Công chứng viên là gì? Những hiểu biết cơ bản về công chức viên

Theo dõi tuyendung3s tại

Đỗ Ngân  

Hiện nay, khi chúng ta gõ cụm từ :”Công chứng viên là gì?” Sẽ cho ra rất nhiều kết quả tìm kiếm. Theo nghiên cứu cho thấy cụm từ công chứng viên trung bình một ngày có thể ít nhất 1000 lượt tìm kiếm. Vậy tại sao cụm từ công chứng viên lại được quan tâm nhiều đến vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu về công chứng viên

1.1. Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là gì?

Theo luật công chứng năm 2014 thì công chứng viên là Nghạch công chức nghành tư pháp. Cũng như cái tên của nó, công chứng viên sẽ có nhiệm vụ là công chứng. Những người công chứng viên thường làm việc trong cơ quan nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ công chứng cho nhà nước tại cơ quan nhà nước, đối chiếu, theo dõi và tiến hành xác nhận chứng thực các bản sao đúng với bản gốc.Tránh các chanh chấp, khiếu nại không đáng có xảy ra.

 Theo khoản 2 điều 2 Luật công chứng 2014 quy định “ Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.”

Xem thêm: Chứng thực là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực

1.2. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của công chứng viên

Công chứng viên là một ngành nghề khá hot hiện nay, không phải ai cũng có thể hành nghề công chứng viên. Quyền lợi của một công chứng viên:

+ Được pháp luật đảm bảo quyền hành nghề công chứng;

+ Được thành lập các văn phòng công chứng dựa theo quy định của pháp luật

+ Có quyền từ chối công chứng trong những trường hợp phát hiện bản sao không đúng với giấy tờ gốc, những bản dịch không đúng với quy định của pháp luật.

+ Có quyền công chứng các giấy tờ hợp với quy định của nhà nước

Và ngoài ra một số quyền lợi khác như trong quy định của Luật công chứng quy định

Ngoài những quyền lợi trên, công chứng viên có một số nghĩa vụ như sau:

+ Yêu cầu các công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc khi hành nghề công chứng, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nâng cao tinh thần trung thực, tuân thủ quy tắc đạo đức khi hành nghề. Khi được yêu cầu công chứng, công chứng viên có quyền công chứng khi đã tuân thủ các bước yêu cầu của pháp luật à chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sai trái hay có vấn đề sai phạm pháp luật. 

+ Bên cạnh đó, công chứng viên cần giải thích, nêu rõ quyền và lợi ích của họ, có quyền từ chối yêu cầu công chứng khi bản thấy bất kỳ một sai phạm nào bên yêu cầu công chứng.

Một nguyên tắc bất di bất dịch khi hành nghề công chứng là luôn giữ bí mật các thông tin của người yêu cầu công chứng. Không mua bán, sao chép các bản công chứng đưa ra bên ngoài, bán thông tin khách hàng nhằm trục lợi các nhân.

+ Khi đã đóng dấu công chứng cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc công chứng viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho nhiệm vụ đó. Đứng lên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình.

+ Tham gia tổ chức, giám sát, đóng ý kiến nghề nghiệp, tích cực bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để hành nghề. Khi đã là thành viên của hội công chứng thì phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng.

Xem thêm: Dấu giáp lại là gì? Đáp án chính xác nhất cho dấu giáp lai

1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản để được trở thành một công chứng viên

Các tiêu chuẩn cơ bản để được trở thành một công chứng viên
Các tiêu chuẩn cơ bản để được trở thành một công chứng viên

Như chúng ta đã biết để được hành nghề công chứng viên, được là một thành viên của hội công chứng Việt Nam không phải điều đơn giản. Đây là một nghành nghề yêu cầu đòi hỏi đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp chuyên ngành, phải đủ những tiêu chuẩn cơ bản nhất thì mới được hành nghề công chứng.

Theo luật công chứng của nhà nước Việt Nam năm 2006  quy định như sau:

Điều kiện để trở thành một công chứng viên phải hội tụ đủ các yếu tố về nhân cách, đạo đức, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật, thì mọi công dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng tuyển nếu như đủ các yếu tố bắt buộc sau:

  • Được học tập, giảng dạy, tiếp thu hết tất cả kiến thức của nghành luật và có ít nhất bằng cử nhân luật;

  • Đã từng hoạt động trong lĩnh vực pháp luật ít nhất năm năm trở lên, có thời gian đào tạo nghề công chứng ít nhất sáu tháng và tập sự hành nghề công cứng mười hai tháng công tác pháp luật.

  • Sau khi đã hoàn thành quá trình công tác, học nghề và tập sự thì phải có bằng , giấy chứng nhận tốt nghiệp đã được đào tạo nghề công chứng;

  • Có đầy đủ điều kiện sức khỏe để hành nghề công chứng.

Trong một số trường hợp, một số công dân có thể được miễn đào tạo nghề công chứng như: Những người đã hành nghề thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên, các vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về nghành luật…

Trên đây là các điều kiện cơ bản để hành nghề công chứng viên, vậy nếu như bạn thấy mình đã đủ các tiêu chuẩn ấy thì nhanh tay ấn đăng kí tuyển dụng, chớp lấy cơ hội nhé!

2. Cơ hội việc làm của ngành công chứng viên

Nếu bạn đang băn khoan mình có nên nộp hồ sơ xét tuyển công chứng viên hay không, hãy tham khảo thêm công việc của những người hành nghề công chứng viên. 

2.1. Công việc của công chứng viên

Công việc của công chứng viên

Nghe tên công chứng viên ta cũng phần nào hình dung ra công việc của những công chứng viên. Liệu có phải công việc của công chứng viên là chỉ việc đóng dấu đỏ công chứng là xong không. Không đơn giản vậy đâu.

Ngoài việc công chứng là nhiệm vụ chính, công chứng viên phải giải quyết và thực hiện các công việc phục vụ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực mà có văn bản, giấy tờ đầy đủ cần xử lý. Phải là người thực sự am hiểu về pháp luật thì mới có thể trợ giúp, tư vấn cho mọi khách hàng và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn những quy định của pháp luật đồng thời nêu ra những yêu điểm, nhược điểm cho khách hàng thấy được.

Những văn bản luật, những quy định của Hiến pháp và pháp luật của nhà nước rất dài và nhiều. Để nắm rõ, nhớ hết, hiểu hết tất cả các luật của Nhà nước Việt nam không phải điều đơn giản đâu nhé. Đó là đòi hỏi cả một quá trình, cả một thời gian dài học tập, trau dồi kiến kiến thức và không ngừng học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới, những thay đổi, bổ sung mới của Pháp luật, đòi hỏi những người hành nghề công tố viên phải cực ham học  hỏi và thường xuyên nâng cao nghiệp vụ kiến thức chuyên môn.

Khi đã nắm bắt chắc được những kiến thức chuyên môn thì mới có thể hướng dẫn và gợi ý khách hàng những cách theo pháp luật một cách tốt nhất.

Ngoài những kiến thức chuyên môn, đòi hỏi những người hành nghề công chức viên cũng phải thành thạo những kỹ năng văn bản, tin học văn phòng. Các kỹ năng soạn thảo văn bản, đánh văn bản phải dành mạch, rõ ràng, thực hiện công chứng văn bản, tư vấn pháp luật và tất cả các nhiệm vụ mà Tòa án nhân dân giao. Các vấn đề liên quan đến pháp luật nếu khách hàng yêu cầu, công chứng viên sẽ lên dự thảo hướng dẫn cách giải quyết. Ngoài ra, công chứng cũng có thể cho khách hàng vay vốn, chuyển khoản, đầu tư, lập các văn bản kê khai, kế thừa tài sản một cách chính xác nhất.

2.2. Tính chất công việc của công chứng viên

 Tính chất công việc của công chứng viên
 Tính chất công việc của công chứng viên

Những người hành nghề công chứng viên chắc hẳn là những người có đầu óc tưu duy, và có một trí nhớ siêu phàm. Khối lượng kiến thức khổng lồ, cả kho tàng pháp luật được gói gọn trong hai bán cầu não. Để tư vấn một cách chính xác nhất cho khách hành, đòi hỏi các nhà công chứng phải nắm rõ được tất cả các thông tư, nghị định trong pháp luật, từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng cụ thể để giải quyết các vấn đề của khách hàng. Do tất cả các công việc của công chứng viên đều được lưu lai trên giấy tờ nên công chứng viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những sự sai sót của mình trước pháp luật. Chính vì thế để làm một công chức viên bạn phải là người làm việc cực cẩn thận và làm việc theo pháp luật, không được theo cảm tính. Để được hành nghề công chức viên bạn phải mất một thời gian khá dài cho việc học tập không giống như những nghành khác.

Xem thêm: Đơn xin việc có nhất thiết cần công chứng không?

2.3. Mức lương của nghành công chức viên

Mức lương của nghành công chức viên
Mức lương của nghành công chức viên

Đối với ngành công chứng, áp lực, trách nhiệm của công việc sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập. Thu nhập làm một trong những vấn đề quan tâm với  tất cả các bạn đang quan tâm tới nghành này. Thu nhập theo kinh nghiệm, thâm niên làm việc của bạn. Ví dụ như, một sinh viên mới ra trường, dĩ nhiên mức thu nhập sẽ khác với những người hành nghề năm đến sáu năm. Thu nhập của các bạn sinh viên mới ra trường giao động trong khoảng tám đến mười triệu, con số cũng kha hấp dẫn với các bạn mới bước vào hành nghề.

Tuy nhiên không phải dừng lại ở đó, với những người với thâm niên nhiều năm, việc lương thưởng theo quy định của nhà nước. Nhưng để đạt đến mức thu nhập tới chín đến mười con số là chuyện bình thường.

Có thể thấy nghành công chứng viên là một nghành khá hấp dẫn, đó là lý do tại sao cụm từ công chứng viên được khá nhiều người tìm kiếm trên mạng xã hội hiện nay. Tuy tính chất công việc khá áp lực về tâm lý cùng khối lượng kiến thức khổng lồ bạn phải học thì mức thu nhập lại xứng đáng với những điều bạn đang bỏ ra. Chính vì vậy, nếu bạn đang có ý định học tập, phát triển theo ngành này thì hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức thật tốt nhé. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường lựa chọn của mình.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :