Mách bạn các bước cho một bản CV chăm sóc khách hàng hoàn hảo

Theo dõi tuyendung3s tại

Diệp Nhi  

CV một trong những mẫu giấy tờ không thế thiếu trong bất cứ quá trình xin việc nào, đặc biệt là với ngành chăm sóc khách hàng, một trong những ngành nghề HOT thu hút được đông đảo lượng ứng viên tham gia như hiện nay. Vậy với một dạng CV ngành nghề cụ thể như CV chăm sóc khách hàng thì sao, bạn đã hiểu gì về nó hay chưa? Liệu rằng việc trình bày bản CV nhân viên chăm sóc khách hàng như các bản CV thông thường khác có làm nổi bật được bản CV của bạn? Đâu là những điểm đặc biệt mà bạn nên chú ý khi trình mẫu CV chăm sóc khách hàng của mình? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình một câu trả lời tổng quan nhất cho tất cả các vấn đề liên quan đến CV xin việc chăm sóc khách hàng này nhé.

 Bạn hiểu thế nào về mẫu CV chăm sóc khách hàng
 Bạn hiểu thế nào về mẫu CV chăm sóc khách hàng

1. Bạn hiểu thế nào về mẫu CV chăm sóc khách hàng

Dựa trên một khái niệm tổng thể nhất thì chúng ta có thể hiểu về mẫu CV chăm sóc khách hàng như sau: mẫu CV đẹp cho chăm sóc khách hàng là bản tóm tắt sơ yếu lý lịch của ứng viên khi ứng tuyển vị trí việc làm trong ngành chăm sóc khách hàng, trong đó nó sẽ bao gồm những thông tin cơ bản như: Họ tên, thông tin liên lạc, trình độ học vấn, các kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên liên quan đến vị trí ứng tuyển,.. Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp trong bản CV nhà tuyển dụng sẽ đưa ra được những nhận xét và đánh giá liệu bạn có phải là ứng viên phù hợp cho vị trí mà họ đang ứng tuyển hay không. Bởi thế nói một cách dễ hiểu thì CV chăm sóc khách hàng cũng giống như một bản “tiếp thị thương hiệu cá nhân” của chính bạn với nhà tuyển dụng vậy

2. Mách bạn cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng ấn tượng

Một bản CV xin việc chăm sóc khách hàng được đánh giá là hoàn hảo không chỉ là khi nó đảm bảo được đầy đủ các nội dung thông tin theo yêu cầu của một bản CV xin việc mẫu, mà nó còn phải là một bản cung cấp đầy đủ những khả năng mà bạn có và xác định được đúng các yếu tố cần từ nhà tuyển dụng cần. Để bản CV xin việc chăm sóc khách hàng của mình có thể thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì ngoài việc xác định được rõ đâu là những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì bạn cũng cần phải tự xây dựng cho mình một cách trình bày khi làm CV xin việc online một cách rõ ràng và rành mạch nhất nhé. Dưới đây là một trong những cách giúp bạn có mẫu cv xin việc chăm sóc khách hàng ấn tượng nhất

Mách bạn cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng ấn tượng
Mách bạn cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng ấn tượng

2.1. Cách viết thông tin cá nhân

Bao gồm các thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, thông tin liên lạc,.. Dù là những thông tin khá cơ bản thế nhưng nó lại là cầu nối quan trọng để nhà tuyển dụng và bạn có thể tìm thấy nhau ngành nhất, bởi thế mà bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các các thông tin cần thiết theo yêu cầu của mẫu CV xin việc tiếng Việt thì bạn cũng cần phải chú cách trình bày sao cho ngắn gọn và rõ ràng nhất nhé

Ngoài ra bạn cũng cần phải chú ý một số những yếu tố khác như CV, nên chọn những bức ảnh nhìn rõ mặt, thể hiện sự nghiêm túc thay vì những bức ảnh tự sướng có biểu cảm lố lăng

2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp

Đây là phần mà bạn sẽ trình bày cho nhà tuyển dụng thấy được hết về chính những mong muốn, nguyện vọng và những dự định của bản thân trong tương lai. Thông thường thì nhiều ứng viên thường cho rằng đây là phần không quá quan trọng và không được nhà tuyển dụng chú ý khá nhiều, nên khi trình bày đến phần nội dung này thường có khá nhiều bạn viết khá sơ sài, hay giữ nguyên theo những nội dung có sẵn của bản CV mẫu, hoặc cũng có thể bỏ qua luôn. Đây là một trong những quan điểm sai lầm và có thể khiến cho bản CV của bạn bị loại bất cứ lúc nào, bạn cần nên biết rằng đây là phần mà nhà tuyển dụng thường sẽ chú ý đầu tiên đến bản CV của bạn và họ cũng sẽ có những đánh giá cao đối với những ứng viên biết cách trình bày có mục tiêu nghề nghiệp của mình rõ ràng và lên kế hoạch thực hiện cho những mục tiêu ấy

2.3. Cách viết phần học vấn

Bạn tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành theo học của bạn là gì, thời gian học, xếp loại học lực của bạn ra sao,.. là những câu hỏi mà bạn cần phải làm rõ trong mục nội dung này. Ngoài ra để có thể khiến bản CV chăm sóc khách hàng của mình nổi bật thì bạn cũng có thể điền thêm một số những thông tin khác như điểm trung bình các môn học, hay xếp loại một số những môn học ngoại khóa khác,.. 

2.4. Cách viết kinh nghiệm làm việc

Có thể trước khi đến với việc ứng tuyển công việc chăm sóc khách hàng hiện tại, bạn đã từng trải qua nhiều công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà đưa tất cả những công việc đó vào trong bản CV của mình nhé, bởi vì 1 điều đơn giản là cái các nhà tuyển dụng chỉ cần quan tâm đến là những kinh nghiệm của bạn sẽ đem đến những lợi ích gì cho công việc của họ chứ không phải là lịch sử cuộc đời của bạn như thế nào, nên việc mà bạn đưa quá nhiều các công việc không liên quan đến lĩnh vực mà mình đang ứng tuyển cũng chỉ khiến cho bản CV của bạn trở lên quá dài dòng mà thôi 

Để phần kinh nghiệm làm việc trong CV phát huy được hết những giá trị của nó thì bên cạnh việc trả lời tất cả những câu hỏi như: bạn đã từng trải qua những công việc nào, vị trí công việc mà bạn đảm nhận, mô tả tính chất công việc chuyên môn đó,.. Thì cũng đừng nên đưa những thông tin quá chung chung nhé mà bên cạnh đó bạn cũng cần phải đưa ra những con số chứng minh cho những kết quả mà bạn đạt được từ công việc trước là như thế nào (ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …). Đây đều là những nội dung quan trọng mà nhà tuyển dụng rất quan tâm bởi thế bạn cần phải mô tả đầy đủ nhất về câu trả lời cho những vấn đề nhé, tuy nhiên cũng đừng quá dài dòng văn tự mà hãy trình bày nó một cách rõ ràng và súc tích nhất.

2.5. Cách viết các hoạt động ngoại khoá

Có thể với nhiều người các hoạt động ngoại khóa là những thông tin phụ và không nhận được quá nhiều sự quan tâm. Thế nhưng nếu bạn lại là một ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc hay là một sinh viên mới ra trường, thì các hoạt động ngoại khoá lại là một trong những nội dung vô cùng quan trọng thay thế cho phần kinh nghiệm làm việc của bạn, nên vì thế mà cũng đừng lý do gì mà bỏ quên đi những hoạt động ngoại khóa này nhé, với một phần hoạt động ngoại khóa dày dạn bạn chắc chắn sẽ nhận được sự đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng trong  CV xin việc cho sinh viên mới ra trường chăm sóc khách hàng nhé.

2.6. Cách viết phần kỹ năng

Bên cạnh thông tin về kinh nghiệm làm việc hay trình độ học vấn và thì kỹ năng cũng chính là một trong những điểm quan trọng được nhà tuyển dụng chú ý nhiều nhất, dựa vào các kỹ năng mà bạn liệt kê trong bản CV của mình, nhà tuyển dụng cũng sẽ có những nhận định và đánh giá một cách tối ưu nhất trước khi đưa ra quyết định bạn có phải là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí của họ hay không  

2.7. Điền đầy đủ thông tin về người tham chiếu

Bên cạnh việc liệt kê về những điểm mạnh của bản thân thì bạn cũng cần phải cung cấp thêm những thông tin về người tham chiếu, đặc biệt là với những CV ứng tuyển về vị trí quản lý thì việc cung cấp thông tin về người tham chiếu  chính là một trong những yếu tố bắt buộc để các nhà tuyển dụng có thể dựa vào đó xác nhận lại các thông tin về bạn. Trong đó, bao gồm những thông tin về họ tên, email, số điện thoại của người tham chiếu đó

2.8. Một số những lưu ý khác

Ngoài việc đảm bảo đủ các yếu tố về mặt nội dung, thì hình thức cũng là một trong những điểm quan trọng mà bạn cần phải thật chú ý khi trình bày bản CV của mình, trong đó bao gồm những điểm dưới đây:

- Cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng (thông thường một bản CV có độ dài chuẩn sẽ thường rơi vào khoảng 2 mặt giấy)

- Đồng bộ một font chữ dễ nhìn và cố định cho toàn CV. 

- Phân bố nội dung rõ ràng, với ngôn ngữ sử dụng trong CV cần phải mạch lạc, dứt khoát, không bay bổng và sử dụng các phép ẩn dụ, hoán dụ gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng

- Thêm ảnh vào CV chăm sóc khách hàng, nhưng đừng quên đó cần là một bức ảnh nghiêm túc nhé

Điểm danh một số những lỗi mà bạn có thể thường gặp khi trình bày bản CV chăm sóc khách hàng của mình
Điểm danh một số những lỗi mà bạn có thể thường gặp khi trình bày bản CV chăm sóc khách hàng của mình

3. Điểm danh một số những lỗi mà bạn có thể thường gặp khi trình bày bản CV chăm sóc khách hàng của mình

- Để nguyên những gợi ý của CV mẫu 

Đặc biệt là với phần mục tiêu nghề nghiệp, vì không muốn mất quá nhiều thời gian mà thông thường nhiều ứng viên thường để nguyên những nội dung sẵn có của bản CV Marketing mẫu mà không hề có bất kỳ một sự chỉnh sửa nào để biến hóa nó trở thành một CV chăm sóc khách hàng phù hợp với bản thân cũng như vị trí mà mình đang ứng tuyển

- Để trống phần các hoạt động ngoại khóa và những dự án từng tham gia

Có thể bạn nghĩ rằng những dự án mình tham gia hay các hoạt động ngoại khóa quá nhỏ và ngại việc đưa vào CV. Điều nay sẽ khiến cho nhà tuyển dụng sẽ chẳng thể nào biết được bạn có những kỹ năng gì, bạn có thể làm được những công việc gì, và nhiệm vụ gì thì phù hợp với năng lực của bạn.

- Đưa những nội dung quá chung chung trong CV

Bạn đưa rất nhiều những thông tin về bản thân nhưng đa phần đó chỉ là những nội dung chung chung mà chưa có nhiều yếu tố làm nổi bật lên những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế hay trình độ chuyên môn mà bạn có 

Trên đây là một số những thông tin về chủ đề chia sẻ về chủ đề “CV chăm sóc khách hàng”, hy vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn nhiều những thông tin bổ ích hơn trong việc xây dựng cho mình một mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng hoàn hảo và ấn tượng nhất nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :