Thu phục nhà tuyển dụng với điểm mạnh yếu trong CV chuẩn nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Yên Đan  

CV là thứ vũ khí đầu tiên và sắc bén nhất và cũng của ứng viên để chinh phục nhà tuyển dụng trông hồ sơ xin việc. Do đó, bên cạnh một hình thức thật trực quan, nổi bật thì nội dung chính ở việc show ra những thế mạnh của bản thân là điểm nhấn để mang lại cơ hội cho ứng viên có mặt trong vòng phỏng vấn. Còn những điểm yếu thì sao? Khi trình bày trong CV bạn nên chú ý điều gì để không mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng mà vẫn đảm bảo yếu tố trung thực. Bạn đang loay hoay không biết nên viết điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong VB như thế nào? Theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.

1. Điểm mạnh trong CV là gì?

Điểm mạnh trong CV
Điểm mạnh trong CV là gì

Không ai hoàn hảo, nói cách khác, ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, những bạn có hiểu vì sao, rất nhiều người có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng cho dù trong CV của họ vẫn bao gồm những thông tin bất lợi, có thể là cơ sở căn cứ để nhà tuyển dụng loại họ từ vòng gửi xe, họ có bí quyết để qua mắt nhà tuyển dụng? Thực ra, đó chỉ là chuyên gia trong việc thể hiện những điểm mạnh của bản thân mà thôi. Vậy điểm mạnh của bản thân là gì? Điểm mạnh của bản thân khi trình bày trong CV gồm những nhân tố nào?

Dễ hiểu, điểm mạnh hay Strengths trong CV tiếng Anh là những lợi thế của bạn về mặt kỹ năng, tố chất, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nổi bật của bạn thân trong đời sống giúp bạn dễ dàng giải quyết những vấn đề một cách nhanh chóng hiệu quả so với những người không có những lợi thế đó. 

Trong CV, điểm mạnh của bản thân là yếu tố được nhà tuyển dụng quan tâm nhất, vì thông qua những điểm mạnh họ dễ dàng nhận ra được khả năng làm tốt công việc mà họ đang tuyển ở mức nào. Những ứng viên có thế mạnh liên quan đến công việc về mặt kỹ năng và phẩm chất, được trau dồi và kiểm chứng qua kinh nghiệm, các hoạt động, dự án tham gia...được nhà tuyển dụng ưu ái và sẽ được xếp vào top những ứng viên có cơ hội đặt lịch với họ trong buổi phỏng vấn gần nhất.

Cụ thể, để làm nổi bật điểm mạnh của bạn, trong CV tốt hơn hết hãy đề cập đến một số yếu tố sau đây:

- Trình độ chuyên môn cao

- Giàu kinh nghiệm liên quan đến công việc

- Thành thạo các kỹ năng mềm, tin học , ngoại ngữ

- Linh hoạt nhạy bén, cầu tiền, tận tâm với công việc

- Tính kỷ luật cao

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm hiệu quả

- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt: Đàm phán, giao tiếp

- Chăm chỉ, trung thực, kiên nhẫn

Những thế mạnh tùy vào công việc, bạn có thể xem xét và đánh giá xem bản thân mình và công việc cụ thể bạn đang ứng tuyển phù hợp với những phẩm chất nào nhất, sau đó quay trở lại đọc thông tin dưới đây để biết cách thể hiện điểm mạnh của mình trong CV “hạ gục” nhà tuyển dụng nhanh nhé.

2. Gây ấn tượng mạnh với nhà nhà tuyển dụng bằng cách “tạo nét” với những điểm mạnh, bạn biết bị quyết là gì?

Điểm mạnh yếu của bạn thân
Gây ấn tượng mạnh với cách ghi điểm mạnh của thân chuẩn trong CV

Một thực tế thường thấy chính là, một người giỏi chưa chắc đã thành công. Bạn có thể có nhiều điểm mạnh, bạn có khả năng giải quyết công việc tốt hơn người khác, thế nhưng có thể bạn sẽ không thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng bằng những thí sinh không mạnh như bạn nhưng biết cách show những strengths của họ một cách thuyết phục. Chúng ta chỉ có thể nắm lấy cơ hội cho mình bằng cách cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự là ai và bạn đang có những gì, những điều bạn có giúp ích thế nào với công việc. Điểm mạnh lớn nhất và dễ dàng nhận ra nhất xuất phát từ tình cách, kỹ năng thói quen. Bí quyết để làm nổi bật những điểm này là đây:

2.1. Nắm rõ bản chất công việc của mình

Để thuận lợi cho quá trình nộp CV, dễ dàng vượt qua “sóng gió” của lần đối mặt trực tiếp trong phỏng vấn thì nắm rõ công việc của bản thân khi ứng tuyển là từ khóa. Bạn không thể làm việc tốt , nếu như chưa nắm được năng lực của mình cần phải thể hiện ra sao và nhà tuyển dụng yêu cầu cụ thể những phẩm chất gì. Ngay cả bản thân bạn đặt trong vị trí của nhà tuyển dụng, bạn có có xu hướng lựa chọn những ứng viên có thế mạnh trùng với những đặc điểm của công việc. Do đó, hãy đọc kỹ bản thông báo hay mô tả công việc một cách kỹ càng sau đó đối chiếu xem mình có gì để “khoe” với nhà tuyển dụng và chứng mình cho họ tin bạn có thể làm được những điều mà họ nêu ra trong bản mô tả. Đây là một điểm rất cần lưu ý với các bạn sinh viên mới ra trường hiểu rõ hơn cũng như nắm được cách viết CV cho sinh viên mới ra trường thông inh, nổi bật, tránh được những lỗi hay gặp. 

2.2. Tập trung vào chất lượng hơn số lượng

Bên cạnh “hiểu mình, hiểu ta” cần thiết phải đánh trúng vào tâm lý của nhà tuyển dụng hơn nữa bằng cách liệt kê những phẩm chất, sở trương, thói quen một cách khoa học, dễ hiểu, không trình bày dài dòng. Nhiều ứng viên lần đầu viết CV có xu hướng “nhồi nhét” keyword: Những điểm mạnh để gây ấn tượng. Tuy nhiên đây không phải là cách hay bởi vì ngoài tính gây tốn không gian, nó còn đánh lạc hướng nhà tuyển dụng khi phải đọc những điểm mạnh không cần thiết. Hãy chỉ tập trung vào vài phẩm chất tạo ra sự bứt phá trong công việc. Những điều này bạn có thể dễ dàng thể hiện trong mục tiêu nghề nghiệp để thể hiện ý chí tiến thủ, sự nghiêm túc trong công việc  của bạn thân và trình bày dưới dạng những gạch đầu dòng trong phần kỹ năng của CV. Bên cạnh đó, đừng ngại ngùng thể hiện những sở trường, tài lẻ của mình trong CV. Những gì bạn đam mê và có thể phát huy chúng để thúc đẩy hiệu quả công việc luôn khiến các nhà tuyển dụng cực kỳ tò mò.

2.3. Trung thực

Điểm mạnh của bản thân là  nhân tố chủ chốt để khẳng định đanh thép rằng bạn không ai khác có thể phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần, song điều đó không còn quan trọng nữa nếu bạn biến bản CV của mình thành bản khoe những thành tích kỹ năng ảo chỉ với mục đích là qua mắt nhà dụng để lọt qua vòng gửi xe. 

Biết cách PR bản thân đúng mực, tự tin đúng mức là tốt, những sự khuếch đại các thông tin, thậm chí liệt kê những điểm  mạnh mà bạn không có vào CV sẽ gây cho bạn không ít thách thức khi đối mặt với những câu hỏi “khó nhằn trong vòng phỏng vấn. Đặc biệt, nếu việc thiếu trung thực của bạn không trùng với kinh nghiệm và hoạt động bản tham gia, CV của bạn sẽ bị loại ngay lập tức. Dĩ nhiên, vẫn có khả năng là bạn sẽ qua mắt được nhà tuyển dụng trong cả 2 vòng và vượt qua hàng ngàn ứng viên để “đăng quang” vị trí công việc, nhưng những khó khăn bạn gặp phải sẽ không thể giải quyết được bằng những phẩm chất ảo và dĩ nhiên, cơ hội ở lại làm việc của bạn cũng trở nên mong manh.

Một điểm mạnh nữa mà bạn có thể chưa nhận ra đó là bạn có mẫu CV xin việc hoàn chỉnh được thiết kế chuyên nghiệp, nội dụng được trình bày thông minh khoa học, chắc hẳn giúp bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

3. Bạn có những điểm yếu gì?

Điểm yếu trong CV
Điểm yếu trong CV nên viết thế nào

Đối lập với những điểm mạnh - nhân tố mang lại sự tự tin cho bản thân và sự hài lòng với nhà tuyển dụng thì điểm yếu: Những hạn chế của bạn thân, những đặc điểm mà mình chưa tốt cần phải hoàn thiện hơn để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, trình bày ra sao trong CV để không mất điểm là câu hỏi “ biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng bạn đã biết cách trình bày sao cho hoàn hảo nhất? Trước hết, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra điểm yếu của bạn thông qua những miêu tả thế này:

Về tính cách: Bên cạnh những kỹ năng cần thiết, điểm yếu của tôi chính là sự cầu toàn. Một điều dễ thấy trong lịch sử làm việc chính là sự quá khắt khe với bản thân ngay cả khi so với đồng nghiệp tôi đã tốt. Điều này dẫn đến tâm lý tiêu cực, thậm chí là kiệt sức.

Về thói quen: Tôi quá quan tâm đến tiểu tiết công việc do đó thường ảnh hưởng đến thời hạn nộp, công bố dự án. Và đôi khi điều này gây khó chịu cho quản lý trực tiếp và họ không có nhiều thời gian để xem kỹ những sản phẩm của mình. Đó là ví dụ minh họa khi bạn trình bày điểm yếu của mình. Thông qua cách viết điểm yếu của bạn, nhà tuyển dụng sẽ biết được sự thiếu sót của ứng viên để cân nhắc có nên cho ứng viên đó cơ hội vào trong hay không. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá mức về điều này, vì những điểm yếu này đối khi sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời để cân bằng suy nghĩ của nhà tuyển dụng về bạn. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ có những cách riêng để chinh phục họ bằng cách viết điểm yếu trong CV dưới đây.

4. Lưu ý khi trình bày điểm yếu của bản thân trong CV

4.1. Thừa nhận những điểm chưa tốt của bản thân

Bạn có thể không tin lắm về điều này, nhiều bản CV, nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu thí sinh phải trình bày những điểm yếu của mình, và bí quyết đầu tiên chính là thành thật thừa nhận, mình là người không hoàn hảo. Bên cạnh những phẩm chất tốt, đã được trình bày trước đó, một số điểm yếu xuất phát từ thực tế khách quan hay thói quen từ lâu như : nhút nhát, thiếu tự tin, không giỏi đàm phán, nhạy cảm cao, chưa có nhiều kinh nghiệm...bạn nên list những điều này vào CV. Như đã nói ở trên, những điểm yếu không phải bao giờ cũng xấu, nhưng phẩm chất và thói quen vừa liệt kê có tác dụng cân bằng sự hồ hởi, sự hi vọng thái quá của nhà tuyển dụng khi đọc điểm mạnh đồng thời tạo ra cho họ cảm giác tin cậy vì bạn là người trung thực, sẵn sàng nêu ra những đặc điểm không có lợi với họ. Điều này, sẽ mang lại tác dụng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

4.2. Biết điểm dừng

Dĩ nhiên, những lợi thế luôn là những giá trị bạn muốn mang đến nhà tuyển dụng, và việc mang lại lợi thế cho họ bởi việc công nhận quá nhiều điểm yếu của bản thân trong CV gần giống như việc PR cho bản thân thông qua những Scandal vậy. Bạn có thể nổi hơn, nhưng nếu bạn không làm người đối diện nhận ra con người thận của bạn thì nó sẽ mang lại hậu quá lớn. Không một nhà tuyển dụng nào có thể chấp nhận một thí sinh có quá nhiều điểm yếu trong CV để vào việc dù bạn có trung thực đi chăng nữa. Do đó, hãy giới hạn những nhược điểm của bạn tối đa khoảng 3 gạch đầu dòng.

4.3. Lựa chọn điểm yếu một cách thông minh 

Thế nào là lựa chọn những điểm yếu của bạn thân một cách thông minh? Đó là cách bạn chọn những hạn chế không trực tiếp liên quan đến chuyên môn hay phẩm chất liên quan trực tiếp đến sự thành bại của công việc và kèm theo hướng giải quyết khả thi cho điểm yếu đó. Ví dụ, ứng tuyển cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn có thể nói điểm yếu là chưa thành thạo ngoại ngữ nhưng không thể nói bạn ngại giao tiếp hay không thích nói chuyện qua điện thoại. Bạn cũng có thể đề cập việc thiếu kinh nghiệm của bạn thân, download mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm để ứng tuyển, vì mới ra trường song phải có hướng giải quyết như đề cập đến thói quen hay phẩm chất tương tự, những điểm mạnh có thể chế ngự được điểm yếu như: Là người cần cù, chăm chỉ, nghiêm túc với công việc và có tính kỷ luật. Chính những điểm mạnh trong CV sẽ chế ngự những điểm yếu đó và làm bạn trở nên nổi bật. 

Bên cạnh, lựa chọn cho mình những điểm yếu một cách thông minh, cách liên kết các ý trong CV hay khả năng lập luận của ứng viên khi phỏng vấn hỏi về điểm mạnh, điểm yếu cá nhân là cực kỳ quan trọng. Để chắc chắn, đảm bảo tính liên kết khi trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV bạn nên gạch ra những ý đồ bạn muốn trình bày trên giấy, đọc lại thật kỹ sau khi nháp rồi mới đưa vào CV để vừa đảm bảo tính thuyết phục, vừa tránh được những lỗi chính tả hay ngữ pháp cần thiết.

5. Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của của bản thân để chính phục nhà tuyển dụng trong CV chuẩn nhất

cách xác định điểm mạnh yếu của bản thân
Cách xác định điểm mạnh yếu của bản thân hiệu quả nhất 

“ Hiểu mình, hiểu ta, trăm trận trăm thắng”, muốn hạ gục được nhà tuyển dụng, bạn phải nắm được được mạnh của bạn để phát huy và điểm yếu để khắc phục không chỉ để xin việc thành công mà còn để vượt qua những sóng gió trong cuộc sống. Chúng ta có vài mẹo để xác định, bạn mạnh cái gì, bạn không tốt cái gì ngay cả khi bạn chưa từng trải nghiệm. Tham khảo ngay những “ bài test” sau

5.1. Bạn thích gì? Bạn giỏi về cái gì?

Chúng ta chỉ có xu hướng làm tốt và tận tâm với  những gì chúng ta đam mê. Do đó, qua những thất bại từng gặp hoặc cũng có thể là lần gần đây nhất bị rớt phỏng vấn, lần bị điểm kém, lần bị bạn bè phê bình...hãy rút ra nguyên nhân chưa thực hiện tốt, khả năng tận tâm nghiêm túc với nó, đặc biệt là bạn có thích kiên trì với công việc đó đến cùng hay không. Điều này sẽ giúp bạn tìm và ứng tuyển được công việc yêu thích, sẵn sàng gắn bó với nó và “thu lợi” nhiều mặt cùng nó.

5.2. Thông qua người khác

Tự đánh giá điểm mạnh yếu của bản thân là tốt, song không ai cũng có thể tự đánh giá được cho mình. Vì vậy hãy nhờ những người xung quanh thậm chí là cấp trên để đánh giá một cách khách quan nhất. Dù là điểm mạnh yếu trong CV ngân hàng, CV kế toán hay CV ngôn ngữ đi chăng nữa thì tốt hơn hết để người khác tư vấn một chút trước khi hoàn thành bản CV. Có nhiều khả năng, thông qua những người hiểu bạn, chính bản thân sẽ khám phá ra nhiều điểm mạnh mà bạn không ngờ tới cũng như được tham vấn phương pháp khắc phục những điểm yếu hiệu quả thì sao.

5.3. Trải nghiệm nhiều

Dĩ nhiên rồi, không ai hoàn hảo đến mức không phạm sai lầm bao giờ, cũng không ai tệ đến mức không thu được bất kỳ điều gì qua thất bại hay mất mát, chính sự trải nghiệm của bạn thân hun đúc lên con người bạn, đừng giới hạn bởi định kiến hay vì lo sợ. Chỉ khi nào bạn trải nghiệm đủ, bạn thất bại thật nhiều khi ấy quá trình nhìn nhận đánh giá sẽ khách quan hơn vì không ai có thể hiểu rõ bạn thân và có khả năng thay đổi bản thân bằng chính bạn. Khi ấy, việc viết điểm mạnh điểm yếu trong CV của bạn sẽ chân thực hơn, thuyết phục hơn. Ngay cả việc phỏng vấn, những biểu hiện tự tin, chững chạc của người đã trải nghiệm sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn bất kỳ mọi lời hoa mỹ,PR trên CV trước đó. 

Hi vọng những thông tin trên đấy về việc trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV của vieclam24h.net.vn sẽ thật sự bổ ích với bạn, bạn cũng có thể tải ngay rất nhiều CV online free trên vieclam24h.net.vn. Chúc bạn sớm chinh phục được công việc ưa thích nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :