CV Editor cần những nội dung gì? Bí quyết viết CV Editor ấn tượng

Theo dõi tuyendung3s tại

Mai Hương  

Editor hay còn là biên tập chỉnh sửa nội dung là các video hình ảnh hoặc một bài viết nào đó nhằm thu hút người đọc, người xem hơn vì các sản phẩm sau khi chỉnh sửa sinh động và độc đáo hơn rất nhiều. Với mạng xã hội và thương mại điện tử phát triển như hiện nay thì ngành Editor đang có một chỗ đứng vững chắc. Công việc của một editor cũng rất thú vị vì thế nhiều bạn trẻ có mong muốn theo đuổi nghề này. Nhưng các bạn lại chưa nắm được cách viết CV Editor sao cho ghi điểm cao với nhà tuyển dụng. Vậy thì ngay sau đây, vieclam24h.net.vn sẽ bật mí những bí quyết viết CV Editor ấn tượng mà đầy đủ nhất nhé.

1. Nội dung cần có trong CV editor

CV editor cũng gồm những nội dung cơ bản của một CV. Tuy nhiên mỗi nội dung lại có những lưu ý đặc biệt mà bạn cần để tâm. Tiếp sau đây hãy cùng điểm qua một vài nội dung nhất định phải có trong CV editor cùng những lời khuyên cụ thể dành cho bạn nhé.

Nội dung của một CV editor là gì
Nội dung của một CV editor là gì

1.1. Giới thiệu vài nét về bản thân

Dù có làm gì bạn cũng cần giới thiệu sơ qua về bản thân mình để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, từ đâu tới. Những thông tin về danh tính giúp xác minh nhân thân của bạn đồng thời nhà tuyển dụng có thể loại bỏ những CV ảo khác.

Khi giới thiệu bản thân, bạn không cần lan man nhiều quá chỉ cần 3 mục chính là họ và tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email hoặc cần thiết thì có thể thêm địa chỉ nơi ở. Thông tin về bản thân cần đặt ở khu vực đầu tiên để người tuyển bạn dễ dàng biết cách liên hệ, trao đổi thông tin phỏng vấn tới bạn nhé.

1.2. Kinh nghiệm đã tích lũy được

Một CV hoàn chỉnh không thể thiếu những kinh nghiệm bản thân bạn tích lũy được sau một thời gian học hỏi. Nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể nhấn mạnh các kỹ năng hoặc thành tích đạt được khi học tập và tiếp tục tích lũy.

Còn khi bạn có kinh nghiệm, bạn có thể kể lần lượt vị trí, vai trò, công ty kèm theo mốc thời gian bạn đã gắn bó với công việc đó. Kinh nghiệm của editor thường là những kinh nghiệm khi làm sự kiện, marketing hình ảnh, làm phim, người sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội hoặc edit gameshow, chương trình thực tế, tiểu phẩm hài hoặc các bài báo trên mạng, biên dịch, chuyên viên SEO, v.v… Kinh nghiệm đối với một editor có thể tích lũy qua vô số hoạt động khác nhau và dễ dàng tìm kiếm việc làm.

Mẫu CV trình bày kinh nghiệm làm việc của editor
Mẫu CV trình bày kinh nghiệm làm việc của editor

1.3. Kỹ năng liên quan

1.3.1. Kỹ năng dùng các phần mềm edit

Muốn trở thành một editor chuyên nghiệp trước hết bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sử dụng phần mềm edit chuyên dùng như photoshop, thiết kế đồ họa, xây dựng hình ảnh, dựng video, ghép hiệu ứng hoặc phối hợp hoạt ảnh, v.v… Đây được ví như công cụ lao động của một editor trên các thiết bị điện tử của họ.

Các phần này sẽ được các editor trực tiếp sử dụng để biến hóa hình ảnh, video trở trên sinh động, nhiều màu sắc và thể hiện hết thông điệp vốn có của chúng. Nếu bạn sử dụng thành thạo những công cụ edit này thì chắc chắn bạn là một ứng viên sáng giá cho vị trí editor.

1.3.2. Khả năng sáng tạo

Edit thực chất vẫn là một ngành nghề thiết kế chỉnh sửa. Vì vậy, vị trí này đòi hỏi bạn là một người có khả năng tư duy, sáng tạo bằng những công cụ kể trên. Hơn nữa, bạn phải hiểu nội dung của sản phẩm mà bạn đang làm thì mới có thể truyền tải một cách thông minh, hiệu quả tới khán giả đang xem. Với công việc này, nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu ái những ứng viên sáng tạo. Thành quả sáng tạo bạn có thể mô tả ở phần thành tích nổi bật nhé.

1.3.3. Thông thạo ngoại ngữ

Ngoại ngữ vẫn luôn là thế mạnh trong mọi ngành nghề. Có ngoại ngữ bạn có thể hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Cơ bản thì ngành edit bên nước ngoài cũng có phần phát triển hơn. Ngoài ra, đối với các bạn thuộc nhóm biên dịch khi có ngoại ngữ có thể dịch sát nghĩa hơn, làm việc chuyên nghiệp hơn. 

Hơn nữa, một số công cụ edit đặc biệt thường dùng ngôn ngữ chung là tiếng Anh. Vì thế bạn cần có kỹ năng về ngoại ngữ để sử dụng tối đa các tính năng những công cụ đó.

Biết ngoại ngữ là một thế mạnh
Biết ngoại ngữ là một thế mạnh

1.3.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Trong công nghiệp sản xuất phim ảnh, editor chỉ là một giai đoạn nhỏ. Và khi edit bạn không làm việc một mình mà cần hội ý để có những sản phẩm mang tính khách quan nhất. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng giúp bạn liên kết với mọi người và làm việc hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần biết lên kế hoạch edit và quản lý thời gian hợp lý thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhiều chi tiết trong sản phẩm edit cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và chuyên nghiệp nếu không sẽ trở thành thảm họa. Bạn nên chuẩn bị sẵn những kỹ năng này để nhà tuyển dụng đánh giá bạn sâu sắc hơn.

1.4. Thành tích nổi bật

Mục này bạn cần nêu rõ những thành tựu mình đạt được trong thời gian làm việc và học hỏi. Những thành tích có thể kể đến như: lãnh đạo nhóm tạo dự án đạt giải cao, một số sản phẩm được mua nhiều, những video hình ảnh bạn đã dựng trên tiktok được hàng triệu lượt thả tim hoặc những bộ phim do bạn edit có nhiều lượt xem, nhân viên edit ưu tú của công ty, v.v…

Những thành tích này đều có thật và được đối chứng với người tham chiếu của bạn. Bạn cũng có thể gắn link những thành tích này vào CV giúp xác minh những gì bạn nói là sự thật.

1.5. Chứng chỉ, bằng cấp

Nhà tuyển dụng không quá khắt khe về bằng cấp đối với một editor. Tuy nhiên, họ sẽ bị thu hút hơn bởi những bằng khá giỏi từ các sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh, báo chí tuyên truyền, phát thanh truyền hình, dựng phim ảnh. Bởi những ngành này ít nhiều các bạn cũng được va chạm với edit hình ảnh, video hoặc nội dung khác.

Có chứng chỉ, bằng cấp sẽ được ưu tiên hơn
Có chứng chỉ, bằng cấp sẽ được ưu tiên hơn

Nếu làm trái ngành bạn cần có một số chứng chỉ cần thiết về thiết kế đồ họa, chứng chỉ khóa học edit hoặc những chứng chỉ tham gia hoạt động gây dựng hình ảnh, video. Một số chứng chỉ về edit bạn có thể dễ dàng có được khi tham gia các khóa học miễn phí trên mạng. Hãy tự mình tìm kiếm cơ hội cho mình bằng những chứng chỉ đó nhé.

2. Bí quyết tạo CV editor ấn tượng

2.1. Nên làm gì để CV ấn tượng hơn

2.1.1. Trình bày khoa học, dễ nhìn

Editor là những người chỉnh sửa nội dung, hình ảnh chỉnh chu, hòa hợp. Nhưng nhà tuyển dụng làm sao biết được khả năng của bạn? CV editor của bạn chính là cơ sở đầu tiên để họ lựa chọn bạn. CV editor trình bày sạch sẽ, khoa học, nhà tuyển dụng dễ theo dõi các nội dung và cũng đánh giá được bạn làm việc ra sao sau khi tự thiết kế một bản CV hoàn chỉnh như vậy.

2.1.2. Ngôn ngữ lịch sự, trang trọng

Cũng như khi bạn viết CV thông thường, CV editor bạn cần có ngôn từ lịch sự, không xưng hô thô thiển, dùng những từ ngữ mang tính chất chuyên ngành, trang trọng trong giao tiếp. Cách nói chuyện của bạn trong CV editor sẽ thể hiện tính tình, cách cư xử của bạn. Không những thế đây còn là biểu hiện của việc bạn đang hết sức nghiêm túc với vị trí làm việc này.

2.1.3. Làm nổi bật kỹ năng

Đối với CV editor bạn không cần nói nhiều về kỹ năng ngoài lề. Bạn nên làm nổi bật rõ ràng những kỹ năng mà liên quan đến công việc edit như sử dụng công cụ chỉnh sửa ở mức độ nào? Có thông thạo chúng chưa? Nhà tuyển dụng họ chỉ chú tâm vào những kỹ năng mà bạn giúp ích được cho công việc họ đang tuyển.

2.1.4. Có mục tiêu rõ ràng

Thường thì trong CV editor cũng cần có mục tiêu rõ ràng bạn muốn phát triển sự nghiệp editor của mình ra sao. Bạn có thể thể hiện mong muốn của mình như trở thành quản lý dự án trong tương lai hoặc có thêm kinh nghiệm chỉnh sửa nội dung hợp lý hơn. Hãy bày tỏ quan điểm của mình về nghề nghiệp này.

Cần có mục tiêu rõ ràng
Cần có mục tiêu rõ ràng

2.1.5. Các nội dung thiết thực

Điều quan trọng là các nội dung trong CV editor cần phải chân thực và cần thiết từ kinh nghiệm cho tới kỹ năng, thông tin về bạn. Vì nếu bạn ba hoa thế nào thì khi vào làm sẽ lộ ra và nhà tuyển dụng sẽ sa thải bạn ngay lập tức. Như vậy chỉ mất thời gian của đôi bên mà bạn sẽ bị doanh nghiệp này tẩy chay, để lại tiếng xấu sau này.

2.2. Không nên làm gì khi viết CV Editor

2.2.1. Đừng để CV quá màu mè

CV editor trình bày khoa học nhưng đừng quá màu mè. Phối hợp nhiều màu sắc sẽ khiến CV bị rối, không có trọng tâm nội dung. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng sẽ trừ điểm bạn hoặc thậm chí không đoái hoài CV này vì nó không gây ấn tượng mà còn khiến họ thấy nhức mắt.

2.2.2. Tránh nội dung lan man

Tốt nhất chúng ta chỉ nên viết CV trong một trang A4. Chúng ta nên nói ngắn gọn các nội dung. Kinh nghiệm và kỹ năng có nhiều là điều tốt nhưng bạn nên trình bày sao cho đầy đủ tất cả mà không bị rườm rà, tránh gây khó hiểu nhé.

2.2.3. Không nên để nội dung không cần thiết

Đối với các kỹ năng hoặc kinh nghiệm không liên quan công việc edit ví dụ như làm bồi bàn, thu ngân hoặc bảo vệ, v.v… không nên cho vào. Vì nhà tuyển dụng họ không quan tâm những vấn đề đó mà chỉ làm cho CV của bạn nhiều chữ, phức tạp hơn thôi.

2.2.4. Không copy CV

Một điều cấm kỵ khi viết CV editor đó là bạn không được phép copy của người khác. Nhà tuyển dụng họ cũng đọc qua rất nhiều CV, nên việc bạn copy của người khác không thể “múa rìu qua mắt thợ” được. Nếu bị phát hiện bạn sẽ bị đánh giá thấp và có thể loại trừ luôn. 

Tránh copy CV editor
Tránh copy CV editor

Ngoài ra, hạn chế áp dụng một mẫu CV cho nhiều lần ứng tuyển. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tuyển dụng khác nhau, yêu cầu và mức độ đánh giá khác nhau. Không may bạn áp dụng nhiều lần mà quên chỉnh sửa phù hợp có thể gây hiểu lầm nghiêm trọng và mất đi cơ hội việc làm.

Nhìn chung, CV editor cũng khá dễ viết và nhiều nội dung cơ bản. Nếu bạn tích lũy được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm có thể may mắn lọt vào tầm mắt nhà tuyển dụng. Trên đây là tất cả những bí quyết viết CV editor mà vieclam24h.net.vn muốn chia sẻ với bạn. Xin chúc bạn có một chiếc CV editor chuyên nghiệp và có được công việc mình mong muốn.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :