CV cho học sinh cấp 3 viết như nào để thu hút được nhà tuyển dụng

Theo dõi tuyendung3s tại

Đỗ Ngân  

Những năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm việc làm, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tìm việc làm thêm,...để nâng cao trải nghiệm, học tập, kiếm thêm thu nhập, phụ giúp gia đình của các bạn học sinh cấp 3 ngày càng tăng cao. Mặc dù có nhu cầu và mong muốn là vậy nhưng không phải bạn học sinh cấp 3 nào cũng biết cách viết CV sao cho chuẩn. Ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về cách viết CV cho học sinh cấp 3.

1. Tổng quan về CV cho học sinh cấp 3

1.1. Tại sao cần phải viết CV cho học sinh cấp 3? 

Có thể thấy hiện nay, nhu cầu tìm kiếm một công việc để có thể làm thêm trong thời gian nghỉ hè, những lúc rảnh rỗi của các bạn học sinh cấp 3 là rất lớn. Để có thể hiện thực hóa được mong muốn, nhu cầu này, rất nhiều bạn học sinh cấp 3 đã tìm kiếm các cơ hội việc làm dành cho mình tại một số công ty, doanh nghiệp có tuyển dụng nhân lực ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều có những yêu cầu, đòi hỏi khá cao và đặc biệt, ứng viên sẽ cần phải nộp các bản CV giới thiệu về bản thân. Chính vì vậy, để có thể được nhận vào những công việc này, các bạn học sinh cấp 3 sẽ cần phải chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc thật tốt.

Tại sao cần phải viết CV cho học sinh cấp 3?
Tại sao cần phải viết CV cho học sinh cấp 3?

Khi nhắc đến CV cho học sinh cấp 3, nhiều người có thể sẽ thấy rất xa lạ nhưng với những nhu cầu thực tế có thể thấy được như hiện nay thì những tấm CV này đang ngày càng trở lên phổ biến. 

Có thể nói, dù ở bất kỳ công việc nào, đối tượng tuyển dụng có độ tuổi ra sao thì CV xin việc vẫn luôn là một điều quan trọng mà các doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải có. Bằng cách xem xét các bản CV của học sinh cấp 3, các nhà tuyển dụng có thể nắm rõ các thông tin cá nhân cần thiết cũng như đánh giá được về trình độ, kỹ năng của các em. Việc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc liệu các bạn học sinh cấp 3 có được nhận vào công việc đó hay không. Vậy nên, với những bạn học sinh THPT đang tìm kiếm các công việc làm thêm sẽ cần chuẩn bị cho mình những tấm CV thật đầy đủ, đẹp mắt và thu hút. 

1.2. Lợi ích và khó khăn khi viết CV cho học sinh cấp 3

1.2.1. Lợi ích

Một trong những lợi ích to lớn dễ nhận thấy nhất đối với các học sinh cấp 3 trong việc tạo CV chính là có thể tạo được sự chủ động từ  sớm, luyện tập cho bản thân các kỹ năng mềm cần có cũng như làm quen với cách viết một CV, trau chuốt trong từng khoản để không bỡ ngỡ sau này. 

1.2.2. Khó khăn

Dĩ nhiên dù ở độ tuổi nào thì việc takjo CV cũng đều sẽ có những khó khăn khác nhau. Đối với các bạn học sinh cấp 3, khó khăn lớn nhất khi tạo CV có lẽ sẽ đến từ việc thiếu kinh nghiệm. Việc các bạn học sinh tạo CV để xin việc từ thời điểm này sẽ rất dễ gặp phải trở ngại trong việc không biết viết như nào mới phải, mới đúng hoặc không có gì để viết vào CV.

Thậm chí với một số công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn thì các bạn học sinh còn chưa thể đáp ứng được chứ chưa nói đến việc phải viết CV.

 Khó khăn
 Khó khăn

2. Cấu trúc chi tiết của một bản CV cho học sinh cấp 3

Nhìn thấy được những lợi ích cũng như các khó khăn mà các bạn học sinh THPT có thể gặp phải, chúng tôi xin gửi đến một vài gợi ý cũng như đưa ra một cấu trúc chi tiết để các bạn có thể viết CV. 

2.1. Viết thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân luôn là một mục quan trọng mà bất kỳ bản CV nào cũng cần phải có. Trong mục thông tin cá nhân này, các bạn học sinh cấp 3 sẽ phải điền đúng, đủ các nội dung sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, giới tính, cách thức liên hệ (số điện thoại, email,...). Các thông tin trên là những điều tối thiểu nhất mà bất cứ bản CV nào cũng đều phải có để các nhà tuyển dụng có cái nhìn cơ bản nhất về bạn.

 Viết thông tin cá nhân
 Viết thông tin cá nhân

Các thông tin sẽ yêu cầu các bạn học sinh cần phải điền thật chính xác, đầy đủ. Ngoài ra, nếu bạn có email và định điền chúng vào thì hãy nhớ đặt tên email thật nghiêm túc, lịch sự. Tuyệt đối tránh những cái tên email có phần đùa nghịch như: thoconxauxi hay cogaidangyeu,...để tránh cho nhà tuyển dụng có cái nhìn không tốt về bạn. 

2.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần cực kỳ quan trọng bởi nó giúp cho người tuyển dụng có thể nắm rõ được mong muốn, mục tiêu của bạn, xem xét xem chúng có phù hợp với những gì mà doanh nghiệp đang tìm kiếm hay không. Đặc biệt là với đối tượng học sinh cấp 3, còn chưa có hoặc ít kinh nghiệm thì phần mục tiêu nghề nghiệp này chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để công ty cân nhắc tuyển bạn.

Viết mục tiêu nghề nghiệp
Viết mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp đừng viết quá mơ mộng hay thiếu thực tế, bạn cần phải viết rõ ràng, cụ thể. Bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp như sau: “Hiện tại, tôi còn đang là một học sinh THPT, trong năm tới, sẽ bước vào cánh cửa đại học, tôi đã xác định được chuyên ngành học mà mình mong muốn cũng như công việc sẽ làm sau này. Chính vì vậy, ngay khi nhìn thấy tin tuyển dụng của quý công ty, tôi tin rằng đây là một cơ hội tốt và muốn ứng tuyển, làm việc tại vị trí này từ đó có thể trau dồi, học hỏi được nhiều kỹ năng sẽ liên quan đến chuyên ngành mà mình sẽ theo học cũng như có thể cống hiến cho công ty”. 

2.3. Các thành tích nổi bật

2.3.1. Thành tích trong học tập 

Vì là CV cho học sinh cấp 3 nên phần lớn các bạn đều không có nhiều kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy, bạn sẽ cần phải nêu rõ ràng các thành tích nổi bật mà bạn có được trong học tập để thuyết phục được nhà tuyển dụng lựa chọn mình. Các thành tích tốt mà bạn đạt được tại trường THPT sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng, thực lực của bạn. 

Khi viết về các thành tích, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự nhất định, thường là sắp xếp theo thời gian, mức độc của các thành tích,...Và hãy nhớ để phần thành tích học tập lên phần đầu CV để bộ phận tuyển dụng có thể dễ dàng đọc được mà không bỏ qua CV của bạn. 

2.3.2. Thành tích trong các hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh các thành tích nổi bật trong học tập, rất nhiều nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến các thành tích từ các hoạt động ngoại khóa. Những thành tích có được từ các hoạt động ngoại khóa có thể giúp cho bạn ghi được dấu ấn với công ty  là người năng động, nhiệt huyết. 

2.4. Viết về kỹ năng 

Bên cạnh các thành tích, kết quả học tập hoặc sinh hoạt ngoại khóa nổi bật kể trên, các bạn học sinh cấp 3 khi viết CV nên thêm vào các kĩ năng mà mình có. Những kỹ năng này có thể là khả năng thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm hay các kỹ năng ngoại ngữ, tin học văn phòng,...Với các kỹ năng như ngoại ngữ hay tin học văn phòng, bạn sẽ cần phải thêm vào các chính chỉ hoặc bằng khen mà mình đạt được để tăng thêm độ tin cậy, gây chú ý với nhà tuyển dụng.

Viết về kỹ năng
Viết về kỹ năng 

2.5. Viết về sở thích

Các sở thích cá nhân cũng là một mục cần phải có trong CV. Hãy mạnh dạn viết ra những sở thích hàng ngày của bạn như đọc sách, nghe nhạc, học ngoại ngữ, chơi thể thao,...Các thông tin này có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về con người bạn và đánh giá xem bạn có phù hợp với môi trường của doanh nghiệp không.  

3. Những điều nên chú ý khi tìm việc đối với học sinh cấp 3

3.1. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” 

Với nhu cầu thị trường cũng như mong muốn tìm việc của rất nhiều bạn học sinh THPT như hiện nay, có rất nhiều các công việc để các bạn thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, trong số các công việc hiện nay, có nhiều công việc mang tính chất nặng nhọc, quá sức. Các bạn học sinh cấp 3 không nên để mất quá nhiều thời gian và sức khỏe cho những công việc nặng nhọc, tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập trên trường. 

Có rất nhiều công việc không phải nặng nhọc, nhẹ nhàng hơn như nhân viên sale, cộng tác viên,...mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn. 

3.2. Không đặt nặng về lương

Ở lứa tuổi của các bạn học sinh cấp 3, việc đi làm thêm mục đích lớn nhất nên là tích lũy kinh nghiệm, va chạm và học hỏi. Các bạn không nên đặt nặng vấn đề về lương, thưởng tránh tình trạng suy nghĩ, tính toán quá nhiều sẽ có thể dẫn đến mệt mỏi và ảnh hưởng việc học. 

3.3. Lựa chọn công việc uy tín

Bên cạnh những công việc, những nhà tuyển dụng uy tín thì vẫn còn có rất nhiều kẻ lừa đảo, lợi dụng sự non nớt, ngây thơ và muốn tìm việc của các bạn học sinh, coi các bạn là “con mồi béo bở” để lừa đảo. Một số hình thức lừa đảo phổ biến có thể kể đến như lừa gạt bắt cọc tiền mới được nhận việc, hay bắt mua một số lượng lớn sản phẩm của họ,...Các bạn học sinh khi tìm việc cần cẩn trọng, hết mực lưu ý những điểm trên để tránh bị lừa gạt.

Lựa chọn công việc uy tín
Lựa chọn công việc uy tín

Trên đây là toàn bộ bài viết cung cấp các thông tin về CV cho học sinh cấp 3. Hy vọng các nội dung được chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn học sinh cấp 3 học tập thật tốt, tìm được các công việc làm thêm ứng ý.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :