Kỹ năng 4C - Tầm quan trọng của những kỹ năng này trong thế kỷ 21

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Minh Trang  

Trong thời đại thế giới toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, tất cả mọi người từ khi còn bé đến lúc lập nghiệp, đều cần trang bị cho bản thân những kỹ năng và kiến thức mới để thành công. Và trong thế kỷ 21, kỹ năng 4C cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy đó là kỹ năng gì, làm thế nào để rèn luyện những kỹ năng đó? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Kỹ năng 4C là gì? 

Kỹ năng 4C là một nhóm kỹ năng quan trọng được tổ chức giáo dục Partnership for 21st Century gồm Ủy Ban Hoạch định chính sách và các nhà giáo dục hàng đầu của Mỹ đề xuất và phát triển. Cùng với sự đóng góp và xây dựng của các nhà lãnh đạo giáo dục, doanh nghiệp trong cộng đồng, Partnership for 21st Century đã hoàn thành nghiên cứu mô hình những kỹ năng cần thiết mà tất cả mọi công dân cần có để thành công trong trường học, công việc và cuộc sống, đó là 4 kỹ năng:

Creativity: Tư duy sáng tạo

Communication: Kỹ năng giao tiếp

Collaboration: Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm

Critical thinking: Tư duy phản biện

Kỹ năng 4C
Kỹ năng 4C là gì? 

Đến nay, kỹ năng 4C đã và đang được áp dụng tại các tổ chức giáo dục lớn trên toàn thế giới. Đã có hơn 800 cơ sở giáo dục, hơn 2000 chuyên gia đào tạo, hơn 1300 tổ chức phi lợi nhuận cùng với hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng kỹ năng 4C để phát triển hoặc làm tiền đề để xây dựng và ứng dụng vào chương trình đào tạo của họ. Với những con số trên, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của 4 kỹ năng này, vậy câu hỏi đặt ra là vì sao nó lại quan trọng đến vậy? 

Kỹ năng 4C
Kỹ năng 4C là gì? 

2. Tầm quan trọng của kỹ năng 4C trong thế kỷ 21

2.1. Creativity - Tư duy sáng tạo 

Nói một cách dễ hiểu tư duy sáng tạo là khả năng sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu ra những điểm mới, phương án mới về lĩnh vực nào đó của một hay nhiều người. 

Không phải bất kỳ một ai sinh ra cũng có tính sáng tạo bẩm sinh, tuy nhiên tư duy sáng tạo có thể rèn luyện được trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc tìm cách để giải quyết vấn đề, thử những điều mà trước đây mình chưa làm,...

Tư duy sáng tạo không có nghĩa là người đó phải trở thành nhà văn hay nghệ sĩ thì mới cần đến mà kỹ năng này xuất hiện ở mọi nơi, nó giúp chúng ta nhìn thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề mà người khác không nhìn thấy được.

Sự sáng tạo của người này có thể là nguồn cảm hứng của người khác. Tư duy sáng tạo là vô tận. Chúng ta thường đi theo một lối mòn có người khác định sẵn, nhưng với sức sáng tạo của bạn biết đâu bạn có thể tìm ra giải pháp tốt hơn.

Tư duy sáng tạo
Creativity - Tư duy sáng tạo

Có một câu nói như này “ Creativity is the practice of thinking outside the box”, câu nói này có nghĩa là “ Tư duy sáng tạo là luyện tập suy nghĩ ở bên ngoài cái hộp”, đó như là một phép ẩn dụ ý muốn nói rằng sáng tạo giúp bạn có những thêm những suy nghĩ độc đáo mới lạ hay có một quan điểm, ý kiến mới hơn. Tư duy sáng tạo giúp cuộc sống có nhiều màu sắc, nhiều ý tưởng thú vị hơn. Nếu không có sáng tạo hẳn cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết chừng nào. 

Tuy nhiên trên thực tế, sẽ tốt hơn nếu biết kết hợp giữa kỹ năng này với kỹ năng khác để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

2.2. Communication - Kỹ năng giao tiếp

Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền tải thông điệp đến người khác một cách tốt nhất. Đồng thời tiếp nhận thông điệp một cách chủ động để thúc đẩy quá trình giao tiếp hai chiều. 

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người, thông qua giao tiếp chúng ta mới hiểu được thông điệp mà người nói cũng như người nghe muốn truyền tải. 

Giao tiếp giúp chúng ta tạo dựng mối quan hệ trong cộng đồng, là gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp. Thông qua giao tiếp trò chuyện, chúng ta sẽ dễ dàng đồng cảm, chia sẻ với nhau, tạo ra sợi dây liên kết để hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Các mối quan hệ là tiền đề để chúng ta có thể phát triển trong sự nghiệp và có một cuộc sống ổn định. 

Kỹ năng giao tiếp
Communication - Kỹ năng giao tiếp

Trong công việc, giao tiếp cho chúng ta cơ hội để chia sẻ những ý tưởng, quan điểm với sếp hay đồng nghiệp. Sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt được thông tin dễ hiểu, giải quyết công việc dễ dàng, điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết cách để giao tiếp một cách hiệu quả, phù hợp với ngữ cảnh và chính xác vấn đề được đề cập đến, mang lại hiệu quả trong công việc và năng suất cao cho công ty.

2.3. Collaboration - Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm

Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa những thành viên trong một nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên trong nhóm để thúc đẩy hiệu quả của công việc.

Tục ngữ có câu nói  “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thật vậy, con người là sinh vật có tính cộng đồng cao. Khi ở cạnh nhau, chúng ta có thể tạo ra nhiều niềm vui, hạnh phúc cho nhau. Duy trì trạng thái này có thể giúp chúng ta tìm thấy được nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống, tạo ra hiệu quả trong công việc cũng như các mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
Collaboration - Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm

Hợp tác và làm việc nhóm cùng nhau giúp những thành viên trong nhóm có thể nhìn ra được ưu và nhược điểm của chính bản thân họ hay những thành viên còn lại. Làm việc nhóm còn là nơi để tương trợ lẫn nhau, cùng nhau giải quyết một vấn đề hay một dự án nào đó. Vì thế phát huy được điểm mạnh của từng thành viên sẽ giúp nhóm làm việc hiệu quả tăng làm việc, đồng thời khắc phục điểm yếu để mỗi thành viên ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. 

2.4. Critical thinking - Tư duy phản biện

Tư duy phản biện được hiểu là khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý, nhận biết được mối liên hệ logic giữa các ý tưởng với nhau. 

Trong quá trình tiếp nhận vấn đề, chúng ta sẽ dùng tư duy phản biện để phân tích đánh giá vấn đề, đi từ giả thiết đến kết luận và ngược lại. Tư duy phản biện thúc đẩy tính chủ động của bản thân trong suy nghĩ, rèn luyện tốt khả năng tư duy phản biện, bạn sẽ phản biện lại ý kiến người khác để nêu ra quan điểm của bản thân. Tuy nhiên không được nhầm lẫn giữa phản biện và tranh cãi, chỉ trích. Mặc dù phản biện có những lúc là vạch trần những thiếu sót lỗi sai của vấn đề nhưng phản biện ở đây là để đưa ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. 

Tư duy phản biện
Critical thinking - Tư duy phản biện

Tư duy phản biện giúp chúng ta thu thập được kiến thức, củng cố khả năng lập luận, khả năng tiếp cận vấn đề, tính tỉ mỉ, cẩn trọng khi tiếp nhận một vấn đề, suy nghĩ thấu đáo để đưa ra kết luận đúng đắn mang lại hiệu quả tốt.

Một người có tư duy phản biện tốt luôn xuất hiện nhiều yếu tố hoài nghi. Điều này rất quan trọng trong thế kỷ 21, khi công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, việc xác thực sự chính xác của những thông tin đưa lên internet chưa bao giờ khó hơn thế. Nhờ lối tư duy này, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát và toàn diện khi tiếp nhận thông tin mới. 

Trang bị cho bản thân một kỹ năng mới đồng nghĩa với việc bạn đang mở ra cho bản thân mình một cơ hội mới. Thật vậy với kỹ năng 4C và tầm quan trọng của nó, khi bạn kết hợp được 4 khả năng này lại với nhau, con đường đi đến thành công của bạn đang ở rất gần.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :