CV freelancer có quan trọng không? Cần chú ý gì khi viết CV freelancer?

Theo dõi tuyendung3s tại

Trần Phương Nhi  

Freelancer thường được biết đến là công việc tự do, không cố định và do đó họ cũng không gắn bó quá lâu tại một nơi nào đó. Điều này khiến nhiều người cho rằng freelancer không cần phải mất công viết CV để ứng tuyển mà chỉ cần liên hệ trực tiếp với khách hàng muốn tuyển dụng là được. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi CV freelancer cũng quan trọng như CV của bất kỳ công việc nào khác. Để biết tại sao CV freelancer lại quan trọng và làm sao để viết CV với tư cách của một freelancer thì đây là câu trả lời.

1. Tại sao freelancer phải có CV?

Freelancer là một cá nhân làm việc tự do, không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một công ty hay đơn vị tổ chức nào. Họ làm việc là kiếm tiền dựa trên cơ sở công việc hoặc mỗi nhiệm vụ, thường là công việc ngắn hạn chứ không phải làm việc lâu dài tại địa điểm cố định và nhận lương định kỳ hàng tháng. Một freelancer có thể làm nhiều công việc cùng lúc và thời gian làm việc linh hoạt, tự do, không nhất thiết phải có mặt tại nơi làm việc, miễn sao có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng là đủ. Do không phải là nhân viên chính thức của một đơn vị nào nên freelancer cũng không được hưởng bất kỳ quyền lợi hay chính sách nào từ bên sử dụng lao động như bảo hiểm y tế hay kế hoạch hưu trí. 

Tại sao CV freelancer lại quan trọng?
Tại sao CV freelancer lại quan trọng?

Nhiều người cho rằng công việc ngắn hạn và không gắn bó quá lâu với doanh nghiệp thì không cần phải viết CV. Nhưng trên thực tế, CV không bao giờ là thừa thãi đối với bất cứ công việc nào. Công việc freelancer hiện nay rất phổ biến, phần lớn là những công việc liên quan đến sáng tạo, thiết kế, thù lao cho người lao động cũng rất hậu hĩnh. Các công việc này cũng thường mang tính thời vụ và cần phải có thành quả trong một khoảng thời gian nhất định, yêu cầu freelancer phải uy tín, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm bài bản để đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng của sản phẩm cũng như công việc. Việc lựa chọn freelancer phù hợp cũng chưa bao giờ và vấn đề đơn giản hay bị xem nhẹ. Để lựa chọn được những ứng cử viên sáng giá cho công việc này thì nhà tuyển dụng luôn yêu cầu phải nhìn thấy thực lực của ứng viên một cách rõ ràng nhất. Do đó, chẳng có phương pháp nào đơn giản hơn là một bản CV thật ấn tượng. 

2. Làm sao để viết CV freelancer?

Làm sao để viết Cv freelancer?
Làm sao để viết Cv freelancer?

Do các tính chất đặc biệt của freelancer nên CV của bạn phải được cập nhật thường xuyên vì một freelancer thường sẽ không làm việc quá lâu tại một nơi nào đó và trong cùng một thời điểm freelancer cũng có thể làm nhiều công việc khác nhau, miễn là bạn có thể sắp xếp thời gian để hoàn thành đúng như trong cam kết. CV freelancer cũng không nên quá chú tâm vào phần mục tiêu nghề nghiệp do thời gian gắn bó với công việc không quá lâu và bạn cũng không cần phải tìm hiểu quá kỹ về doanh nghiệp ứng tuyển. Trong CV freelancer, điều bạn cần quan tâm là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích. Làm sao để nhà tuyển dụng biết được bạn đủ năng lực để đảm nhận tốt công việc này mới là việc quan trọng. Dưới đây là những nội dung mà bạn cần chú ý. 

2.1. Đặt thông tin liên hệ ở mục đầu CV

Đặt thông tin liên hệ ở đầu CV
Đặt thông tin liên hệ ở đầu CV

Cũng giống như CV của những công việc khác, CV freelancer cũng cần phải đặt thông tin liên hệ ở đầu trang để tạo điểm nhấn, cũng là để doanh nghiệp tiềm năng tìm đến bạn dễ dàng hơn. Thông tin này bao gồm địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ. Bạn cũng có thể đưa thêm tên trang web hay các tài khoản mạng xã hội khác để nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc hơn về cá nhân bạn. Tất nhiên, bạn cũng cần phải chăm chút cho các tài khoản mạng xã hội của mình thật tốt để gây ấn tượng ban đầu. 

2.2. Làm nổi bật các kỹ năng

Làm nổi bật các kỹ năng
Làm nổi bật các kỹ năng

Kỹ năng luôn là một phần quan trọng với bất cứ công việc nào. Bạn nên liệt kê các kỹ năng của mình dưới dạng từng ý gạch đầu dòng, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.  Giới hạn phù hợp nhất là trong khoảng 5 đến 10 kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Là một freelancer chuyên nghiệp, bạn cần phải tự liệt kê cho mình những kỹ năng phù hợp với công việc chuyên môn để không phải suy nghĩ nhiều lần khi viết CV cho nhiều nơi khác nhau. Không nên đưa quá nhiều, quá ít hoặc những kỹ năng không liên quan đến công việc cho dù nó có tuyệt vời đến mức nào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đánh giá những kỹ năng này dựa trên thang điểm 10, 100%, hay 5 sao. 

2.3. Trình bày kiến thức chuyên môn 

Trình bày kiến thức chuyên môn
Trình bày kiến thức chuyên môn

Để khách hàng tin tưởng giao trọng trách cho bạn thì bạn cần phải chứng minh cho họ thấy nền tảng vững chắc mà bạn đã xây dựng trong suốt thời gian học tập và rèn luyện. trong mắt nhà tuyển dụng, kiến thức chuyên môn đôi khi không quan trọng bằng kinh nghiệm làm việc và thành quả thực tế bạn tạo ra, như người ta vẫn thường nói “trăm hay không bằng tay quen”. Thế nhưng, đây vẫn là một lợi thế tuyệt vời khi nhà tuyển dụng cân nhắc lựa chọn giữa những ứng cử viên sáng giá khác. Kiến thức chuyên môn này có bao gồm tất cả những bằng cấp, chứng chỉ, khóa học, hội thảo đã hoàn thành và tham gia. Tất nhiên chúng cũng phải liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng có thể đưa ra những tuyên bố ngắn gọn bạn có những kiến thức chuyên môn nào có thể sử dụng để hoàn thành công việc này.   

2.4. Liệt kê kinh nghiệm

Liệt kê kinh nghiệm và thành quả thực tế
Liệt kê kinh nghiệm và thành quả thực tế

Kinh nghiệm ở đây là bao gồm tất cả các kinh nghiệm làm việc bạn từng có, bao gồm cả công việc tự do hay những vị trí công việc nhất định mà bạn từng đảm nhận. Đưa ra những cái tên hay địa điểm cụ thể mà bạn đã làm việc, bạn đã làm được những gì cho họ, bạn đem lại những thành quả gì ấn tượng, nhấn mạnh giá trị mà bạn đã mang lại cho khách hàng và kết quả của nó có sức ảnh hưởng đến tận thời điểm hiện tại ra sao? Điều này thực sự quan trọng vì nhà tuyển dụng phần lớn sẽ không quan tâm đến việc bạn học được những gì nhiều bằng việc bạn đã tạo ra được những giá trị thực tiễn nào. Điều quan trọng hơn là bạn phải biết trân trọng những giá trị mình tạo ra và tự tin bản thân có thể làm tốt hơn những gì mình đã làm trước đó. 

2.5. Giải thưởng và thành tích 

Giải thưởng và thành tích
Giải thưởng và thành tích

Nếu bạn đã nhận được bất kỳ sự công nhận nào từ công việc liên quan hoặc đạt được những thành tích có thể gọi tên và xếp hạng thì hãy mạnh dạn đưa chúng vào CV.Giải thưởng và thành tích này có thể đạt được trong thời gian học tập trong trường lớp, trung tâm, khóa học, cuộc thi, dự án,..cũng có thể đạt được trong thời gian bạn đã đi làm tại một tổ chức nào đó. Bạn nên đưa thêm những mô tả về giải thưởng, sự uy tín của giải thưởng và minh chứng bạn đã đạt được nó. Điều này rất hữu ích trong việc đo lường năng lực và chứng minh khả năng của bạn. 

3. Những điều cần chú ý khi viết CV Freelancer

Khi viết CV freelancer, có một vài điều bạn cần lưu ý:

3.1. Điều chỉnh CV phù hợp với từng công việc

Điều chỉnh CV phù hợp với từng công việc
Điều chỉnh CV phù hợp với từng công việc

Do công việc không ổn định và thường xuyên có sự thay đổi, bạn cũng phải thường xuyên cập nhật thông tin trong CV của mình để tạo sự phong phú, mới mẻ và đặc biệt là để phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Mỗi khách hàng lại tìm kiếm một điều gì đó cụ thể và khác biệt, bạn cần phải điều chỉnh Cv để làm nổi bật kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà bạn đang tìm kiếm. Hơn nữa, sau mỗi công việc, bạn cũng cần phải cập nhật lại thông tin về kinh nghiệm và thành tích đạt được để tô điểm cho chiếc CV của mình. Do đó, bạn cần phải nỗ lực và cố gắng trong mỗi công việc để sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, bạn luôn có những thành quả tốt đẹp được in dấu trong bản CV của mình. Điều này không chỉ làm cho CV của bạn đẹp hơn, khách hàng của bạn ấn tượng và săn đón bạn hơn mà chính bạn cũng tự hào về bản thân và năng lực của mình hơn.

3.2. Trình bày rõ ràng, ngắn gọn và sáng tạo

Trình bày rõ ràng, ngắn gọn và sáng tạo
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn và sáng tạo

Tránh mơ hồ và lan man với nội dung quá dài dòng, nên giữ CV ở độ dài 2 trang A4 để khách hàng nhanh chóng đọc và hiểu thông tin bạn đang trình bày. 

Tuy mục đích của CV là nhấn mạnh đến việc tiếp thị bản thân dựa trên trình độ và khả năng làm việc, nhưng việc trình bày CV một cách gọn gàng, chuyên nghiệp và sự sáng tạo sẽ gia tăng thêm nhiều phần hiệu quả. 

Hãy chọn phông chữ đơn giản và dễ đọc, sử dụng các tiêu đề để chia nhỏ nội dung, tạo những khoảng trắng để CV hấp dẫn và trực quan hơn, không nên phủ đầy cả bản CV bằng chỉ bằng những dòng chữ, sử dụng màu sắc để làm CV thú vị hơn về mặt hình ảnh 

3.3. Xem và đọc lại CV trước khi gửi

Xem và đọc lại CV trước khi gửi
Xem và đọc lại CV trước khi gửi

Cuối cùng là kiểm tra CV của bạn trước khi gửi chúng cho khách hàng tiềm năng. Trong khi một CV hoàn chỉnh và không có lỗi không đáng có sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp ban đầu thì một CV có sai sót về chính tả, ngữ nghĩa sẽ bị đánh giá ngay là thiếu chuyên nghiệp. 

Tạo một CV vốn vẫn là một điều khó khăn, ngay cả khi bạn có nhiều kinh nghiệm. Cv freelancer cũng có cấu trúc và các phần giống như CV bình thường. Tuy nhiên, do một vài tính chất đặc trưng mà CV freelancer sẽ phải được trình bày khác đi một chút và như giảm bớt phần mục tiêu nghề nghiệp, gia tăng thêm nội dung mô tả bản thân cùng kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là kinh nghiệm làm việc. CV freelancer cũng phải thường xuyên thay đổi và cập nhật để phản ánh chính xác khả năng của bạn.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :