Hồ sơ viên chức và những thông tin mà bạn đọc quan tâm

Theo dõi tuyendung3s tại

Đỗ Ngân  

Trong quá trình theo đuổi con đường sự nghiệp thì việc phải chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ sẽ là một điều bắt buộc mà chúng ta đều cần thực hiện. Một trong số đó phải kể đến đó chính là hồ sơ viên chức. Vậy cụ thể thì hồ sơ viên chức là gì? Những thông tin liên quan đến loại hồ sơ này mà bạn đọc cần nắm bắt sẽ ra sao? Cùng tuyendung3s.com tìm hiểu ngay trong phạm vi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi nhé!

1. Thông tin chung về hồ sơ viên chức

1.1. Khái niệm về hồ sơ viên chức

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm của loại hồ sơ này. Hồ sơ viên chức là một tập hợp những giấy tờ mà một nhân viên viên chức cần chuẩn bị khi vừa trúng tuyển vào một cơ quan, công ty nào đó. Hồ sơ viên chức sẽ được sử dụng với chức năng là một bộ hồ sơ bắt buộc mà những ai sau khi hoàn thành phỏng vấn đều sẽ được thông báo từ xác nhận của các cơ quan về thành phần, thời gian nộp và hoàn tất toàn bộ thông tin đối với loại hình hồ sơ này.

Hồ sơ viên chức sẽ được xác nhận bởi những cơ quan có thẩm quyền nhất định và được đóng dấu rõ ràng. Về thời hạn thì thông thường sẽ là 30 ngày để ứng viên có thể chuẩn bị tính từ thời điểm nhận được những thông báo về thông tin trúng tuyển viên chức. Đây cũng được coi là đặc điểm mà một hồ sơ viên chức cần đảm bảo khi phải tuân theo những điều khoản, căn cứ mà Pháp luật đặt ra với loại hình hồ sơ này. Vậy cụ thể thì chuẩn bị hồ sơ viên chức sẽ gồm có những thành phần  gì?  Những đối tượng viên chức khi tạo lập hồ swo này là những ai?

Thông tin chung về hồ sơ viên chức
Thông tin chung về hồ sơ viên chức

1.2. Thành phần và đối tượng sử dụng hồ sơ viên chức

1.2.1. Thành phần của hồ sơ cho viên chức

Hồ sơ mà một viên chức cần chuẩn bị sẽ  cần có những thành phần là các loại giấy tờ được các doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu. Đây đều là những giấy tờ mang chức năng và thông tin cần thiết để hoàn chỉnh một bộ hồ sơ. Thành phần đó sẽ bao gồm Bản sao văn bằng, giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên ( nếu có), những chứng chỉ về trình độ chuyên môn (tin học, ngoại ngữ,...). 

Bên cạnh đó thì dựa vào Điều 10 khoản 1 của Thông tư tháng 7/2019/TT- Bộ Nội vụ, hồ sơ viên chức sẽ có một số thành phần cần đến dự xác nhận, quyết định về tuyển dụng của các đơn vị, cơ quan,... Những tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn cho viên chức của mình những thủ tục về việc kiểm tra, kê khai, đối chiếu thông tin. Tất cả những thông tin về kê khai đó sẽ nằm trong thành phần với tên gọi là Phiếu lý lịch tư pháp. Đây là mẫu văn bản có sẵn và được sử dụng với hình thức tuân thủ những quy định của Pháp luật.

Trên thực tế thì đối với mỗi đối tượng khi chuẩn bị hồ sơ viên chức, họ sẽ cần có cho mình những giấy tờ đặc trưng khác bên cạnh những giấy tờ bắt buộc này. Vậy cụ thể những đối tượng đó là ai và thành phần họ cần chuẩn bị là gì?

Thành phần và đối tượng sử dụng hồ sơ viên chức
Thành phần và đối tượng sử dụng hồ sơ viên chức

1.2.2. Những đối tượng sử dụng hồ sơ viên chức

Có hai đối tượng cần phải chuẩn bị hồ sơ viên chức đó là nhân viên viên chức mới được tuyển dụng tại các doanh nghiệp, tổ chức và những viên chức đang trong quá trình làm việc. Đối với viên chức mới được tuyển dụng thì hồ sơ họ cần chuẩn bị sẽ có thêm quyển lý lịch viên chức. Đây là thành phần phản ánh những thông tin của ứng viên mới một cách rõ nét và toàn diện nhất. Trong đó sẽ bao gồm các mối quan hệ như gia đình, nhân thân,... được chính người viên chức đó tự liệt kê, kê khai và giải trình. Những thông tin này sau khi được cung cấp sẽ được chính đơn vị, doanh nghiệp đó thực hiện việc kiểm tra, rà soát để xác minh thông tin cho viên chức mới đó.

Thành phần của hồ sơ cho viên chức
Thành phần của hồ sơ cho viên chức

Ngoài ra thì đối tượng còn cần chuẩn bị những giấy tờ xác nhận về tình trạng sức khỏe để chứng minh mình có đủ năng lực về thể chất để đảm nhận công việc. Giấy tờ này có thể được thay thế bởi Giấy chứng nhận sức khỏe do các cơ quan y tế từ cấp huyện thăm khám và cấp phát cho bạn. Tất nhiên thì yếu tố này sẽ có hiệu lực khi vẫn còn đang trong thời gian còn hạn sử dụng. Bên cạnh đó thì những viên chức mới nhận việc này sẽ cần chuẩn bị thêm giấy tờ như bảng điểm, chứng chỉ cùng những văn bằng chứng minh trình độ về chuyên môn của mình. Đó có thể là những chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị,... Cuối cùng là những đối tượng này cần chuẩn bị Giấy tờ thông báo về Quyết định tuyển dụng, sự xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc xét tuyển bạn đối với vị trí công việc đảm nhiệm.

Tiếp theo là đối với các viên chức đang trong quá trình làm việc. Hồ sơ viên chức sẽ cần được các đối tượng này chuẩn bị để phục vụ cho việc cập nhật thông tin trong hồ sơ. Thành phần trong đó sẽ bao gồm phiếu bổ sung lý lịch cho viên chức, giấy báo về các quyết định bổ nhiệm cho chức vụ mới, việc thăng tiến, khen thưởng hoặc thay đổi bộ phận làm việc.

Những đối tượng sử dụng hồ sơ viên chức
Những đối tượng sử dụng hồ sơ viên chức

Đối với phiếu bổ sung lý lịch thì thì trong đó sẽ mang những thông tin  về sự thay đổi, bổ sung so với phiếu lý lịch được cung cấp trước đây. Giấy tờ này sẽ mang mục đích nhằm xác nhận lại những quyết định mới được công bố cho những cá nhân viên chức này.

Đối với những giấy thông báo về việc bổ nhiệm, thay đổi vị trí thì cũng sẽ được đưa vào hồ sơ viên chức một cách đầy đủ nhất. Đó đều là những căn cứ, cơ sở để các viên chức xác nhận vị trí công tác khi làm việc với từng môi trường nhất định.

Ngoài ra thì nhân viên viên chức đang làm việc cũng sẽ cần cung cấp những văn bản về việc tự kiểm điểm, đánh giá theo từng kỳ (hàng tháng, hàng năm) và có sự xác nhận của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng người lao động. Thành phần này sẽ hỗ trợ quá trình quản lý, công tác và hoàn tất hồ sơ diễn ra hiệu quả hơn.

Hồ sơ cán bộ viên chức
Hồ sơ cán bộ viên chức

2. Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ viên chức trong công việc

Trong quá trình tạo lập hồ sơ viên chức cho mình, những nhân viên sẽ cần đảm bảo một số thông tin lưu ý cần thiết. Đầu tiên là sự đầy đủ về thành phần và sự xác nhận cần thiết. Đa phần những giấy tờ có trong hồ sơ này đều cần đến sự xác nhận của các đơn vị, chính quyền,... Người thực hiện cần tìm hiểu kỹ càng về những giấy tờ có trong hồ sơ để chuẩn bị và xin xác nhận một cách đầy đủ nhất.

Tiếp theo là lưu ý đối với những nội dung mà người viên chức cung cấp. Những thông tin trong giấy tờ được đem đến cần có sự chính xác và tính trung thực cao. Có thể thấy rằng đây là bộ hồ sơ sẽ theo sát bạn trong toàn bộ hành trình làm việc tại các tổ chức, cơ quan. Chính vì vậy việc đảm bảo sự chính xác về thông tin là điều cần thiết cũng như có thể hỗ trỡ quy trình quản lý của cả đôi bên được hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ viên chức trong công việc
Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ viên chức trong công việc

Chia sẻ vừa trên cũng đã khép lại bài viết của chúng tôi về hồ sơ viên chức dành cho bạn đọc. Với những thông tin đem lại, hy vọng quý đọc  giả đã có thêm cho mình những hiểu biết cùng sự rõ ràng hơn về loại hồ sơ này. Chúc bạn đọc sẽ có thật nhiều niềm vui, sức khỏe và đừng quên quay lại với vieclam24h.net.vn để đón đọc những bài viết hấp dẫn khác nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :