Hệ tại chức là gì? Giá trị của tấm bằng Đại học tại chức

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyên Nhung  

Học hệ tại chức là xu hướng chung của rất nhiều những công nhân viên đang làm việc ở một lĩnh vực nhưng muốn có thêm kĩ năng về một lĩnh vực khác.

Học hệ tại chức là xu hướng chung của rất nhiều những công nhân viên đang làm việc ở một lĩnh vực nhưng muốn có thêm kĩ năng về một lĩnh vực khác. Song câu hỏi hệ tại chức là gì, đôi khi nhiều người còn trả lời sai. Điều này khiến giá trị của tấm bằng Đại học tại chức bị giảm xuống, và từ đó câu hỏi phân vân nên hay không nên học tại chức bỗng nhiên nổ ra.

1. Khái niệm hệ tại chức là gì?

Khái niệm hệ tại chức là gì

Khái niệm hệ tại chức là gì 

Trong lĩnh vực giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay có một số hệ học như: hệ chính quy, hệ tại chức, hệ song bằng,… Hệ chính quy là hình thức học bắt buộc ở tất cả các trường đại học và học viên, trong khi đó hệ tại chức và song bằng chỉ được áp dụng một số trường. Nếu như song bằng là hình thức học song song hai chuyên ngành trong cùng một trường đại học thì hệ tại chức là hình thức vừa học vừa làm đặc biệt cho công nhân viên chức. Hệ học tại chức này cho phép học viên có thể được tham gia học một chuyên ngành tại một trường Đại học hoặc Học viện đào nhưng vẫn có thể làm công việc vào giờ hành chính.

Hầu hết các hệ tại chức ở các trường Đại học tổ chức lớp vào buổi tối. Đây là khoảng thời gian phù hợp để cho học viện có thể theo học mà vẫn đảm bảo được công việc ban ngày. Bởi lẽ bản chất của hệ tại chức là dành cho 2 đối tượng đặc biệt vừa học vừa làm. Một là những người muốn hoàn thiện kĩ năng bằng cấp về lĩnh vực mình đang làm, hai là những người muốn có thêm kĩ năng và bằng cấp về một chuyên ngành khác với chuyên ngành mình đang làm.

Chương trình đào tạo của Hệ Tại chức cũng giống với chương trình của hệ Hệ Chính quy. Điểm khác biệt duy nhất là thời gian cấp bằng cho Hệ Tại Chức sẽ ngắn hơn, chỉ mất 2 năm nếu hoàn thành đây đủ tín chỉ học và các chứng chỉ yêu cầu, trong khi đó bằng Đại học Chính quy sẽ mất tới 4 - 5 năm. Chính vì vậy mà nhiều người thường chọn phương án học Hệ đại học tại chức để có thể đạt được mục tiêu về bằng cấp hoặc phục vụ cho thăng tiến nghề nghiệp trong thời gian ngắn.

Bình thường, chuyên ngành Hệ Tại chức mà mỗi người lựa chọn thường gắn liền với Chuyên môn và họ đang làm việc. Nếu không phải là chuyên ngành đúng lĩnh vực làm việc thì cũng là chuyên ngành có sự liên quan để hỗ trợ, nâng cao Chuyên môn ngành nghề của mình.

2. Ưu nhược điểm của hệ tại chức

Thực chất, hệ Tại chức xuất phát từ thời kì sau Giải phóng, hòa bình lập lại. Lúc này là lúc các cán bộ, trí thức trở về từ chiến trường để tiếp tục việc học và đào tạo cho chuyên môn của mình. Trong thời kì chiến tranh những cán bộ này đã phải tạm dừng việc học để cầm súng chiến đấu cho nên đây được coi là chính sách công bằng công minh cho những người đã có công với công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Ưu điểm lớn nhất của Hệ tại chức như đã nói ở trên là về mặt thời gian. Vừa là rút ngắn được thời gian nhận bằng, vừa tranh thủ được thời gian học. Nhờ vậy, những người học theo học tại chức vẫn có được việc đúng với năng lực của mình, không chỉ vậy còn có thể thăng tiến hơn trong tương lai. Tất cả những điều này là còn phụ thuộc nhiều vào năng lực cũng như chí tiến thủ của mỗi người để tạo được cơ hội phát triển cho bản thân trong tương lai.

Tuy nhiên một nhược điểm đối với những người sau học tại chức đó là giảm tốc độ công việc hiện tại. Ai cũng biết để đảm bảo được việc làm 24h ban ngày sau đó lại dành thời gian học buổi tối khiến người học tại chức khó để đảm bảo công việc. Vì phần lớn công nhân viên vẫn phải mang công việc về nhà làm chứ ít những công việc chỉ làm trong giờ hành chính. Tiến độ công việc sẽ vì thế mà bị trì hoãn và chậm lại hơn so với kế hoạch.

Không những thế nhược điểm dễ thấy với những người có tấm bằng tại chức đó là sự đánh giá năng lực của xã hội. Nhiều người cho rằng, hệ tại chức có thời gian học ngắn hơn nên đồng nghĩa với việc học dễ hơn và tốt nghiệp dễ hơn. Cho nên với một số công ty, người ta lại không đánh giá cao những tấm bằng tại chức. Thực chất để xảy ra tình trạng này là do một số lí do miễn cưỡng.

Sự khác nhau giữa bằng đại học hệ tại chức và hệ chính quy

Sự khác nhau giữa bằng đại học hệ tại chức và hệ chính quy

Thứ nhất là từ cách đặt tên và phân biệt loại bằng. Như đã nói từ đầu ngoại trừ bằng đại học 4 - 5 năm của sinh viên gọi là bằng chính quy ra thì các bằng khác bao gồm cả bằng tại chức đều được gọi là “không chính quy”. Chính sự phân biệt đã tạo nên sự khách biệt giữa “chính” và “không chính”. Đương nhiên việc có một tấm bằng “không chính” quy sẽ bị xếp sau những tấm bằng cùng chuyên ngành nhưng lại chính quy. Xã hội sinh ra một định kiến đó là những người đang học tại chức đều là những quan chức có quyền nhưng lại không giỏi học thuật. Thành ra bằng tại chức có gì đó mang tính chất yếu kém hơn trong các loại bằng cấp.

Thứ hai, đó là sự kín đáo trong cách tuyển sinh. Chúng ta có thể nhận ra rằng, cách vận hành đào tạo của hệ chính quy được công khai công bố và được cả xã hội theo dõi. Dễ dàng nhận thấy nhất là kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng hay còn có tên gọi mới hiện nay là Kì thi Quốc gia luôn được dành một sự quan tâm lớn và sự tham gia của các lực lượng xã hội. Bộ Giáo dục cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng luôn dùng hết giấy mực và đất thông tin cho hệ tuyển sinh này. Từ cách thức tuyển sinh, chất lượng thí sinh, điểm số thí sinh, đầu vào các trường đều được công bố trên khắp mọi mặt trận.

Trong khi đó hệ tại chức lại khá kín tiếng. Kín tiếng từ việc tuyển sinh, từ quá trình đào tạo đến đầu ra. Chính từ Bộ giáo dục đến báo chí, xã hội đều bỏ quên hệ tại chức. Các doanh nghiệp chỉ biết rằng tuyển sinh hệ chính quy rất gắt gao và nghiêm túc nhưng họ không biết gì về tuyển sinh tại chức nên không có niềm tin với ứng viên là điều dễ hiểu.

Khi theo học mọi học viên đều cần phẩn đóng học phí, một số trường còn tổ chức thi riêng nên người muốn học cần đóng lệ phí thi. Vậy lệ phí là gì? bạn hãy tham khảo chi tiết tại vieclam24h.net.vn nhé.

3. Nên theo học hệ Đại học tại chức hay không?

Với những ưu nhược điểm cũng như bất cập đã nêu ở trên thì bạn có thể tự nhận ra mình có phù hợp để theo học hệ tại chức hay không. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi vẫn vạch ra cho bạn những lý do khiến bạn nên theo học tại chức.

  • Thứ nhất về thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn
  • Có thể kết hợp tích lũy kiến thức và thực hành công việc song song
  • Tấm bằng đại học vẫn được chấp nhận để tham gia thi cao học
  • Có thêm nhiều kĩ năng nghề nghiệp và bổ trợ cho công việc hiện tại
  • Đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp với bên công ty tuyển dụng để có cơ hội có được công việc ưng ý.

Có nên học hệ tại chức hay không

Có nên học hệ tại chức hay không

Mặc dù vậy, khi có mong muốn theo học hệ đào tạo Đại học tại chức mọi người vẫn cần có sự tìm hiểu và cân nhắc kĩ về mô hình này. Đầu tiên là điều kiện và thời gian của bản thân có phù hợp để theo học hay việc học có thực sự cần thiết. Bởi một khi đã theo học bạn sẽ mất rất nhiều thời gian buổi tối và tập trung cho công việc. Không những thế nếu khả năng công ty bạn đang làm việc không đồng ý chấp thuận tấm bằng tại chức thì bạn rất phí tiền bạc và công sức. Tiếp theo đó là tìm hiểu kĩ về ngành mà mình định theo học. Ngoại trừ những người chưa có bằng chính quy đúng chuyên môn công việc mà mình đang làm thì những người có ý định học thêm văn bằng để hỗ trợ thêm cho công việc thì cần phải lưu ý kĩ. Ví dụ ngành nghề mà bạn đang làm là ngành A, bạn muốn học thêm tại chức ngành B thì ngành B phải có liên quan hay bổ trợ cho mục đích cuối cùng của ngành A. Chứ không nên là học một ngành chả liên quan gì đến nghề nghiệp gốc khi bạn không có ý định chuyển nghề. Ví dụ: Bạn là phóng viên, người làm trong lĩnh vực báo chí thì có thể học thêm văn bằng 2 về ngành luật hay ngôn ngữ gì đó, hoặc ngành sư phạm để thăng tiến hơn trong công việc về lĩnh vực báo chí.

Xem thêm: Học phí đại học Tôn Đức Thắng

Với những chia sẻ trên, hi vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm hệ tại chức là gì. Mặc dù thị trường lao động trí óc ngày càng khắt khe nhưng vẫn có một số nơi chấp nhận nếu bạn có tấm bằng tại chức. Ngay từ bây giờ, bạn có thể truy cập website vieclam24h.net.vn, để tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. Và nếu công việc bạn ưng ý lại yêu cầu một tấm bằng khác chuyên môn của mình thì bạn đã được trang bị những kiến thức về hệ tại chức ở trên để tham gia rồi đó !

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :