn dễ dàng bị nhà tuyển dụng nắm thóp, nếu họ đánh hơi được vấn đề trong câu trả lời hay thái độ của bạn.

Em đã từng làm việc tại vị trí front end chưa?
Em đã từng làm việc tại vị trí front end chưa? 

Nếu chưa từng làm việc tại vị trí này, bạn cũng đừng cảm thấy khó khăn. Hãy trả lời thành thật với nhà tuyển dụng rằng bạn chưa có kinh nghiệm; tuy nhiên bạn có sự hiểu biết và kỹ năng nhất định, có thể làm tốt ở vị trí này.

Hãy đưa ra các minh chứng cụ thể về kỹ năng hay chứng chỉ bạn đã đạt được; thể hiện mong muốn và khao khát được làm việc tại vị trí này.

2.4. Em hiểu gì về DOM trong HTML?

DOM được biết đến là một giao diện lập trình trong HTML, sử dụng cho các document; nó có tên tiếng anh đầy đủ là the document object model; nó có vai trò quan trọng trong việc thao tác mô hình hướng đối tượng.

Các loại DOM được sử dụng phổ biến trong javascript như: DOM document DOM element, DOM HTML DOM CSS, DOM Event, DOM Listener, DOM Navigation, DOM Node, Nodelist,…

Em hiểu gì về DOM trong HTML?
Em hiểu gì về DOM trong HTML?

Mọi nội dung và định dạng của document đều được thay đổi và cập nhật thông qua các thuộc tính, phương thức của DOM. Bạn có thể dễ dàng thay đổi các kiểu định dạng chữ, form chữ, màu chữ hay số lượng chữ, tùy theo nhu cầu sử dụng.

2.5. Khái niệm Cors là gì? Cookies, Localstorage, Sessionstorage khác nhau như thế nào?

Là một cơ chế trình duyệt cho phép các đối tượng được quyền truy cập và sử dụng các tính năng trên trình duyệt đó; nó kiểm soát các dữ liệu và tài nguyên nhất định nằm trong miền xác định.

Cookies, Localstorage, Sessionstorage giống nhau ở điểm đều có khả năng lưu trữ thông tin; tuy nhiên cookies chỉ có khả năng lưu trữ 4kb trong trình duyệt; Local Storage có khả năng lưu trữ tốt nhất lên đến 10mb và Sessionstorage có khả năng lưu trữ 5mb; nó là bộ nhớ phiên và sẽ bị xóa khi trình duyệt đóng lại.

 Khái niệm Cors là gì?
 Khái niệm Cors là gì?

Trên đây là bài chia sẻ của tôi về một số câu hỏi phỏng vấn front end thường gặp? Hướng dẫn trả lời, hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình thông tin để chuẩn bị thật tốt cho bài phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn có buổi phỏng vấn vui vẻ và đạt được thành tích tốt nhất!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :