Công nghệ thông tin ra làm gì? Các công ty tiềm năng để phát triển

Theo dõi tuyendung3s tại

Uyên Phạm  

Công nghệ thông tin hay IT là ngành học chưa bao giờ hết hot, luôn là lựa chọn hàng đầu đối với các bạn yêu thích về mảng kỹ thuật. Nhưng tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ra làm gì và sẽ làm việc ở đâu thì vẫn đang là thắc mắc của nhiều bạn. Vậy thì hôm nay vieclam24h.net.vn sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp đối với ngành công nghệ thông tin nhé.

1. Trả lời thắc mắc học ngành công nghệ thông tin ra làm gì?

1.1. Lập trình viên

Lập trình viên trình là những người trực tiếp chế tạo ra các sản phẩm công nghệ hiện đại, hữu dụng với người dùng. Họ sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình nào đó để code ra những hàng loạt các thuật toán thông minh. Tất nhiên, những kiến thức này bạn sẽ được học trên ghế nhà trường kết hợp với những kinh nghiệm học hỏi từ bên ngoài.

Học công nghệ thông tin ra làm gì
Học công nghệ thông tin ra làm gì?

Lập trình viên là nghề phổ biến nhất đối với các bạn tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin mới ra trường. Theo đó, mức lương cơ bản chưa có nhiều kinh nghiệm cũng ngót nghét 8-10 triệu đồng/tháng. Đây sẽ là một lựa chọn an toàn dành cho những bạn chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

1.2. Kiểm duyệt viên

Các app, phần mềm được lập trình cũng không tránh khỏi những sai sót khiến cho sản phẩm kém chất lượng. Vì thế, chúng ta cần một đội ngũ chuyên kiểm tra chất lượng phần mềm được gọi là kiểm duyệt viên hay tester. Tester đòi hỏi có hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin, không yêu cầu cao về mặt trình độ nên một số bạn nữ hiện nay đã chọn làm tester trái ngành hoàn toàn với những gì mình học. 

Một tester lương khởi điểm đã là 8 triệu và có thể được tăng theo dự án mà công việc không nặng nhọc như các lập trình viên. Do đó, nếu bạn thích sự ổn định thì có thể học một khoá tester rồi ứng tuyển vào các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhé.

Công nghệ thông tin ra làm tester
Công nghệ thông tin ra làm tester

1.3. Chuyên gia phân tích và thiết kế

Tiếp theo, bạn có thể làm việc như một chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống. Nghề này mặc dù ít phải lập trình hơn nhưng cần biết cách quản trị các đường mạng, dữ liệu và chủ yếu là các kỹ thuật phần cứng của máy tính. Mức lương của chuyên gia phân tích, thiết kế hệ thống cũng không thua kém gì lập trình viên, đâu đó khoảng 10-15 triệu/tháng nếu chưa có nhiều kinh nghiệm.

1.4. Quản lý dự án do IT làm

Bên cạnh đó, nếu bạn tốt nghiệp công nghệ thông tin tại các trường kinh tế thì chắc chắn bạn đã có thể kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc. Vì vậy, bạn có thể định hướng trở thành một quản lý và điều phối các dự án liên quan đến công nghệ thông tin. Có nghĩa là, bạn sẽ bao quát toàn bộ quá trình phân tích, lập trình, test và phát triển dự án, đảm bảo tiến độ công việc và chất lượng thành phẩm.

1.5. Chuyên gia giảng dạy đầu ngành

Ngành công nghệ thông tin cần được đào tạo mới thành nghề không thể tự nhiên mà nhảy vào được. Do đó, chúng ta cần có một đội ngũ giảng dạy đầu ngành chuyên nghiệp, nhiệt huyết để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Giảng viên bộ môn tại các trường có đào tạo công nghệ thông tin cũng được trả lương rất cao vì có trọng trách lớn lao trong việc đào tạo ngành được cho là thống lĩnh thế giới hiện nay.

Giảng viên ngành công nghệ thông tin
Giảng viên ngành công nghệ thông tin

2. Công nghệ thông tin ra làm gì theo từng chuyên ngành?

Công nghệ thông tin không đơn giản là việc lập trình là xong mà nó còn bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành sẽ có những cơ hội làm việc với các vị trí cụ thể như sau:

2.1. Chuyên ngành kỹ thuật máy tính

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính xuất hiện ở hầu hết danh mục tuyển sinh của các trường về kỹ thuật, công nghệ. Khi tốt nghiệp chuyên ngành này, người học có thể trở thành những lập trình viên mảng lập trình nhúng hoặc chế tạo ra các con chip trong điều khiển, thiết bị máy móc, di động, đồ gia dụng hoặc xe cộ.

2.2. Chuyên ngành khoa học máy tính

Chuyên ngành khoa học máy tính được xem là ngành học có cơ hội việc làm tương đối rộng. Bạn có thể làm một trong số các công việc sau đây: lập trình viên; phát triển web, ứng dụng; BA, v.v… Với mỗi nghề trên thì bạn cần trau dồi một vài kỹ năng riêng nên là bạn hãy tìm hiểu trước để định hướng học tập trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường nhé.

Các nghề thuộc chuyên ngành khoa học máy tính
Các nghề thuộc chuyên ngành khoa học máy tính

2.3. Chuyên ngành Công nghệ phát triển phần mềm

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ phần mềm thì các cử nhân, kỹ sư có thể trở thành những người thiết kế website, thiết kế ứng dụng, app game, v.v… Những nghề này yêu cầu cao về sự sáng tạo và độc đáo để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Nếu cảm thấy bản thân có tố chất như vậy thì nên theo đuổi những nghề như admin gợi ý nhé.

2.4. Chuyên ngành kỹ thuật mạng lưới internet, viễn thông

Với chuyên ngành này thì người học có thể trở thành các chuyên viên mạng, chuyên viên kiểm thử xâm nhập để bảo đảm hệ thống mạng ổn định, tường bảo vệ vững chắc, lưu trữ thông tin an toàn.

2.5. Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Đối với chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu thì công việc của bạn chỉ xoay quanh việc quản lý và phát triển hệ thống internet. Khi đó, bạn có thể trở thành những chuyên viên quản trị mạng cho các cơ quan, công ty, thiết kế đường dây mạng và cung cấp mạng cho các tổ chức, cá nhân.

Chuyên gia về mạng và viễn thông
Chuyên gia về mạng và viễn thông

2.6. Chuyên ngành hệ thống quản lý thông tin

Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng về thiết kế, vận hành cũng như quản trị các thành phần trong hệ thống thông tin. Tốt nghiệp xong, tân cử nhân hoặc kỹ sư cần biết phân tích, kết nối dữ liệu đồng thời có sự phối hợp với các chuyên gia để có những giải pháp lưu trữ, xử lý thông tin khoa học nhất.

2.7. Chuyên ngành Big Data, Data Analyst

Cuối cùng, ngành học đáng mơ ước hiện nay chính là chuyên ngành Big Data & Machine Learning. Đây là ngành học đào tạo về việc ứng dụng AI trên các ứng dụng, phần mềm, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời với hệ thống thiết bị di động thông minh vượt trội. Chuyên ngành Big Data & Machine Learning cũng chính là ngành học dẫn đầu xu thế trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay.

3. Công nghệ thông tin ra làm ở đâu thì phù hợp?

Sau khi định hướng được những công nghệ thông tin ra làm gì thì các bạn sẽ nộp hồ sơ ứng tuyển vào đâu? Chúng ta không thể tuỳ tiện chọn một công ty nào đó vì ngành nghề công nghệ thông tin cần có môi trường để phát triển. Vậy nên, hãy nhắm mục tiêu vào những công ty có đặc điểm như dưới đây:

- Các công ty chuyên sản xuất phần mềm, ứng dụng hoặc lập trình web;

- Các công ty chuyên sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các trang thiết bị phần cứng;

- Các công ty chuyên cung cấp các giải pháp về công nghệ, tích hợp AI;

- Các công ty cung cấp giải pháp mạng internet và an toàn bảo mật;

- Làm việc cho cơ quan nhà nước (chủ yếu xử lý dữ liệu quốc gia);

- Nếu làm giảng viên thì nên chọn các trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm dạy nghề uy tín về mảng công nghệ thông tin.

Các công ty dành cho ngành công nghệ thông tin
Các công ty dành cho ngành công nghệ thông tin

Như vậy, vieclam24h.net.vn đã giúp bạn trả lời rõ ràng, rành mạch cho câu hỏi công nghệ thông tin ra làm gì. Qua đó, bạn có thể tự định hướng những mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai để vững vàng phát triển và theo đuổi tới cùng. Đặc biệt, nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm IT phần mềm thì đừng bỏ qua website này, có vô số vị trí tuyển dụng được mô tả chi tiết để bạn cân nhắc lựa chọn nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :