Công ty quản lý tài sản là gì? Các cơ chế để thành lập công ty

Theo dõi tuyendung3s tại

Diệp Nhi  

Hiện nay dần xuất hiện nhiều các thuật ngữ mới trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự nổi nên của AMC- thuật ngữ với ý nghĩa là các công ty quản lý tài sản. Vậy hiểu một cách chi tiết thì công ty quản lý tài sản là gì và điều kiện thành lập nên các công ty này là như thế nào. Vieclam24h.net.vn sẽ cùng đồng hành với bạn trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết nhé.

1. Tìm hiểu công ty quản lý tài sản là gì? 

1.1. Khái niệm 

Công ty quản lý tài sản là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính và kinh tế với tên tiếng anh đầy đủ là Asset Management Company, kí hiệu là AMC. 

Công ty quản lý tài sản là gì?
Công ty quản lý tài sản là gì?

Các công ty tài sản được thành lập dựa trên việc quản lý và hoạt động hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu. Các công ty này sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xử lý các nợ xấu và thúc đẩy sự tă tăng trưởng tín dụng vô cùng mạnh mẽ và hợp lý cho nền kinh tế thị trường. Các công ty này sẽ là các doanh nghiệp đặc thù và được tổ chức dưới dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, dưới sự quản lý, giám sát của nhà nước. 

Vậy những công ty quản lý tài sản này có những đặc điểm và được phép hoạt động theo những yêu cầu nào? 

1.2. Đặc điểm của các công ty quản lý tài sản 

Theo quy định đã được nêu rõ trong giấy phép thì các công ty quản lý tài sản có thể được thực hiện các hoạt động sau: 

- Mua lại nợ xấu của các quỹ tín dụng nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc ,mà doanh nghiệp đang gặp phải. 

Đặc điểm công ty quản lý tài sản
Đặc điểm công ty quản lý tài sản

- Thực hiện thu hồi, đòi, xử lý và bán các khoản nợ cũ, nợ xấu và các loại tài sản đảm bảo. 

- Thực hiện có cấu lại các khoản nợ, điều chỉnh lại các điều kiện khoản nợ, chuyển các nợ xấu thành các loại vốn góp, vốn cổ phần cho khách hàng vay nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại của các doanh nghiệp. 

- Quản lý các vốn nợ xấu, thực hiện kiểm tra và rà soát các khoản nợ có liên quan để có phương án điều chỉnh, thu hồi đúng đắn. 

- Thực hiện các biện pháp đầu tư, góp vốn, mua cổ phần để đẩy mạnh hoạt động kinh tế tài chính của các doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy việc tăng lợi nhuận từ việc đầu tư có hiệu quả. 

- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và sử dụng các tài sản đảm bảo đã được các công ty quản lý tài sản thu nợ một cách hợp lý và có hiệu quả. 

- Đưa ra các kế hoạch đầu tư, chiến lược phát triển tối ưu từ các khoản nợ xấu, các nguồn tài sản đảm bảo. 

- Tất cả các hoạt động mua bán nợ đều phải được các công ty quản lý tài sản ủy quyền cho các tổ chức tín dụng và thực hiện theo đúng quy định đã được đề ra. 

1.3. Ưu điểm và nhược điểm của các công ty quản lý tài sản là gì? 

1.3.1. Ưu điểm 

- Các công ty quản lý tài sản sẽ có sự quản lý chuyên nghiệp cùng với trách nhiệm pháp lý cao trong việc thực hiện thu mua các loại nợ xấu và thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư phát triển. 

Ưu điểm của công ty quản lý tài sản
Ưu điểm của công ty quản lý tài sản 

- Tăng cường sự lựa chọn đầu tư trong sự đa dạng hóa danh mục: khách hàng và nhà đầu tư có thể lựa chọn những lĩnh vực mà bản thân cho là có tiềm năng phát triển được lợi nhuận cao. 

- Tạo ra lợi thế về mặt quy mô: bởi lẽ việc thu mua nợ xấu từ các quỹ tín dụng hay các tài sản đảm bảo đều được thực hiện trên phương diện rộng đối với toàn toàn thế giới. Do vậy mà nó sẽ thúc đẩy quy mô về lợi ích tăng trưởng cũng như các hoạt động đầu tư trên quy mô lớn. 

1.3.2. Nhược điểm 

- Tuy nhiên việc thực hiện theo mô hình các công ty quản lý tài sản cũng mang lại khá nhiều bất cập. Điển hình là chi phí quản lý lớn. Nó khiến cho các doanh nghiệp sẽ mất một khoản phí lớn trong việc tham gia vào các hoạt động đầu tư nên đôi khi sẽ rất khó để thu hút. 

Nhược điểm của các công ty quản lý tài sản
Nhược điểm của các công ty quản lý tài sản

- Các yêu cầu về số tiền cho tài khoản lớn. Yêu cầu này sẽ không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp họ muốn đầu tư phải thực hiện việc cắt giảm chi phí ở các hạng mục khác. 

- Tồn tại những rủi ro hiệu quả kém hơn so với thị trường kinh tế. 

Mặc dù mang trong mình những nhiwcj điểm bất cập nhưng  những công ty quản lý tài sản này vẫn là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm xử lý tối ưu các khoản nợ xấu, giảm thiểu các rủi ro cho các tổ chức tín dụng và làm lành mạnh hóa các hoạt động đầu tư tài chính. 

Các công ty quản lý tài tài sản sẽ cùng nhau phát triển, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì các mục đích lợi nhuận, thực hiện công khai, minh bạch và hạn chế những rủi ro cùng với chi phí phát sinh từ việc xử lý các khoản nợ xấu. 

2. Các điều kiện để thành lập nên công ty quản lý tài sản 

Từ những tìm hiểu có trên có thể nhận thấy rằng các công ty quản lý tài sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, tài chính. Vậy có những điều kiện nào để thành lập nên một công ty quản lý tài sản hiệu quả? 

- Có đủ điều kiện về chất lượng văn phòng và các trang bị kỹ thuật phục vụ cho cơ sở vật chất ổn định. Xây dựng hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn và phù hợp với các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. 

Điều kiện thành lập công ty quản lý tài sản
Điều kiện thành lập công ty quản lý tài sản 

- Có số vốn pháp định theo quy định của công ty quản lý tài sản Việt Nam với các công ty nước ngoài là 25 tỷ đồng. 

- Có hệ thống, danh sách dự kiến về số lượng nhân viên của công ty, trong đó phải có tối thiểu 5 nhân viên có chứng chỉ hành nghề về các loại quỹ để nhằm duy trì sự phát triển của công ty đồng thời đó cũng là cơ sở để thực hiện việc đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo. 

- Có điều kiện về cơ cấu cổ đông và thành viên góp vốn. Những điều kiện này đều đã được quy định một cách rõ ràng trong các nghị định theo luật của nhà nước. 

- Điều kiện về năng lực tài chính đối với cổ đông và thành viên góp vốn: cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức và sẽ có những điều khoản sử dụng nguồn vốn khác nhau nhằm thực hiện những điều kiện tham gia đóng góp và sử dụng vốn có hiệu quả, tăng thêm lợi nhuận. Thời gian ghi nhận việc góp vốn sẽ là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép chứng nhận do vậy mà các doanh nghiệp đều phải chú ý nộp đủ và đúng thời hạn. Trong trường hợp nộp thiếu và quá thời hạn thì các điều lệ sẽ được thay đổi theo quy định và được thực hiện bằng văn bản thủ tục của doanh nghiệp. 

Tất cả các điều kiện này sẽ được ghi cụ thể trong hồ sơ và phải được sự xem xét, đánh giá kỹ lưỡng và chính xác từ phía nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng đầu tư và sự ổn định trong nền kinh tế, tránh những khủng hoảng không đáng có. 

Như vậy để có thể nắm bắt rõ được điều kiện thành lập công ty quản lý tài sản là gì thì mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ mục tiêu và các quy định đối với các công ty này để có thể thúc đẩy hoạt động tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Thêm vào đó sẽ có thể hạn chế được các rủi ro không đáng có trong lĩnh vực đầu tư kinh tế tài chính.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :