Cách viết kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng trong CV xin việc

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Hương Anh  

Kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng là những kỹ năng cần phải có để hoàn thành những nội dung khác nhau trong công việc này. Nếu thiếu đi những kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc chăm sóc khách hàng, có thể hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay từ “vòng gửi xe”. Vậy đâu là những kỹ năng cần thiết để ứng tuyển cho công việc chăm sóc khách hàng? Làm thế nào để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng và những gì có thể bạn chưa biết

1.1. Hiểu đúng về kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng

Không giống như kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng liên quan đến một số lĩnh vực nhất định như toán học, khoa học, thống kê, tâm lý học… Khi viết CV xin việc chăm sóc khách hàng, bạn cần liệt kê ra những kỹ năng này nhằm chứng tỏ mình có khả năng hoàn thành tốt công việc tại vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Hiểu đúng về kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng
Hiểu đúng về kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng

Thông thường, các kỹ năng chuyên môn sẽ được liệt kê dưới dạng danh sách bằng các gạch đầu dòng. Đôi khi, bạn có thể khiến cho CV của mình trở nên nổi bật hơn bằng cách miêu tả chi tiết hơn về mức độ thành thạo hoặc đưa một số kỹ năng mà bạn giỏi nhất vào trong phần kinh nghiệm làm việc (tất nhiên là sau đó bạn vẫn có thể liệt kê lại chúng trong phần kỹ năng làm việc).

1.2. Kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng trong CV

Nếu coi ứng tuyển và phỏng vấn xin việc là một cơ hội giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, thì những kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng phù hợp có thể khiến “món hàng” có giá trị hơn rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng. Chính vì vậy mà đối với những công việc cần có kỹ năng như chăm sóc khách hàng, bạn cần làm nổi bật phần thông tin này trong CV xin việc.

Mặc dù có một số kỹ năng chuyên môn có thể sẽ phù hợp với tất cả các vị trí chăm sóc khách hàng, tuy nhiên bạn vẫn cần đọc kỹ tin tuyển dụng để xác định xem nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những gì ở một ứng viên tiềm năng. Từ đó, ưu tiên những kỹ năng chuyên môn phù hợp nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Bạn cần đọc kỹ tin tuyển dụng
Bạn cần đọc kỹ tin tuyển dụng

Ngoài ra, nếu bạn lo lắng rằng những ứng viên khác cũng có thể sở hữu những kỹ năng chuyên môn giống mình và điều này làm mất đi lợi thế của bạn, thì bạn có thể liệt kê thêm những kỹ năng mềm. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ chỉ bàn luận đến kỹ năng chuyên môn.

1.3. Làm thế nào để liệt kê kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng trong CV?

Nhà tuyển dụng chỉ dành ra chưa đến 1 phút để lướt nhanh qua các thông tin trong CV của ứng viên. Với khoảng thời gian như vậy, bạn cần phải biết cách để họ có thể nhanh chóng “quét” thấy được kỹ năng chuyên môn trong CV. Sau đây là một số mẹo giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng trong CV xin việc.

1.3.1. Vị trí cho phần kỹ năng làm việc

Kỹ năng chuyên môn rõ ràng là một ưu thế cá nhân của bạn. Chính vì vậy hãy mạnh dạn thể hiện ưu thế này , cũng như sự tự tin của bạn. Hãy đặt kỹ năng làm việc ở phần đầu của CV xin việc chăm sóc khách hàng. Thậm chí bạn có thể đặt ở ngay phần đầu tiên, trước cả kinh nghiệm làm việc.

Làm nổi bật lên những kỹ năng chuyên môn của bạn
Làm nổi bật lên những kỹ năng chuyên môn của bạn

1.3.2. Đan xen kỹ năng chuyên môn vào trong kinh nghiệm làm việc

Bên cạnh phần kỹ năng làm việc, bạn còn có thể đan xen kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng vào trong phần kinh nghiệm làm việc. Trong mỗi công việc bạn đã từng làm, bạn không nên sử dụng các gạch đầu dòng để liệt kê ra những nhiệm vụ mình đã từng đảm nhiệm. Làm như vậy ngoài tác dụng cung cấp thông tin tham khảo ra thì chẳng có thêm tác dụng gì.

Thay vào đó, hãy nêu bật lên những thành tích trong công việc trước đây của bạn. Từ đó bạn có thể thêm vào kỹ năng chuyên môn của mình và chứng minh rằng bạn biết cách áp dụng có hiệu quả những kỹ năng chuyên môn ấy. Nhà tuyển dụng sẽ hình dung được bạn có thể làm những gì và bạn còn có thể làm tốt hơn thế nếu được tuyển dụng.

Chẳng hạn, bạn có thể đề cập đến cách bạn sử dụng kỹ năng đàm phán và thuyết phục để giải quyết khiếu nại của khách hàng và giảm thiểu tỷ lệ khách hàng trả lại sản phẩm.

Đan xen kỹ năng chuyên môn vào trong kinh nghiệm làm việc
Đan xen kỹ năng chuyên môn vào trong kinh nghiệm làm việc

1.3.3. Đề cập đến kỹ năng chuyên môn trong phần giới thiệu bản thân

Có một cách khách để làm nổi bật lên những kỹ năng chuyên môn của bạn trong CV xin việc chăm sóc khách hàng đó là lựa chọn ra những kỹ năng mà bạn thành thạo nhất để đề cập đến trong phần giới thiệu bản thân. Phần này được viết một cách ngắn gọn và đặt ở đầu CV, vì vậy nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng quan sát thấy. Đây là một chiến lược hoàn hảo nếu bạn muốn nhấn mạnh đến các kỹ năng của mình.

2. Những kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng đắt giá nhất

Như vậy, bạn đã hiểu được cách để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng. Vậy đâu là những kỹ năng được đánh giá cao nhất mà bạn nên đề cập đến trong CV?

- Kỹ năng thuyết phục: Thuyết phục được tất cả những người trong ngành nghề dịch vụ chăm sóc khách hàng công nhận là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Đây là kỹ năng giúp bạn biến đổi những khách hàng khiếu nại thành những khách hàng trung thành nhất và chính họ sẽ là những người quảng cáo cho thương hiệu hoặc công ty của bạn.

Kỹ năng thuyết phục là một trong những kỹ năng quan trọng nhất
Kỹ năng thuyết phục là một trong những kỹ năng quan trọng nhất

Khách hàng cũng sẽ sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn vào các sản phẩm của một thương hiệu nếu họ nhận được những trải nghiệm dịch vụ khiến họ hài lòng.

- Luôn giữ bình tĩnh và thái độ tích cực

Khách hàng có thể phàn nàn rất nhiều về sản phẩm với thái độ tiêu cực. Tuy nhiên, với tư cách là một nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn không được để bản thân bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của khách hàng. Bạn cần phải giữ thái độ bình tĩnh và đồng cảm với khách hàng theo hướng lạc quan nhất. Những lời nói khéo léo cùng với thái độ tích cực và thiện chí có thể điều hướng cuộc trò chuyện theo chiều hướng tốt hơn.

- Kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe hiệu quả không phải chỉ là nghe và ghi chép lại khiếu nại của khách hàng, mà bạn cần phải dành nhiều thời gian cho họ để tìm hiểu ngọn ngành vấn đề và biểu thị cho họ biết rằng bạn đang rất chú ý đến những gì họ nói.

Lắng nghe giúp xây dựng niềm tin nơi khách hàng
Lắng nghe giúp xây dựng niềm tin nơi khách hàng

Bạn có thể diễn đạt lại vấn đề theo lời của mình và hỏi lại khách hàng xem đó có phải những gì họ muốn nói không. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy bạn đang lắng nghe và thực sự muốn hiểu những gì họ nói.

Qua những chia sẻ trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu được những mẹo để tận dụng hết giá trị của kỹ năng chuyên môn chăm sóc khách hàng và cách để khiến CV xin việc của bạn trở nên khác biệt. Kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe hiệu quả và khả năng giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc chính là những kỹ năng chăm sóc khách hàng đắt giá nhất mà bạn có thể đề cập đến trong CV của mình.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :