Công chức viên chức là gì? Những dấu hiệu nhận biết công chức, viên chức

Theo dõi tuyendung3s tại

Trần Phương Nhi  

Bạn đang quan tâm đến lĩnh vực công chức, viên chức? Bạn muốn khám phá thêm những thông tin bên lề? Vậy thì theo dõi bài viết sau đây của vieclam24h.net.vn nhé.

 

Bạn đang quan tâm đến lĩnh vực công chức, viên chức và có ý định thi tuyển công chức? Bạn muốn biết thêm những thông tin bên lề về chủ đề này? Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của vieclam24h.net.vn để khám phá thêm những khía cạnh thú vị khác nhé.

1. Bàn về khái niệm công chức viên chức là gì?

công chức viên chức là gì?
Công chức viên chức là gì?

Dựa trên kiến thức của mình, bạn nghĩ công chức viên chức là gì? Chắc hẳn bạn đã được nghe nhắc rất nhiều về cụm từ “công chức, viên chức” rồi phải không? Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và biết sâu về vấn đề này. Vì thế, hôm nay hãy đồng hành cùng tôi, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá lĩnh vực ấy kĩ hơn nhé.

Trước hết, hãy đi tìm hiểu khái niệm: công chức là gì? Công chức mang nghĩa chung là chỉ bộ phận nhân viên trong cơ quan hành chính Nhà nước. Những người này được tuyển dụng và bổ nhiệm để thực hiện các hoạt động công vụ, hưởng mức trả lương từ nguồn thu nhập trong ngân sách Nhà nước. Công chức trong một quốc gia thường sẽ mang tư cách công dân hoặc là người có quốc tịch của nước sở tại và thường được liệt kê vào danh sách biên chế. Thế còn viên chức thì sao nhỉ? Bạn biết viên chức là gì không? Viên chức là những người có tư cách công dân Việt Nam, được tuyển theo yêu cầu công việc nhất định, công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng việc làm, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị công lập theo quyết định của pháp luật.

2. So sánh dấu hiệu nhận biết cán bộ, công chức, viên chức

Ngoài công chức, viên chức, chúng ta còn có thêm cụm từ “cán bộ” với chức danh tương đương như vậy nữa. Thoạt nhìn qua, khá nhiều người sẽ rất dễ bị nhầm lần về ba vị trí này vì chỉ hiểu sơ sơ là họ cùng làm việc ở trong các cơ quan Nhà nước. Do đó, dựa trên căn cứ pháp lý của Luật cán bộ, công chức 2008 22/2008/QH12, Luật viên chức 2010, Nghị định 24/2010/NĐ-CP và Nghị định 29/2012/NĐ-CP, chúng ta sẽ cùng so sánh, phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua những dấu hiệu nhận biết sau.

dấu hiệu nhận biết cán bộ, công chức, viên chức
Dấu hiệu nhận biết cán bộ, công chức, viên chức

 

2.1. So sánh qua định nghĩa

Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch hoặc mang chức vụ, chức danh trong những cơ quan của Đảng Cộng Sản, của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện đến cấp tỉnh, cấp trung ương; trong các cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công an nhân dân (không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chuyên nghiệp); trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, những công chức nào làm việc ở trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ được đảm bảo mức lương theo đúng quy định pháp luật từ quỹ lương các đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức là những người đã được tuyển dụng theo các mục chức danh việc làm, chuyên hoạt động ở các đơn vị sự nghiệp công lập, được ràng buộc bởi chế độ hợp đồng lao động và nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cán bộ là những người đã được bầu cử, được phê chuẩn và bổ nhiệm nắm giữ các chức danh, chức vụ theo từng nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh, trung ương, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh hoặc thành phố (cấp huyện), được nằm trong danh sách biên chế và hưởng lương từ quỹ ngân sách Nhà nước.

Xem thêm: Công chứng viên là gì? Những hiểu biết cơ bản về công chứng viên

2.2. So sánh qua nguồn gốc

Nếu như các công chức phải thi tuyển hoặc chờ có quyết định từ cơ quan Nhà nước nằm trong biên chế, có thẩm quyền phê duyệt thì viên chức lại được tuyển dụng theo vị trí việc làm hoặc ký kết hợp đồng làm việc. Còn cán bộ thì được mọi người bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào trong biên chế.

2.3. So sánh qua thời gian tập sự

So sánh công chức viên chức
So sánh công chức viên chức

Cán bộ là những người đã qua chế độ đào tạo nghiêm ngặt nên không có thời gian tập sự. Với viên chức, thời gian tập sự được quy định trong hợp đồng làm việc kéo dài từ 3 đến 12 tháng. Còn công chức sẽ được tính như sau:

-  Đối với các trường hợp được tuyển dụng vào công chức loại C, thời gian tập sự được tính là 12 tháng.

-  Đối với các trường hợp được tuyển dụng vào công chức loại D, thời gian tập sự được tính là 6 tháng.

Theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, đối tượng tập sự của công chức là những người đã nằm trong danh sách công chức dự bị trước ngày 1/1/2010. Thời gian tập sự sẽ bao gồm  cả thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị. Ngược lại, thời gian tập sự sẽ không tính thời gian nghỉ để sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội hay thời gian nghỉ ốm đau hoặc bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nằm lòng bí kíp là sơ yếu lý lịch viên chức hot nhất

2.4. So sánh qua tính chất công việc

Công chức, cán bộ làm việc theo biên chế còn viên chức làm việc theo hợp đồng. Công chức được phân thành các ngạch nhưng viên chức thì không. Công chức sẽ vận hành quyền lực Nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý và phải thực hiện công việc với mức độ thường xuyên. Viên chức thực hiện các chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu và thực hiện theo các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn. Cán bộ thì vận hành theo quyền lực Nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý và nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công và thực hiện theo nhiệm kỳ.

2.5. So sánh qua mức lương chi trả

Công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với những người trong bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ chịu trách nhiệm chi trả lương cho viên chức. Cán bộ cũng được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhưng theo từng vị trí hoặc chức danh.

2.6. So sánh qua nơi công tác

Công chức hoạt động trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, Quân đội, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát. Viên chức sẽ được làm việc ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Còn cán bộ thì công tác ở trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Riêng với những nhân viên công chức, luật pháp ở nhiều nước cho phép họ làm việc thêm ở bên ngoài nữa, không nhất thiết phải thu hẹp phạm vi chỉ trong cơ quan Nhà nước.

2.7. So sánh qua các biện pháp kỉ luật được áp dụng

Phân biệt công chức viên chức
Phân biệt công chức viên chức

Công chức sẽ bị kỉ luật bằng các biện pháp khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc. Trong khi đó, viên chức sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, thậm chí còn bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp chứ không bị giáng chức hay hạ bậc lương như công chức. Còn cán bộ thì chỉ bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm chứ không đánh vào mức lương.

2.8. So sánh qua tiêu chí đánh giá

Công chức sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí về: năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm và phối hợp thực thi nhiệm vụ cùng thái độ phục vụ nhân dân. Viên chức cũng được chấm điểm tùy theo năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ nhân dân, bên cạnh đó còn có hiệu quả công việc (số lượng, chất lượng). Cán bộ được đánh giá dựa vào năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức, quản lý cùng tinh thần trách nhiệm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

3. Trường hợp nào viên chức được chuyển sang công chức

viên chức được chuyển sang công chức
Viên chức được chuyển sang công chức

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người làm viên chức hiện nay. Theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, viên chức được chuyển sang công chức chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Các viên chức phải làm việc đủ từ 5 năm trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập, có trình độ đào tạo hoặc kinh nghiệm về công tác, đáp ứng được hết những yêu cầu của vị trí làm việc cần tuyển dụng. Khi những cơ quan quản lý này có nhu cầu tuyển dụng thì các viên chức sẽ được xét duyệt luôn vào công chức mà không cần phải thi tuyển.

- Các viên chức khi nhận được quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, tuyển dụng, phân công vào những vị trí công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thì sẽ được xét thẳng làm công chức mà không phải thi tuyển. 

- Các viên chức được phân vào những vị trí ở trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của tất cả các đơn vị tổ chức, lãnh đạo hoặc quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, được quyết định là công chức và được bổ nhiệm, hưởng lương theo đúng chế độ lương cơ bản cùng lương khác tương đương như viên chức. 

4. Những quy định cấm công chức viên chức nghiêm ngặt

quy định cấm công chức viên chức
Quy định cấm công chức viên chức

Công việc nào cũng sẽ có những quy định và chế tài xử lý nghiêm ngặt để phòng tránh những hành vi tiêu cực, gian lận. Nhất là với những ai đang làm cán bộ, công chức, viên chức - những người mang trọng trách cao cả phục vụ nhân dân. Luật Cán bộ công chức cũng đã ban hành rất rõ những quy định liên quan đến đạo đức, những bí mật cần được giữ kín trong bộ máy Nhà nước tại Điều 18 và 19. Các cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không được trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm, không sử dụng tài sản chung của ngân sách Nhà nước để giữ làm của riêng hay là làm những điều trái với pháp luật. Đồng thời, nghiêm cấm hành vi tham nhũng, hối lộ, lạm dụng chức quyền để thực hiện hành vi sai trái, ức hiếp nhân dân, không được phân biệt giới tính, tôn giáo và dân tộc. Những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự của cán bộ, công chức, viên chức cũng được quy định trong Luật phòng chống tham nhũng để răn đe và nhắc nhở mọi người cùng chấp hành và thực hiện nghiêm túc.

5. Quyết định phụ cấp cho công chức viên chức

phụ cấp cho công chức viên chức
Phụ cấp cho công chức viên chức

Theo quy định Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nhận những loại phụ cấp sau

- Vượt khung: đối tượng được nhận loại phụ cấp này là những người đã được xét duyệt bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc là trong các chức danh. Mức lương của bậc lương cuối cùng bằng 5% mức phụ cấp vượt khung. Từ năm thứ 3 trở về sau, mỗi người sẽ được cộng thêm 1% tiền lương, tùy vào từng chức danh, vị trí.

- Lưu động: đối tượng được áp dụng là những cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế hay ngoài đảo xa đẩ liền, những chỗ còn khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội. Phụ cấp lưu động được chia ra 4 mức tính: 20% - 30% - 60% - 70% so với mức lương cán bộ, công chức, viên chức đang được hưởng và cộng thêm phụ cấp chức vụ của vị trí lãnh đạo và vượt khung (nếu có). Thời hạn nhận phụ cấp dao động từ 3-5 năm.

- Độc hại, nguy hiểm: đối tượng nhận phụ cấp là những cán bộ, công chức, viên chức phải đảm nhiệm các công việc có tính chất nguy hiểm hoặc độc hại.

Ngoài ra, chúng ta còn có những loại phụ cấp khác như: thu hút, cấp bậc (tùy theo đặc thù ngành nghề, thâm niên nghề, ưu đãi nghề, trách nhiệm công việc, trách nhiệm nghề, phục vụ tổ quốc). 

6. Công chức viên chức được quy định nghỉ hưu như thế nào?

Nghỉ hưu công chức viên chức
Nghỉ hưu công chức viên chức

Bộ luật Lao động đã quy định độ tuổi nghỉ hưu của nam giới là đủ 60 tuổi, còn của nữ là đủ 55 tuổi sẽ được nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật vẫn chấp nhận cho các cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu sớm hơn thời gian được quy định. Miễn là họ vẫn tham gia bảo hiểm xã hội đủ thời gian được in trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì khi nghỉ hưu non, các cán bộ, công chức, viên chức này sẽ được nhận lương hưu hàng tháng.

Theo quy định mới từ 1/1/2018, cách tính lương hưu đã có sự thay đổi. Đối với nữ, phải tham gia đủ 30 năm bảo hiểm xã hội. Đối với nam, nghỉ hưu trong năm 2018 thì phải đủ 31 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu từ năm 2019 đóng 32 năm, nghỉ hưu từ năm 2020 đóng 33 năm và nghỉ hưu từ 2022 đóng 35 năm. Mỗi tháng, bình quân tiền lương mà tất cả các đối tượng này đều cùng được hưởng là 75% một tháng khi đóng bảo hiểm xã hội.

7. Một số thông tin khi thi tuyển công chức viên chức

Từ năm 2019, việc thi tuyển công chức viên chức sẽ được thay đổi. Đó là sẽ có 2 vòng tuyển công chức.

Thi tuyển công chức viên chức
Thi tuyển công chức viên chức

7.1. Thi trắc nghiệm - vòng 1 (thời gian: 120 phút)

Trong phần trắc nghiệm, thí sinh sẽ phải trải qua 3 vòng thi, bao gồm: thi kiến thức chung, thi Ngoại ngữ và thi tin học. Riêng với những công việc có yêu cầu chuyên môn về Ngoại ngữ và Tin học thì người dự tuyển được miễn thi hai môn này ở vòng 1.

- Môn thi kiến thức chung (thời gian: 60 phút)

Nội dung thi sẽ bao hàm chung những kiến thức như: kiến thức quản lý hành chính Nhà nước; kiến thức về trách nhiệm, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm; kiến thức về hệ thống chính trị, cách tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội; kiến thức liên quan đến công chức và công vụ; kiến thức liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực tuyển dụng.

- Môn thi Ngoại ngữ (thời gian: 30 phút)

Có tất cả 30 câu hỏi trắc nghiệm trong môn Ngoại ngữ. Thí sinh sẽ được lựa chọn thi 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng là: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác, tùy theo yêu cầu của vị trí việc làm. Trước đây, môn Ngoại ngữ chủ yếu được thi với hình thức viết tay hoặc vấn đáp. Từ năm 2019, việc thi trắc nghiệm được triển khai, tạo lợi thế đối với người thi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm trung bình chỉ có tối đa không quá 1 phút để hoàn thành xong nên người dự thi cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm thực hiện thật tốt phần thi này.

- Môn thi Tin học (thời gian: 30 phút)

Tương tự như phần thi Ngoại ngữ, người thi công chức cũng có 30 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu phải xử lý trong vòng 1 phút. Các cơ quan tuyển dụng có thể tổ chức thi với hình thức trên máy tính nên người thi phải nắm thật quy chế thi tuyển để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Xem thêm: Lưu ý để sở hữu đơn xin việc vào cơ quan nhà nước hoàn hảo

7.2. Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành - vòng 2 (thời gian: 210 phút)

Ở vòng thi này, bạn cần tập trung ôn luyện tất cả những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tùy theo yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng để đáp ứng được các tiêu chí đã đặt ra. Phỏng vấn và thi viết là 2 hình thức thi được áp dụng trong môn nghiệp vụ chuyên ngành. Trong đó, thời gian thi phỏng vấn là 30 phút, còn 180 phút là thời gian thi viết. Điểm số tối đa là 100 cho cả hai hình thức này.

Vậy là vieclam24h.net.vn đã vừa giới thiệu xong tất tần tất các thông tin giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về câu hỏi cán bộ công chức là gì, cùng với đó là cách nhận diện từng chức vụ và quy chế thi tuyển, nghỉ hưu công chức, viên chức,... Sau khi đọc xong bài viết này, hy vọng các bạn đã định hướng được bước đi tiếp theo của mình và mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn thành công nếu có ý định thi tuyển công chức.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :