Bí quyết viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh hay nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Hương Anh  

Để làm tốt công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng sử dụng tiếng Anh, bạn cần thông thạo các kỹ năng mềm cũng như có trình độ tiếng Anh nhất định. Đây là điều kiện mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng. Tìm hiểu cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh và một số mẹo để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng qua bài viết sau đây nhé!

1. Hướng dẫn viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh

1.1. Những thông tin cần thiết trong CV

Yêu cầu đầu tiên bạn cần ghi nhớ khi viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh đó là bạn cần cung cấp những thông tin phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Một ứng viên thông minh và có kinh nghiệm sẽ biết cách chọn lọc thông tin để đưa vào trong CV.

Cung cấp thông tin phù hợp với những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm
Cung cấp thông tin phù hợp với những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm

Vậy làm thế nào để biết được đâu là những thông tin mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm?

Thông thường, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai, chuyên ngành đào tạo của bạn là gì và bạn đa có những kinh nghiệm làm việc nào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần liệt kê ra những kỹ năng làm việc của mình để chứng tỏ bạn phù hợp với những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn nên giới thiệu bản thân ở phần đầu CV. Hoặc nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì hãy nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Bạn cần bám sát vào tin tuyển dụng để xác định được định hướng mà nhà tuyển dụng mong muốn cho vị trí công việc chăm sóc khách hàng để từ đó chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

1.2. Một số mẹo giúp CV chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh ấn tượng hơn

1.2.1. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mặc dù nhiệm vụ chính của phần này là chia sẻ về những dự định hoặc mục tiêu mà bạn hướng tới trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng mục đích của CV xin việc là giúp nhà tuyển dụng chú ý đến bạn. Bởi vậy, mọi phần trong CV, bao gồm cả mục tiêu nghề nghiệp, đều phải hướng tới mục đích đó.

Bên cạnh việc chia sẻ về định hướng nghề nghiệp của bản thân (định hướng này nên phù hợp với kỳ vọng của công ty), thì bạn cần thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp để cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực và động lực của bản thân.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên đan xen vào đó kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và một thành tích mà bạn tự hào nhất. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn sẽ mang lại những lợi ích gì cho công ty nếu như được tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ thực sự phù hợp với những bạn sinh viên mới ra trường, người mới chuyển ngành nghề hoặc người chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn có bề dày kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, hãy thay phần này bằng phần giới thiệu về bản thân.

Nếu bạn có bề dày kinh nghiệm hãy giới thiệu về bản thân
Nếu bạn có bề dày kinh nghiệm hãy giới thiệu về bản thân

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh:

“Experienced Customer Care Staff with 3+ years of working in call centers, performing functions as sales and customer care. Familiar with major customer service software and conflict resolution. Aiming to use my customer service skills and experience to effectively fill the Customer Care Staff position at XXX Company.”

(Tạm dịch: Nhân viên chăm sóc khách hàng có hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc tại tổng đài chăm sóc khách hàng, phụ trách công việc bán hàng và chăm sóc khách hàng. Tôi mong muốn sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của mình để làm tốt vai trò Nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty XXX.)

1.2.2. Nhấn mạnh vào kỹ năng làm việc

Công việc chăm sóc khách hàng đòi hỏi bạn phải có sự thành thạo đối với nhiều kỹ năng mềm. Đây cũng chính là ưu thế của bạn trước những đối thủ khác và công cụ để bạn xây dựng được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Nhấn mạnh vào kỹ năng làm việc
Nhấn mạnh vào kỹ năng làm việc

Sau đây là một số kỹ năng mềm bạn có thể sử dụng trong CV xin việc:

- Communication skills (Kỹ năng giao tiếp).

- Technical skills (Kỹ năng chuyên môn).

- Problem-solving (Kỹ năng giải quyết vấn đề).

- Interpersonal skills

- Patience (Khả năng kiên nhẫn và giữ bình tĩnh).

- Closing ability (Kỹ năng chốt lại vấn đề).

- Negotiation (Kỹ năng đàm phán).

- Working under pressure (Làm việc dưới áp lực).

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liệt kê thêm những kỹ năng có liên quan. bám sát vào nội dung và yêu cầu công việc trong bản in tuyển dụng.

1.2.3. Sử dụng các con số khi nói về kinh nghiệm làm việc

Đừng dừng lại ở việc liệt kê ra những nhiệm vụ mà bạn từng đảm nhiệm, hãy thêm vào thành tích và những con số cụ thể để giúp nhà tuyển dụng hình dung rõ ràng hơn về những gì bạn đã có thể làm được và những gì bạn sẽ làm được nếu họ tuyển dụng bạn.

Bạn có thể chia sẻ rằng mình đã hướng dẫn, đào tạo bao nhiêu nhân viên mới, thực hiện bao nhiêu cuộc gọi mỗi ngày, xử lý bao nhiêu khiếu nại của khách hàng…

Sử dụng các con số khi nói về kinh nghiệm làm việc
Sử dụng các con số khi nói về kinh nghiệm làm việc

Sau đây là một số câu hỏi giúp bạn tìm ra một vài ý tưởng về những con số có thể đưa vào trong CV xin việc:

- Bạn đã tương tác với bao nhiêu khách hàng mỗi ngày làm việc?

- Doanh thu bán hàng mỗi ngày của bạn là bao nhiêu?

- Thu nhập của bạn có cao hơn mức thu nhập bình quân của những nhân viên khác không?

- Bạn có thường xuyên được khách hàng đánh giá hài lòng không?

- Bạn đã từng hướng dẫn, đào tạo bao nhiêu nhân viên?

2. Một số động từ đắt giá giúp nâng tầm CV xin việc của bạn

Trong tiếng Anh, có nhiều động từ có khả năng truyền đạt cảm xúc và cảm hứng rất tốt. Hãy sử dụng những động từ kiểu như vậy để giúp cho CV của bạn ấn tượng hơn và có sức gợi nhớ cao hơn. Sau đây là một số động từ mà bạn có thể sử dụng trong CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh:

- Answer (Trả lời, giải đáp).

- Listen (Lắng nghe).

- Resolve (Giải quyết).

- Communicate (Giao tiếp).

- Maintain (Duy trì).

- Respond (Chịu trách nhiệm về…).

- Conduct (Thực hiện, tiến hành).

- Manage (Cố gắng hoàn thành việc gì đó).

- Sold (Bán hàng).

- Consult (Thảo luận, bàn bạc).

- Supply (Phụ trách, hỗ trợ).

- Implement (Tiến hành).

- Provide (Cung cấp).

- Train (Đào tạo).

Sử dụng các động từ đắt giá giúp nâng tầm CV xin việc của bạn
Sử dụng các động từ đắt giá giúp nâng tầm CV xin việc của bạn

“Train” là một động từ rất đắt giá trong CV xin việc nhân viên chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh. Bạn có khả năng “training” có nghĩa là bạn có kỹ năng và bạn có kinh nghiệm chuyên môn.

Trên đây là những hướng dẫn viết CV xin việc chăm sóc khách hàng bằng tiếng Anh và một số mẹo giúp CV của bạn ấn tượng hơn. Bên cạnh đó, bí quyết để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua CV đó là hãy sử dụng những động từ “đắt giá” có sức truyền cảm cao, thể hiện được kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :