Mẹo trả lời những câu hỏi phỏng vấn Quản lý chất lượng thường gặp

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Hương Anh  

“Câu hỏi phỏng vấn Quản lý chất lượng” hiện đang là một những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội. Quản lý chất lượng (QC) đang là một công việc hot được săn đón bởi rất nhiều ứng viên. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp các ứng viên có được sự tự tin hơn trong các buổi phỏng vấn.

1. Những câu hỏi phỏng vấn Quản lý chất lượng thường gặp nhất

Khi tham gia ứng tuyển cho vị trí Quản lý chất lượng bạn sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng. Việc bạn có thể trả lời tốt những câu hỏi này hay không đồng nghĩa với việc bạn có phù hợp với vị trí này hay không và bạn có gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hay không. Bởi vậy việc chuẩn bị và luyện tập trả lời trước những câu hỏi có thể gặp phải là điều rất cần thiết nếu bạn muốn thành công ứng tuyển.

Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vị trí Quản lý chất lượng thì hãy cùng vieclam24h.net.vn tham khảo kỹ những câu hỏi dưới đây và bỏ túi những mẹo hay giúp bạn dễ dàng vượt qua các câu hỏi phỏng vấn nhé.

Những câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng thường gặp
Những câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng thường gặp

1.1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu 

+ Mục đích câu hỏi: Dĩ nhiên nhà tuyển dụng có trong tay CV và họ có những thông tin của bạn, tuy nhiên họ vẫn hỏi nhằm mục đích xác nhận lại những thông tin bạn đã ghi trong CV, cũng như đây luôn là một công hỏi hay để mở đầu buổi phỏng vấn. Ngoài ra nhà tuyển dụng cũng muốn kiểm tra xem bạn có thực sự tự tin vào bản thân hay không.

+ Gợi ý cách trả lời: Bạn hiểu nhà tuyển dụng đã có những thông tin của bạn, bởi vậy không nên dành quá nhiều thời gian để đưa ra quá nhiều thông tin. Hãy khéo léo chỉ đưa ra những thông tin cơ bản nhất, ngắn gọn nhất về bản thân mình như tên của bạn, bạn đến từ đâu, trước kia học chuyên ngành gì…

Đối với điểm mạnh của bản thân, hãy lựa chọn những điểm mạnh phù hợp nhất với công việc bạn ứng tuyển.

Đối với điểm yếu của bản thân bạn không nên kể ra quá ít (một điểm yếu), tương tự cũng không nên kể ra quá nhiều, bởi nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không nhận một người có quá nhiều điểm cần khắc phục.

Ngoài ra bạn cũng có thể nói thêm về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của bản thân để qua đó nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn.

Đừng mất nhiều thời gian đưa ra những thông tin không có liên quan nhiều đến vị trí tuyển dụng như sở thích cá nhân,…

1.2. Bạn biết gì về công ty chúng tôi và tại sao bạn lại quyết định lựa chọn công ty chúng tôi để ứng tuyển?

+ Mục đích câu hỏi: Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra mức độ nghiêm túc và đầu tư của bạn đối với buổi phỏng vấn. Bằng câu hỏi này họ sẽ biết được trước khi đến phỏng vấn bạn đã tìm hiểu về công hay chưa. Vì vậy để tránh việc gây ấn tượng không tốt ngay từ đầu thì trước buổi phỏng vấn hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty cũng như truy cập vào website của công ty.

+ Gợi ý cách trả lời: Nêu ra khái quát những thông tin mà bạn đã tìm hiểu về công ty, đặc biệt là những thế mạnh của công ty so với các đối thủ khác cùng ngành, cũng như cho nhà tuyển dụng thấy được bạn rất vui mừng nếu có cơ hội được làm việc tại công ty. Đừng quên khẳng định rằng bạn sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho công ty.

Ứng viên trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng
Ứng viên trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng

1.3. Lý do khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ

+ Mục đích câu hỏi: Rõ ràng nhà tuyển dụng không đơn giản chỉ là muốn nghe câu trả lời. Thông qua những gì bạn nêu ra, họ có thể đưa ra những đánh giá khách quan về con người bạn cũng như năng lực của bạn. 

+ Gợi ý cách trả lời: Cố gắng tránh đề cập đến những vấn đề tai hại. Đây không phải là dịp để bạn thoải mái nói xấu công ty cũ hoặc người lãnh đạo cũ của mình. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn tuyển dụng một người có suy nghĩ và thái độ tiêu cực đâu nhé.

1.4. Bạn có định hướng gì trong tương lai 3 năm tới?

+ Mục đích câu hỏi: Nhà tuyển dụng muốn khai thác mục tiêu dài hạn của bạn, bởi vậy điều bạn cần phải làm là đưa ra những mục tiêu cụ thể, chi tiết. Những mục tiêu chung chung sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng kết luận rằng bạn là người không có mục tiêu và động lực để làm việc.

+ Gợi ý cách trả lời: Hiển nhiên không có ai làm việc mà không có mục tiêu cụ thể. Hãy xác định rõ ràng mục tiêu dài hạn của bạn, và khéo léo gắn kết mục tiêu của bạn với định hướng phát triển của công ty, cho nhà tuyển dụng thấy được sự hứa hẹn từ bạn.

1.5. Theo bạn để trở thành một người quản lý chất lượng thành công thì cần những kỹ năng và tố chất gì?

+ Mục đích câu hỏi: Nhà tuyển dụng muốn xác định bước đầu xem bạn có phải là người trong ngành hay không. Bởi nếu là người trong ngành và có nhiều kinh nghiệm làm việc thì chắc chắn bạn sẽ biết một người Quản lý chất lượng cần có những tố chất gì và điều gì sẽ giúp bạn xử lý tốt công việc.

+ Gợi ý cách trả lời: Hãy cố gắng thể hiện với nhà tuyển dụng những kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp của bạn. Hãy cố gắng trình ngày ngắn gọn, đầy đủ và trôi chảy. Và nhớ rằng bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy bản thân mình đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và tố chất ấy.

Đưa ra định hướng trong tương lai
Đưa ra định hướng trong tương lai

2. Một số câu hỏi khác nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn

Trên đây là một số những câu hỏi thường gặp nhất khi bạn tham gia ứng tuyển vị trí Quản lý chất lượng. Ngoài ra nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn những câu hỏi khác liên quan đến chuyên môn và công việc.

2.1. Các câu hỏi liên quan đến chuyên môn

- Bạn hiểu kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì và quy trình này bao gồm mấy bước?

- Giải thích chi tiết các yếu tố liên quan đến kiểm soát chất lượng sản phẩm

- Kể tên những nguyên tắc chất lượng

- Có mấy thủ tục chất lượng bắt buộc? Kể tên các thủ tục đó

- Theo bạn điều gì là quan trọng nhất khi áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong công ty?

- Đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng khác nhau ở chỗ nào?

- Chất lượng sản phẩm có đồng nhất với chất lượng quy trình không?

Nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên
Nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên

2.2. Các câu hỏi nâng cao hơn

- Trình bày phương pháp bạn thường sử dụng để định tính chất lượng sản phẩm

- Hãy phân biệt sự khác nhau giữa I.s.o và C.m.m

- Bạn biết những gì về kế hoạch quản lý chất lượng (QMP)?

- Nêu những gì bạn hiểu về Tỷ lệ từ chối lỗi (DRR) và Tỷ lệ rò rỉ khiếm khuyết (DLR)

3. Một số câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng giúp bạn nâng tầm bản thân

Đây là một phần mà trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào cũng sẽ xuất hiện, và cũng là phần khiến rất nhiều ứng viên bối rối trong buổi phỏng vấn. Đây cũng là một cơ hội giúp bạn có thể gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Qua những câu hỏi của bạn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách bạn tiếp cận với công việc, bạn có quan tâm đến công việc không và bạn có thực sự muốn làm việc ở công ty đó không.

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Hãy đưa ra những câu hỏi mang tính chất khai thác thông tin và tránh những câu hỏi dạng “Có” hoặc “Không”. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng mà vieclam24h.net.vn liệt kê dưới đây.

3.1. Một số câu hỏi có nội dung về công ty và công việc:

- Hiện có bao nhiêu người đang làm việc tại Bộ phận quản lý chất lượng?

- Định hướng của công ty cho bộ phận này trong những năm tới là gì?

- Vị trí này là tuyển mới hay tuyển thay thế cho một vị trí cũ?

- Ngoài phần công việc trong bản mô tả công việc, anh/chị có thể nói rõ hơn  vị trí này còn cần làm những công việc gì khác nữa không?

3.2. Một số câu hỏi về người phỏng vấn bạn:

- Anh/ chị đã làm việc ở công ty hiện tại bao lâu rồi ?

- Anh/ chị cảm thấy thích nhất điều gì ở công ty hiện tại?

- Những yếu tố nào làm nên thành công của anh/ chị ở công ty?

3.3. Một số câu hỏi cần thiết hỏi vào cuối buổi phỏng vấn:

- Đây có phải là buổi phỏng vấn duy nhất không? (Hay là còn những quy trình khác nữa?)

- Để biết thêm thông tin sau buổi phỏng vấn tôi có thể xin thêm thông tin liên lạc của anh/ chị không ?

- Kết quả sẽ được thông báo sau bao lâu và nếu trúng tuyển thì tôi sẽ bắt đầu làm việc từ khoảng thời gian nào?

4. Cần lưu ý điều gì khi tham gia ứng tuyển vị trí quản lý chất lượng

Cần lưu ý điều gì khi tham gia ứng tuyển vị trí quản lý chất lượng
Cần lưu ý điều gì khi tham gia ứng tuyển vị trí quản lý chất lượng

Lưu ý đầu tiên là hãy đảm bảo đến đúng giờ hẹn. Việc đến đúng giờ sẽ giúp bạn gây được ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, khi tham gia một buổi phỏng vấn, tâm lý tự tin là một điều rất quan trọng, sẽ giúp bạn tập trung vào những thông tin hay những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Dù cho bạn đã chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và kỹ năng trước buổi phỏng vấn nhưng nếu như không tự tin thì bạn cũng không thể phát huy hết khả năng của mình.

Hãy luôn giữ cho mình thái độ lịch sự cũng như cười tươi tự tin tương tác với các nhà tuyển dụng nhé.

Thông qua bài viết “Mẹo trả lời những câu hỏi phỏng vấn Quản lý chất lượng thường gặp”, vieclam24h.net.vn hy vọng bạn đọc đã nắm rõ được cách trả lời khi đối mặt với những câu hỏi đến từ nhà tuyển dụng. Chúng tôi hy vọng có thể giúp đỡ bạn phần nào gặt hái được thành công trong các buổi phỏng vấn. Và đừng quên truy cập website vieclam24h.net.vn để tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như những mẹo hay vô cùng hữu ích nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :