Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và cách tạo ấn tượng tốt

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Ánh  

Nhân viên kinh doanh là một công việc đang thu hút rất đông đảo ứng viên tham gia. Để lọt vào vòng trong, trở thành nhân viên chính thức thì bạn cần phải tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và cách để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tất cả đều được bật mí trong bài viết dưới đây!

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường xuyên sử dụng nhất

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường xuyên sử dụng nhất
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường xuyên sử dụng nhất

Thông thường để có thể trở thành nhân viên tại một công ty, doanh nghiệp nào đó thì bạn sẽ phải trải qua khá nhiều vòng khác nhau như: Nộp hồ sơ, bài test, và phỏng vấn. Đối với những công ty lớn có quy mô rộng và chuyên nghiệp trong công tác tuyển dụng thì họ sẽ có xu hướng đưa ra nhiều vòng tuyển dụng hơn, các tiêu chí cũng khắt khe hơn đối với các công ty khác. Nhân viên kinh doanh là một công việc đang có điều kiện phát triển, thế nhưng nó cũng có những đặc thù riêng biệt của công việc. Theo khảo sát tại rất nhiều cuộc phỏng vấn của nhân viên kinh doanh, thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 3 bộ câu hỏi như sau:

Xem thêm: Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuẩn nghề nhất dành cho bạn

1.1. Bộ câu hỏi để sàng lọc nhân viên kinh doanh

 Bộ câu hỏi để sàng lọc nhân viên kinh doanh
 Bộ câu hỏi để sàng lọc nhân viên kinh doanh

Đầu tiên sẽ là bộ câu hỏi dùng để sàng lọc nhân viên kinh doanh, thông qua bộ câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ chỉ lựa chọn lại một số ứng viên đủ tiêu chuẩn và có tố chất để trở thành nhân viên chính thức.

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết nhân viên kinh doanh thì sẽ làm công việc gì?

Câu 2: Anh/chị hãy cho biết loại sản phẩm nào mà gần đây đã kinh doanh?

Câu 3: Anh/chị hãy cho biết công ty chúng tôi đang kinh doanh, buôn bán những loại mặt hàng sản phẩm nào? Và anh/chị có đánh giá gì về mặt hàng sản phẩm đó hay không?

Câu 4: Anh/chị có thể cho biết đối với công ty thì khách hàng mục tiêu là những đối tượng nào? Và cần phải làm thế nào để có thể tiếp cận được với những đối tượng đó?

Câu 5: Anh/chị hãy nêu quy trình bán hàng, kinh doanh sản phẩm ở nơi công ty cũ mà anh/chị từng làm?

Câu 6: Anh/chị hãy cho biết nếu cần phải tư vấn, chăm sóc cho một khách hàng thì anh/chị sẽ tư vấn và chăm sóc như thế nào?

Câu 7: Theo anh/chị thì những yếu tố nào là quyết định đến việc khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình?

Câu 8: Anh/chị có thể đưa ra định nghĩa, hiểu biết của mình về chăm sóc khách hàng là gì?

Câu 9: Bạn hãy kể tên những đối thủ của công ty mà bạn biết đến? Bạn có đánh giá gì về những đối thủ này?

Ngoài những câu hỏi đơn thuần để khai thác thông tin ứng viên như giới thiệu bản thân, khả năng và trình độ thì đây chính là những câu hỏi dùng để sàng lọc nhân viên. Tùy vào từng trường hợp, tình hình thị trường thực tế mà bạn sẽ phải đưa ra câu trả lời phù hợp. Đây là những câu hỏi mở, có khá nhiều hướng đi cho các bạn ứng viên, vì thế mà hãy khéo léo và đưa ra câu trả lời làm hài lòng nhà tuyển dụng nhất nhé.

1.2. Bộ câu hỏi tình huống đối với nhân viên kinh doanh

Đối với nhiều công ty hiện nay, để có một đội ngũ nhân viên kinh doanh đầy chất lượng và kinh nghiệm thì họ sẽ phải đưa ra các câu hỏi tình huống thực tế để phỏng vấn nhân viên. Các tình huống cũng chỉ xoay quanh vấn đề khách hàng và sản phẩm.

Tình huống 1: Công ty đang có ý định phát triển thị trường tại một nơi A nào đó, bạn hãy suy nghĩ, dựa vào những ưu nhược điểm để có thể đưa ra những đánh giá, phân tích về thị trường đó. Bạn sẽ thuyết phục công ty phát triển hay không phát triển sản phẩm tại thị trường A đó?

Bộ câu hỏi tình huống đối với nhân viên kinh doanh
Bộ câu hỏi tình huống đối với nhân viên kinh doanh

Tình huống 2: Nếu như đang tư vấn, chăm sóc khách hàng mà bạn lại gặp phải tình huống khách hàng có thái độ không tốt, thậm chí là chửi và chê sản phẩm của bên bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào trong tình huống đó? Và trong trường hợp như thế nào thì bạn sẽ ngừng các hoạt động, dịch vụ cung cấp tư vấn sản phẩm cho khách hàng?

Tình huống 3: Bạn đã có hẹn cùng với khách hàng là hôm nay sẽ ký hợp đồng, thế nhưng trời mưa khá to, địa chỉ mà khách hàng muốn lại ở khá xa công ty, không những thế còn là ngoài giờ hành chính? Bạn sẽ xử lý như thế nào để có thể ký được hợp đồng với khách hàng này của mình?

Tình huống 4: Tuần trước, bạn đã bán sản phẩm của mình cho một khách hàng, thế nhưng hôm nay khách hàng đến và muốn được trả lại sản phẩm với nhiều lý do khác nhau. Công ty của bạn lại chỉ cho phép đổi trả hàng trong 3 ngày. Trường hợp này đã quá 4 ngày nhưng khách vẫn khăng khăng muốn trả lại. Là một nhân viên kinh doanh tại đại lý đó, bạn sẽ xử lý trường hợp này như thế nào để vừa làm hài lòng khách hàng vừa hài lòng công ty?

Tình huống 4
Tình huống 4

Tình huống 5: Trong một dự án mà công ty bạn đang thực hiện, có rất nhiều đối thủ cùng muốn làm dự án này. Bạn sẽ hành động như thế nào trong tình huống này?

Các tình huống mà phía công ty tuyển dụng đưa ra đều có rất nhiều hướng giải quyết khác nhau. Tuy nhiên để trả lời được thì dường như bạn lại cần phải có kinh nghiệm khá nhiều và sự sáng tạo, sự khéo léo trong việc xử lý các tình huống khác nhau. Những tình huống này có vẻ sẽ là điểm lợi thế cho ứng viên có kinh nghiệm. Thế nhưng những bạn chưa có kinh nghiệm cũng không cần phải quá lo lắng, hãy bình tĩnh và đưa ra câu trả lời mà bạn cho là hợp lý nhất nhé.

Đối với câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng có thể sẽ không ngồi yên hỏi bạn đâu nhé, đôi khi họ cũng sẽ đặt bạn trực tiếp vào trong tình huống thực tế đó. Vì thế mà hãy chuẩn bị tâm lý bất cứ lúc nào.

1.3. Bộ câu hỏi để đánh giá về chuyên môn đối với nhân viên kinh doanh

Tiếp theo đó chính là bộ câu hỏi đánh giá về chuyên môn đối với nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh thông thường mọi người sẽ nghĩ rằng chẳng cần kiến thức chuyên môn gì mà vẫn có thể đảm nhận công việc này. Thế nhưng điều đó là hoàn toàn chưa đúng, đây là một công việc khó, yêu cầu kiến thức về kinh doanh khá nhiều. Ứng viên không những phải biết về kinh doanh, biết nắm bắt tâm lý khách hàng mà còn phải biết các kỹ năng mềm nữa.

 Bộ câu hỏi để đánh giá về chuyên môn đối với nhân viên kinh doanh
 Bộ câu hỏi để đánh giá về chuyên môn đối với nhân viên kinh doanh

Câu 1: Khi bạn được công ty tin tưởng và giao cho phụ trách một khách hàng tiềm năng mới. Bạn hãy cho biết trách nhiệm của mình đối với công việc này như thế nào? Và bạn sẽ làm điều gì đầu tiên khi được phân công nhiệm vụ lớn này?

Câu 2: Trong kinh doanh, bạn sẽ thường xuyên sử dụng phương pháp chốt sale nào nhất? Theo ý kiến cá nhân của mình thì bạn hãy cho biết phương pháp nào hiệu quả nhất và ít hiệu quả nhất? Vì sao lại như vậy? Bạn có thể đưa ra giải pháp khắc phục hay không?

Câu 3: Bạn đã từng quản lý phần mềm quản lý khách hàng nào hay chưa? Nếu như có thì đó là công cụ quản lý nào? Hiệu quả của nó ra sao?

Câu 4: Theo bạn để có thể liên hệ với một khách hàng tiềm năng thì bạn sẽ cần phải thu thập những dữ liệu nào? Tại sao lại như vậy?

Đó chính là một vài câu hỏi về chuyên môn mà bạn cần phải biết để trả lời tốt nhất. Những câu hỏi này sẽ đánh giá về kiến thức của từng ứng viên một. Vì thế mà khi đã nắm chắc kiến thức trong tay thì bạn cũng không cần quá lo lắng đâu nhé.

Trên đây chính là bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mà được nhiều nhà tuyển dụng hỏi nhất. Nếu như bạn có đam mê với công việc này, hãy tìm hiểu thật kỹ các câu hỏi khác nhau nhé.

Xem thêm: Bật mí sự thật về nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì?

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Để có thể trả lời được hết các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thì bạn cần phải:

- Luôn giữ được thái độ tự tin trước nhà tuyển dụng, cho dù bạn có biết hay là không biết câu trả lời chính xác hay còn băn khoăn với những câu trả lời đó thì vẫn luôn tự tin. Bởi sự tự tin sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn tốt nhất.

- Chuẩn bị các kiến thức về kinh doanh từ trước, đây là một lĩnh vực khá rộng, bạn sẽ hơi băn khoăn trong vấn đề chuẩn bị kiến thức. Có thể bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào. Thế nhưng điều đầu tiên cần phải ghi nhớ là kiến thức nền tảng, cơ bản.

- Đối với những câu hỏi tình huống, sẽ có nhiều hướng trả lời khác nhau. Bạn đừng thấy người trước đã xử lý như vậy, được nhà tuyển dụng gật đầu mà đến lân mình cũng xử lý hệt như thế. Cách này sẽ khiến cho bạn bị đánh loại nhanh hơn, bởi không có sự sáng tạo trong cách xử lý. Nhà tuyển dụng không những muốn biết sự khéo léo của ứng viên đến đâu mà họ còn muốn biết xem cách bạn tiếp nhận và xử lý tình huống đó như thế nào.

- Hãy trả lời theo cách của bạn, đừng copy của bất kỳ ai, điều này sẽ khiến cho bạn không được nổi bật giữa hàng nghìn ứng viên khác nhau đấy nhé.

Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuẩn cho doanh nghiệp

3. Tạo dựng ấn tượng tốt trong lần phỏng vấn

3.1. Đến sớm cuộc phỏng vấn trước 10 phút

 Đến sớm cuộc phỏng vấn trước 10 phút
 Đến sớm cuộc phỏng vấn trước 10 phút

Đối với những cuộc hẹn phỏng vấn, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hẹn bạn cả về địa chỉ và thời gian của buổi hẹn. Bạn cần phải căn chuẩn thời gian, nếu như nhà xa và là các ngày thứ trong tuần, sợ tắc đường thì hãy đến sớm hơn khoảng 10 phút. Tất nhiên cũng chẳng ai bắt bạn đi sớm hơn giờ phỏng vấn cả, thế nhưng khi đến trước sẽ khiến cho bạn chuẩn bị mọi thứ về hồ sơ, tâm lý tốt hơn.

Tuyệt đối đừng bao giờ đến muộn nhé, như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thật không đáng tin tưởng và họ cũng không có thời gian để chờ bạn đến phỏng vấn đâu nhé.

3.2. Chuẩn bị trang phục, trang điểm nhẹ nhàng

Chuẩn bị trang phục, trang điểm nhẹ nhàng
Chuẩn bị trang phục, trang điểm nhẹ nhàng

Tiếp theo là bạn cần phải chuẩn bị trang phục thật lịch sự, tươm tất vừa thể hiện sự tôn trọng của mình đối với nhà tuyển dụng mà lại thể hiện được cá tính của bản thân. Có rất nhiều kiểu phối đồ đi phỏng vấn cho cả nam và nữ, bạn có thể tham khảo trên mạng để đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho mình.

Một điều đặc biệt nữa là cần phải trang điểm nhẹ nhàng đối với nữ và đầu tóc gọn gàng với nam giới. Bạn thắc mắc tại sao ư? Bởi nhân viên kinh doanh là một mặt của doanh nghiệp, khi bạn có gương mặt sáng, ưa nhìn, gọn gàng cũng là một cách thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên tránh lối trang điểm lòe loẹt quá đà nhé.

3.3. Luôn tỏ thái độ nhiệt tình, hòa đồng và dễ gần

Luôn tỏ thái độ nhiệt tình, hòa đồng và dễ gần
Luôn tỏ thái độ nhiệt tình, hòa đồng và dễ gần

Đối với một nhân viên kinh doanh thì lúc nào bạn cũng phải thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình không những trong buổi phỏng vấn đó mà còn trong cả công việc của mình. Thái độ sẽ quyết định khá lớn đến việc nhà tuyển dụng có lựa chọn bạn hay không?

Như vậy, bạn cũng đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và cách để vượt qua cửa phỏng vấn. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có được việc làm kinh doanh tại một công ty tốt.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :