Những kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược cần nắm vững là gì?

Theo dõi tuyendung3s tại

Diệp Nhi  

Đối với việc làm trong ngành y dược có lẽ vị trí trưởng khoa dược là vị trí mà khá nhiều người quan tâm tới. Và để trở thành một người trưởng khoa giỏi thì những kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược là gì? Làm thế nào để hình thành các kỹ năng đó? Tuyendung3s.com sẽ trả lời và bật mí ngay cho bạn những thông tin quan trọng trên.

1. Một vài thông tin cơ bản cần biết về trưởng khoa dược

1.1. Trưởng khoa dược là làm gì? 

Trưởng khoa dược là gì ?
Trưởng khoa dược là gì ?

Trưởng khoa dược được biết đến là người đứng đầu trong khoa với trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động cũng như nhân viên trong khoa thực hiện các công việc liên quan đến chuyên ngành. 

Đây là người đóng vai trò quan trọng bởi họ sẽ là người chỉ đạo, giám sát các hoạt động của bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và xây dựng hệ thống khoa phát triển ổn định. Trưởng khoa dược cũng là người lên kế hoạch, sắp xếp, đào tạo và đánh giá năng lực của nhân viên thông qua các hoạt động nghiên cứu dược phẩm, nghiên cứu các hoạt động phản ứng của thuốc…

1.2. Vai trò của trưởng khoa dược 

Vai trò của trưởng khoa dược
Vai trò của trưởng khoa dược 

- Đối với bệnh viện thì trưởng khoa dược sẽ giống như một cơ quan đầu não thu nhỏ, nơi hội tụ các vấn đề liên quan đến việc cung ứng dược phẩm, các hiệu quả về thuốc nhằm đem đến sự an toàn chi người tiêu dùng khi sử dụng.

- Đối với bệnh nhân thì họ không chỉ là người lãnh đạo, quản lý khoa mà còn là người thầy thuốc đáng quý. Trưởng khoa dược sẽ tiến hành nghiên cứu và thảo luận cùng bác sĩ để nghiên cứu và phát triển đa dạng các công tác cung ứng sản phẩm để đem lại nguồn cung ứng dồi dào và tốt nhất cho bệnh nhân và người tiêu dùng. 

Bên cạnh vai trò thì cũng sẽ gắn liền với trách nhiệm mà trưởng khoa dược cần phải nắm đó là: 

- Chịu mọi trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về các hoạt động của khoa, công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàn và nhà thuốc của bệnh viện.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động trong khoa, kiểm kê kiểm soát lượng sản phẩm cung ứng.

- Theo dõi và thực hiện việc kiểm tra bảo quản thuốc; kiểm tra và đánh giá chất lượng thuốc kỹ lưỡng. 

- Thông tin kịp thời các sản phẩm mới. Hướng dẫn sử dụng an toàn và có hiệu quả các loại thuốc có trong bệnh viện, nhà thuốc. 

- Quản lý các hoạt động mang tính chuyên môn của bệnh viện

- Thực hiện các công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp các kiến thức chuyên môn cho nhân viên cấp dưới. 

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác được giao theo chỉ thị của cấp trên. 

Trưởng khoa dược phải là những người có bằng dược sĩ đại học trở lên do vậy mà họ sẽ luôn có những kỹ năng chuyên môn nhất định để thực hiện các đầu việc một cách bài bản, chỉnh chu và chuyên nghiệp nhất. Thế nhưng bên cạnh việc đáp ứng trình độ chuyên môn giỏi thì người trưởng khoa dược cũng cần sở hữu những kỹ năng chuyên môn nhất định nhằm nâng cao trình độ và khả năng cơ hội việc làm hơn trong ngành dược. 

2. Các kỹ năng chuyên môn cần có của một người trưởng khoa dược 

Mỗi ngành nghề đều có những kỹ năng căn bản và cần thiết nhằm đáp ứng tính chất công việc và sự thay đổi hàng ngày của cuộc sống nên mọi vấn đề liên quan đến ngành y dược. 

2.1. Kỹ năng quản lý quá trình cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc

Kỹ năng quản lý sự cung ứng, bảo quản và sử dụng
Kỹ năng quản lý sự cung ứng, bảo quản và sử dụng 

Việc nghiên cứu các loại thuốc men và các chế phẩm sinh học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị và chữa bệnh cho con người. Việc cung ứng các sản phẩm thuốc men đúng sẽ hỗ trợ tối đa quá trình hiệu quả trong hoạt động điều trị trong lĩnh vực y tế. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng gây ra những hệ lụy khôn lường và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh nhân và đơn vị cung ứng sẽ phải chịu trách nhiệm vô cùng nặng nề. 

Do vậy quá trình cung ứng các sản phẩm phải được đảm bảo từ những khâu làm việc đầu tiên, tất cả đều phải được tổ chức và sử dụng một cách có hiệu quả và mang tính chính xác cao. 

Trưởng khoa dược sẽ luôn phải đảm bảo rằng quá trình này diễn ra thuận lợi, đủ số lượng, đủ loại cho đúng đơn vị tiếp nhận, chất lượng an toàn và đáp ứng đúng nhu cầu trong việc điều trị cho bệnh nhân. 

2.2. Kỹ năng kiểm tra, bảo quản dược phẩm an toàn

Kỹ năng kiểm tra, bảo quản dược phẩm
Kỹ năng kiểm tra, bảo quản dược phẩm 

Mỗi loại dược phẩm đều có những cách bảo quản riêng đòi hỏi người điều chế thuốc phải có trách nhiệm bảo quản an toàn. Người trưởng khoa dược sẽ là người am hiểu nhất về loại thuốc cũng như quy trình bảo quản, do vậy cần có sự kiểm tra thường xuyên dược phẩm trong kho, có sự chọn lọc và sắp xếp và phân chia hợp lý đối với từng loại dược phẩm. Trưởng khoa cũng cần nhắc nhở nhân viên thực hiện việc bảo quản đúng quy trình, tránh gây ra những tổn thất không đáng có bởi để điều chế ra một loại thuốc hay một chế phẩm sinh học tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Đồng thời việc bảo quản tốt cũng sẽ giúp các dược phẩm phát huy được đúng tác dụng của nó.

2.3. Kỹ năng tham gia hội chuẩn, chẩn đoán bệnh  

Kỹ năng tham gia hội chuẩn, chẩn đoán bệnh
Kỹ năng tham gia hội chuẩn, chẩn đoán bệnh 

Trưởng khoa dược cũng giống như một người bác sĩ, cũng cần có khả năng chẩn đoán bệnh để từ đó lên kế hoạch, xác định các loại thuốc hay chế phẩm sinh học để điều chế và kê đơn cho phù hợp. Bởi việc sử dụng một phương thuốc sẽ có tác dụng tất lớn đến bệnh nhân trong việc điều trị. Để có thể điều chế ra loại thuốc phù hợp, người trưởng khoa cần có đầy đủ kiến thức chuyên môn cùng với việc xác định tính chính xác trong việc sử dụng liều lượng thuốc dành cho bệnh nhân và hạn chế những tác dụng phụ nhất có thể. 

2.4. Kỹ năng nghiên cứu và điều chế dược phẩm 

Đây là kỹ năng thể hiện chính xác kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược sĩ. Ngành dược đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chế ra các loại chế phẩm, dược phẩm sinh học mới nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân. Đồng thời việc nghiên cứu sử dụng các loại dược phẩm cũng rất quan trọng, mỗi loại dược phẩm sẽ có những chức năng và công dụng điều trị khác nhau, chỉ cần thay đổi liều lượng sử dụng đã có thể thay đổi hiệu quả của thuốc. Do vậy quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng sẽ đem lại những kết quả đáng ngờ.

Kỹ năng nghiên cứu và điều chế dược phẩm
Kỹ năng nghiên cứu và điều chế dược phẩm 

 

2.5. Các kỹ năng liên quan khác

Bên cạnh xây dựng nền tảng kỹ năng chuyên môn tốt, người trưởng khoa dược cũng cần có những kỹ năng mềm nhằm hỗ trợ tối đa trong quá trình làm việc.

Các kỹ năng cơ bản khác
Các kỹ năng cơ bản khác 

- Kỹ năng quản lý nhân sự: việc quản lý tốt nhân sự sẽ giúp quá trình phân công, hướng dẫn công việc trở nên có hiệu quả, phân đúng người làm đúng việc sẽ tối ưu hóa được quá trình làm việc cũng như tăng được tinh thần làm việc tự chủ của mỗi cá nhân. 

- Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp giống như công cụ giúp người trưởng khoa có thể dễ dàng phối hợp tốt và thoải mái với nhân viên trong quá trình thực hiện công việc đồng thời nó cũng giúp ích trong việc lắng nghe những tâm tư, suy nghĩ của bệnh nhân.  

- Kỹ năng lập kế hoạch: việc điều chế các sản phẩm luôn phải rõ ràng và thực hiện theo đúng chu trình, do vậy người trưởng khoa dược cần có sự sắp xếp kế hoạch làm việc hợp lý, bài bản và có khoa học để đảm bảo tiến độ công việc. 

Như vậy để trở thành một người làm việc chuyên nghiệp, ngoài việc nắm vững các kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược thì cũng cần có những kỹ năng cơ bản liên quan nhằm hỗ trợ và phối hợp có hiệu quả, nghiên cứu và điều chế ra được những dược phẩm, chế phẩm sinh học có hiệu quả dành cho mọi bệnh nhân.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :