Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur

Theo dõi tuyendung3s tại

Trần Phương Nhi  

Entrepreneur là cụm từ khá phổ biến và thông dụng trong các môn kinh tế. Dưới đây sẽ là những thông tin mà vieclam24h.net.vn đã tổng hợp được về công việc này.

Các bạn đang học ngành kinh doanh chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với cụm từ entrepreneur rồi đúng không? Còn với những bạn nào vẫn chưa biết về công việc này, hay kể cả đã biết rồi thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của vieclam24h.net.vn để bổ sung cho mình những kiến thức mới cần biết nhé.

1. Tìm hiểu định nghĩa entrepreneur là gì

entrepreneur là gì
Entrepreneur là gì?

Khi bạn tra từ điển tiếng Anh, cụm từ entrepreneur được dịch ra là doanh nhân. Theo từ điển Cambridge định nghĩa, entrepreneur là người bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng, đặc biệt khi điều này liên quan đến việc nhìn thấy một cơ hội mới. Người này sẽ cố gắng kiếm lợi nhuận bằng cách thành lập một công ty riêng để tham gia vào các hoạt động mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, gia nhập thị trường cạnh tranh và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro bất chợt có thể xảy ra. 

Nói cách khác, entrepreneur đối lập và trái ngược hoàn toàn với employer (chủ làm thuê) bởi entrepreneur thiên về kinh doanh còn employer thì đa dạng môi trường hoạt động, không bị bó buộc vào bất cứ thứ gì cả. Nếu như entrepreneur luôn nỗ lực, cố gắng cải thiện sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh và theo dõi sát sao, trực tiếp thì employer chỉ mướn người về rồi đứng chỉ đạo, quan sát từ xa. 

Thêm nữa, entrepreneur cũng không phải là startup (khởi nghiệp). Startup là những người luôn kêu gọi vốn đầu tư từ các shark để biến dự án, kế hoạch của mình thành công hoặc thành lập công ty. Còn entrepreneur thì hầu như sử dụng vốn mà chính mình đã kiếm được từ trước đó.

Đây là một cụm từ vẫn còn khá mới đối với nhiều người Việt Nam nhưng chắc chắn những bạn trẻ yêu thích kinh doanh cũng đã từng nghe qua cụm từ này trong quá trình học rồi. Hiểu theo cách đơn giản, entrepreneur đề cao tinh thần tự lập, làm chủ và trở thành động lực khuyến khích cho nhiều người trẻ dấn thân vào công việc kinh doanh này để tạo thêm nguồn lực nhân sự và đóng góp nền kinh tế cho nước nhà.

2. Chìa khóa thành công mà entrepreneur nào cũng cần có

Trong những năm gần đây, nhiều bạn trẻ Việt Nam có niềm đam mê với nghề kinh doanh đều nuôi giấc mộng trở thành một entrepreneur thành đạt và kiếm được nhiều tiền. Nhưng thành công chưa bao giờ là dễ dàng để vượt qua. Vậy hãy điểm qua xem entrepreneur cần thu thập những kiến thức hay kĩ năng gì để tạo nên chìa khóa thành công nhé.

2.1. Phẩm chất, đạo đức

Phẩm chất, đạo đức entrepreneur
Phẩm chất, đạo đức entrepreneur

Nếu muốn trở thành entrepreneur thành công, bạn cần phải giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo để chủ động nghiêm khắc tuân theo các quy tắc trong đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất trong sạch, vững mạnh. Đã bước vào kinh doanh, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều cám dỗ và thử thách khó khăn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Có người sẽ ngã rồi bỏ cuộc, có người sẽ đứng dậy sau những thất bại và làm lại từ đầu. Chỉ cần bạn luôn mạo hiểm, liều lĩnh, không ngại thử, không ngại thay đổi và dấn thân vào những việc khó với một thái độ lạc quan, lòng tin vững chắc thì sẽ không ai có thể hạ gục được bạn cả. Kiên trì, bền bỉ, dũng cảm, bản lĩnh chính là những phẩm chất đáng quý của entrepreneur. Đặc biệt, bạn phải luôn trung thực, ngay thằng, dứt khoát từ chối khi tiếp xúc với những đồng tiền không minh bạch và không được sử dụng nguồn thu nhập đã kiếm được để làm việc xấu, việc bất chính. Đồng tiền có một ma lực mãnh liệt, dễ làm lu mờ con mắt và thay đổi bản chất của một người. Vượt qua được cái lợi trước mắt, bạn sẽ làm được nhiều thứ to lớn hơn.

Xem thêm: Senior manager là gì? Tìm hiểu thông tin thú vị về Senior manaager

2.2. Kỹ năng giao tiếp, tương tá

Làm công việc này, bạn phải có kỹ năng giao tiếp, tương tác cực tốt để xây dựng hình ảnh cá nhân và gây dựng niềm tin với mọi người. Khi trở thành lãnh đạo, entrepreneur phải biết tạo động lực và khuyến khích nhân viên cùng cố gắng, phấn đấu làm việc để phát triển doanh nghiệp, công ty hoặc động viên mọi người cùng vượt qua một giai đoạn khó khăn nào đó trong quá trình kinh doanh. Nếu entrepreneur biết cư xử lịch sự, nhã nhặn, chuẩn mực thì sẽ được nhiều người yêu mến, kính trọng và sẵn sàng cộng tác, hỗ trợ cùng để giúp entrepreneur thành công. Ngoài ra, trong giao tiếp còn có lắng nghe. Entrepreneur phải học cách lắng nghe chọn lọc những ý kiến đánh giá phản hồi từ nhân viên cũng như khách hàng để phát triển và thay đổi sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.

2.3. Tư duy logic trừu tượng

Tư duy logic trừu tượng
Tư duy logic trừu tượng entrepreneur

Trong kinh doanh, bên cạnh việc kiểm soát, tính toán các con số thì entrepreneur cần phải rèn cách tư duy theo logic trừu tượng nữa. Nhiều định nghĩa, các cụm từ mới, nhiều vấn đề khó hiểu, trừu tượng trong bản hợp đồng sẽ được đặt ra đòi hỏi bạn phải suy nghĩ thấu đáo và hình dung, sắp xếp các ý theo một trật tự logic trước khi đưa ra các quyết định hay tuyên bố quan điểm cuối cùng. 

2.4. Khả năng sáng tạo

Sáng tạo là yếu tố cực kì quan trọng để tạo nên sự thành công của mỗi entrepreneur. Bạn phải biết sáng tạo trong ý tưởng kinh doanh, sáng tạo hướng đi khác biệt, sáng tạo cách làm, sáng tạo trong lao động,...

Xem thêm: Năng động sáng tạo là gì? Cách để trở nên năng động sáng tạo

2.5. Biết áp dụng lý thuyết vào thực hành

áp dụng lý thuyết vào thực hành
Áp dụng lý thuyết vào thực hành

Nắm vững lý thuyết là một chuyện, còn áp dụng được lý thuyết đã học được vào thực tế hay không thì lại là một câu chuyện khác. Nếu bạn vận dụng và dung hòa được điều này, bạn sẽ trở thành một entrepreneur thành công. Nhiều người chỉ nói lý thuyết, nghe rất hay nhưng lại không thực hiện nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.

2.6. Ứng biến tình huống linh hoạt

Bạn phải luôn nhanh nhạy, tập thích nghi với mọi tình huống và sẵn sàng chuẩn bị tâm lý cho tất cả những trường hợp có thể xảy ra. Tùy theo từng đối tượng, hãy biết cách lựa suy nghĩ và hành động linh hoạt để chọn ra cách ứng biến tốt nhất và phù hợp tình huống, làm đôi bên thỏa mãn mục đích chung. Nhiều khó khăn sẽ ập đến cùng một lúc, bạn phải luôn giữ bình tĩnh để ứng phó với các tình huống khó xử ấy.

2.7. Tư duy phản biện

Tư duy phản biện entrepreneur
Tư duy phản biện entrepreneur

Trong thời đại công nghệ 4.0, tư duy phản biện luôn được đánh giá cao và khuyến khích nhiều người trẻ rèn luyện. Chúng ta không thể bị phụ thuộc vào sự trợ giúp của máy móc được mà phải có chứng kiến riêng, ý kiến riêng để đóng góp, xây dựng mục đích chung của doanh nghiệp, công ty. Với các entrepreneur, tư duy phản biện là vô cùng quan trọng để giữ vững tinh thần bản lĩnh, vững chắc, không bị dao động từ các luồng ý kiến bên ngoài. Người làm chủ phải có chính kiến, biết phân biệt đúng sai, biết đưa ra lý do phân tích những điều vô lý và mập mờ để tránh gây ảnh hưởng tới kế hoạch chung của nhiều người.

Xem thêm: Hiểu rõ: Fraud là gì? Để cùng đẩy lùi tội phạm gian lận TMĐT

2.8. Khả năng nắm bắt cơ hội

Cơ hội rất rộng mở nhưng khó nắm bắt. Các entrepreneur thành công thường là những người rất giỏi trong việc nắm bắt cơ hội. Họ có tầm nhìn xa trông rộng để cân nhắc, phán đoán thời cơ của cơ hội tốt. Hãy mở rộng suy nghĩ, tích cực thay đổi để nắm bắt cơ hội tốt và làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tuy luôn cố gắng làm việc chăm chỉ nhưng mãi vẫn chưa thể thành công cũng chỉ bởi lý do không nắm bắt được thời cơ đến và để lỡ tay vụt mất rồi hối tiếc.

2.9. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Kỹ năng đàm phán thuyết phục entrepreneur
Kỹ năng đàm phán thuyết phục entrepreneur

Đàm phán và thuyết phục là hai điều quan trọng để entrepreneur thành công trong các vụ thỏa hiệp, giao thương với khách hàng, đối tác. Bạn phải biết lựa để sao cho các bên cùng đạt được lợi ích cân bằng và cố gắng giảm tối đa những thiệt hại có thể phát sinh từ cuộc đàm phán này.

2.10. Kỹ năng làm việc nhóm

Để kế hoạch được diễn ra thuận lợi, bạn sẽ phải nhờ tới sự hỗ trợ và giúp đỡ của rất nhiều người. Không ai có thể làm việc độc lập, cá nhân mà thành công hơn cả một nhóm đông người được. Vì cá nhân sẽ không thể thấy được những thiếu sót, điểm yếu và những chỗ cần khắc phục. Khi làm việc nhóm, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người, được nghe ý kiến đóng góp khách quan và nhận xét, đánh giá. Thực hiện chung kế hoạch với nhiều người đòi hỏi entrepreneur phải giữ được cái tôi của mình, biết thể hiện đúng lúc, cũng nên biết khiêm nhường khi nghe phê bình và nghiêm túc, trung thực khi đưa ra góp ý với người khác để dung hòa các mối quan hệ.

3. Khác biệt của entrepreneur và businessman

sự khác biệt của entrepreneur
Sự khác biệt của entrepreneur

Nhìn chung, businessman và entrepreneur đều dịch ra mang nghĩa là doanh nhân nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn 2 cụm từ ấy với nhau, nhưng bản chất thực sự của chúng thì lại khác nhau một trời một vực.

Trước hết, entrepreneur cần một thời gian dài để chuẩn bị hơn businessman. Khi đưa ra một ý định kinh doanh mới, businessman sẽ dựa sẵn trên những thứ đang thu hút nhiều đối tượng công chúng, những mặt hàng bắt kịp xu hướng để khởi nghiệp và kinh doanh ngay mặt hàng, dịch vụ đó mà không cần suy nghĩ xem có ai đã bắt tay vào thực hiện hay chưa. Trong khi đó, entrepreneur lại là những người chủ động hơn và luôn sáng tạo ra những ý tưởng kinh doanh mới, họ cũng không ngần ngại bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc để chuẩn bị kỹ càng cho ý tưởng ấy trước khi đưa nó vào triển khai thực tế.

Businessman thường kinh doanh vì mục đích thu lại lợi nhuận khổng lồ và quyền lực để trở nên giàu có. Một số khác thì hoạt động vì mục đích làm hài lòng khách hàng và đáp ứng nhu cầu cuộc sống của một bộ phận người trong xã hội, mặc dù những businessman này còn chiếm số lượng khá ít. Còn entrepreneur là những người làm việc với mục đích cống hiến, mong muốn thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Vì vậy, lợi nhuận và quyền lực không phải là cái đích đến cuối cùng của entrepreneur.

Businessman thường khá dè dặt và tính toán trong các thương vụ lớn, luôn kỹ tính và không dám liều thay đổi bởi họ sợ sẽ bị gánh thiệt hại về tài sản hoặc quyền lực. Còn entrepreneur thì lại bạo dạn hơn, không e sợ, lo ngại điều gì, luôn chấp nhận với những thử thách mới, cơ hội mới để theo đuổi đam mê và lý tưởng của họ.

Ngoài ra, cách đối xử, nhìn nhận nhân viên trong công ty và khách hàng của businessman và entrepreneur cũng khác nhau. Businessman thường coi nhân viên chỉ đơn giản là những người làm thuê được trả công, nhưng entrepreneur lại đánh giá họ là người bạn cộng sự thân thiết, người chiến hữu có thể đặt niềm tin tưởng và hy vọng. Businessman chỉ coi khách hàng là những người góp phần quan trọng tạo ra nguồn vốn lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp. Nhưng đối với entrepreneur, họ còn có một ý nghĩ rộng hơn: khách hàng không chỉ là người duy trì lợi nhuận cho công ty mà còn là “thượng đế” đúng nghĩa. Sự hài lòng của khách hàng cũng chính là động lực để entrepreneur nỗ lực phát triển chất lượng phục vụ tốt hơn và vươn xa hơn. 

Với những tin tức mà vieclam24h.net.vn đã vừa cung cấp cho bạn vừa rồi, bạn đã nắm rõ được khái niệm của entrepreneur hay chưa? Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm thấy được những phần mình còn thiếu và cần phải khắc phục nếu muốn thành công trên con đường theo đuổi sự nghiệp entrepreneur nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :