Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng cho dân văn phòng

Theo dõi tuyendung3s tại

Huyền Ly  

Nghề kế toán ngân hàng từ trước đến nay vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Chính vì vậy nên tỉ lệ cạnh tranh trong ngành này khá cao, không phải ai cũng có thể trở thành một nhân viên kế toán ngân hàng. Bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong vòng phỏng vấn khó nhằn của các ngân hàng.

1. Câu hỏi giới thiệu bản thân

Mặc dù mỗi ngân hàng, mỗi nhà tuyển dụng đều có một phương án tuyển dụng riêng nhưng sẽ luôn có một số câu hỏi quen thuộc mà bạn sẽ gặp phải khi tham dự vòng phỏng vấn vị trí kế toán ngân hàng. Những câu hỏi này nhìn qua thì tưởng dễ nhưng lại không hề đơn giản một chút nào. Và nếu như bạn không chuẩn bị và trả lời thật cẩn thận thì bạn hoàn toàn có thể bị mất điểm bởi những câu hỏi dễ ấy.

Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng
Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng

Ngay đầu tiên khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn sẽ được yêu cầu giới thiệu bản thân của mình. Nhiều người khá tham khi trình bày quá dài dòng với mong muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mình là người phù hợp. Thực tế là lúc này nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu bạn trả lời trực tiếp, ngắn gọn, cụ thể và rõ ràng những thông tin cá nhân của bạn. Hạn chế đến mức tối đa việc kể lể ở câu hỏi đầu tiên, bạn chỉ nên dành ra 2-3 phút để đưa ra những thông tin cần thiết nhất.

Gợi ý:

Trước hết, tôi/em xin gửi lời chào đến các anh/chị tuyển dụng và các ứng viên có mặt tại đây. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là … năm nay … tuổi và hiện tại tôi đã có khoảng … năm kinh nghiệm trong vị trí … Trước đây tôi theo học tại … và đã đạt được chứng chỉ …

Kỹ năng kế toán ngân hàng
Kỹ năng kế toán ngân hàng

2. Bạn biết gì về ngân hàng và vị trí này? Mục tiêu của bạn khi ứng tuyển vào đây là gì?

Không thể thiếu trong những câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng đó là những câu để kiểm tra xem bạn có thực sự yêu và thích công ty hay không. Hãy cố gắng tìm kiểu kỹ về công ty để từ đó có thể đưa ra những câu trả lời có chiều sâu hơn, thay vì những câu trả lời có thể dễ dàng tìm trên Google. Nó sẽ thể hiện rằng bạn không chỉ tìm đọc mà đã nghiên cứu rất sâu về ngân hàng nữa đó.

Mục tiêu mà bạn đề cập nên chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là trong hai năm hoặc năm năm, còn mục tiêu dài hạn sẽ là thường từ 5 năm đổ lên. Hãy đề cập thật rõ ràng về hoạch định tương lai của bạn cho nhà tuyển dụng nếu bạn dự định gắn bó lâu dài với công ty. Mục tiêu công việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn sẽ gắn bó lâu dài đồng thời sẵn sàng cống hiến và tạo ra những giá trị cho công ty

Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp chuẩn không cần chỉnh

3. Bạn có kinh nghiệm gì trong ngành kế toán ngân hàng?

Nếu như có kinh nghiệm từ trước đó, đừng chỉ liệt kê mà hãy nêu ra thật chi tiết những việc bạn đã làm ở vị trí cũ. Nhấn mạnh vào thành quả và những gì bạn đã học được, những kinh nghiệm bạn đã trải qua khi làm việc dưới cương vị ấy. Nhưng nếu chưa có kinh nghiệm thì sao? Đừng lo lắng bởi bạn có thể thay vào đó những hoạt động hoặc vị trí trong câu lạc bộ, miễn sao là nó đúng với chuyên ngành, ngành nghề bạn đang ứng tuyển.

Khi trong CV bạn không đề cập nhiều đến kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ xem xét để hỏi bạn những câu hỏi khác như “Tại sao bạn không dành thời gian để tích lũy kinh nghiệm?” Lúc đó bạn có thể trả lời rằng bạn đã dùng khoảng thời gian ấy để học sâu hơn về nghề kế toán, tích lũy cho mình thêm những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc làm.

Kỹ năng phỏng vấn kế toán ngân hàng
Kỹ năng phỏng vấn kế toán ngân hàng

4. Bạn hãy cho biết yêu cầu và nhiệm vụ của một nhân viên kế toán ngân hàng?

Yêu cầu và nhiệm vụ thường sẽ được nêu khá kĩ lưỡng ở trong phần JD công việc. Tuy nhiên bạn nên nêu ra thêm những nhiệm vụ và yêu cầu khác chưa được đề cập đến để lấy điểm cộng nhé.

Xem thêm:  Việc làm kế toán - kiểm toán

5. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở vị trí trước đó?

Đây là câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng khá khó để đưa ra một đáp án hoàn chỉnh. Nhưng hãy dựa vào nhà tuyển dụng để đưa ra một câu trả lời hợp ý họ nhất. Không nên đề cập đến những vấn đề mang ý nghĩa tư thù cá nhân mà thay vào đó hãy nói rằng bạn muốn phát triển tại môi trường thế nào, với đãi ngộ ra sao… Và công ty hiện tại chính là môi trường lý tưởng để cho bạn phát triển bản thân trong thời gian dài. Nếu được thì hãy hạn chế đề cập đến các vấn đề về sếp, môi trường làm việc cũ hay mức lương. 

Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khó
Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khó

6. Bạn làm sai số liệu và điều ấy ảnh hưởng đến công ty thì bạn sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

Đây là câu hỏi tình huống để kiếm tra khả năng xử lý của bạn. Mỗi người sẽ đưa ra một câu trả lời khác nhau, có rất nhiều người vì chưa nghĩ đến nên không thể trả lời được. Không có đáp án nào hoàn toàn chính xác cho câu hỏi này, chỉ là nhà tuyển dụng muốn xem khả năng của ứng viên đến đâu, để từ đó chọn ra người phù hợp nhất.

Xem thêm: Mẹo viết CV ngành kế toán gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

7. Bạn có thể sử dụng thành thạo phần mềm kế toán nào?

Để trở thành một kế toán giỏi thì cũng yêu cầu bạn phải biết cách sử dụng một số phần mềm kế toán, đơn giản nhất là excel. Không có một kế toán nào là không biết đến phần mềm này và cách sử dụng chúng. Hãy nêu ra những phần mềm mà bạn có thể sử dụng, kèm theo đó là ưu nhược điểm của chúng.

Kế toán ngân hàng đòi hỏi thông thạo các phần mềm kế toán
Kế toán ngân hàng đòi hỏi thông thạo các phần mềm kế toán

8. Các câu hỏi mang tính chuyên môn cao khác

Bên cạnh những câu hỏi trên thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn thêm những câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng với chuyên môn cao hơn để kiểm tra kiến thức của bạn. Điều này là cần thiết, đặc biệt là với những ngân hàng lớn để đảm bảo trình độ của bạn phù hợp và có thể đảm nhiệm được ví trí trống. Đó có thể là những câu hỏi tình huống đặt ra để xem cách xử lý của bạn, hoặc những câu hỏi kiến thức mà bạn đã được học trong quá trình làm việc hay đào tạo.

Các câu hỏi mang tính chuyên môn cao cũng sẽ được đặt ra
Các câu hỏi mang tính chuyên môn cao cũng sẽ được đặt ra

 

Bạn hãy lưu ý đó là phải chuẩn bị thật kỹ càng, sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra trong buổi phỏng vấn. Việc chuẩn bị không chỉ khiến bạn tự tin hơn mà còn thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc với buổi phỏng vấn và với công ty và bạn rất mong muốn được làm việc ở đây. Bước chuẩn bị không bao giờ là thừa, chuẩn bị cẩn thận đồng nghĩa với việc bạn đang đến gần với thành công hơn. Đọc và tìm hiểu những câu hỏi trước đó cũng là một cách chuẩn bị tốt, hãy chuẩn bị luôn câu trả lời và tập trả lời chúng một cách tự nhiên trước ở nhà.

Chúng ta thường được dặn rằng “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Đó là lí do bạn cần tìm hiểu thật kỹ về công ty trước khi tham dự buổi phỏng vấn. Chỉ cần một câu hỏi hay một câu trả lời sai của bạn cũng có thể để lộ ra rằng bạn chưa tìm hiểu về công ty. Khi ấy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không có tâm huyết với công việc này, không thể để bạn vào vị trí như mong muốn. Có nhiều trường hợp ứng viên không nắm được những thông tin cơ bản, hỏi lại những thông tin đã được cung cấp sẵn trong JD thì sẽ mất điểm rất lớn.

Bạn đã nằm lòng những câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng phía trên chưa? Hy vọng những câu hỏi này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích và giúp bạn chuẩn bị được kĩ càng trước khi tham gia phỏng vấn kế toán ngân hàng. Chúc các bạn thành công!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :