Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch 3 đời đầy đủ và chi tiết

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyên Nhung  

Hẳn nhiều người đã biết đến sơ yếu lý lịch rồi, nhưng bạn đã bao giờ nghe nói đến mẫu sơ yếu lý lịch 3 đời hay chưa? Bạn có biết nó được dùng trong trường hợp nào và cách để hoàn thành nó không? Hãy tham khảo bài hướng dẫn của tuyendung3s.com để tìm hiểu rõ hơn nhé.

1. Mẫu sơ yếu lý lịch 3 đời là gì và dùng trong trường hợp nào?

Sơ yếu lý lịch 3 đời là bản kê khai thông tin lý lịch của người thân trong phạm vi 3 đời của người kê khai, cả bên nội lẫn bên ngoại, bao gồm ông bà nội ngoại, cô dì chú bác nội ngoại, bố mẹ và anh chị em ruột. 

Thông thường trong các công việc kê khai thủ tục giấy tờ, chúng ta chỉ cần làm sơ yếu lý lịch cá nhân chứ không tra xét sâu đến 3 đời. Mẫu lý lịch 3 đời này dùng trong trường hợp các bạn muốn kết hôn với người thuộc lực lượng vũ trang (người làm trong công an hoặc quân đội), bởi vì một số yêu cầu đặc thù và khắt khe trong ngành, cho nên khi kết hôn với người trong ngành công an thì cơ quan chức năng cần thẩm tra lý lịch cụ thể từ đời ông bà bạn, bố mẹ bạn và bản thân bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trình bày sơ yếu lý lịch tự thuật mẫu 3

2. Mục đích của sơ yếu lý lịch 3 đời

Bởi vì yêu cầu đặc thù của ngành nên không chỉ người thuộc lực lượng vũ trang phải đảm bảo lý lịch 3 đời trong sạch, mà ngay cả vợ hoặc chồng của họ cũng vậy. Chỉ khi lý lịch 3 đời minh bạch, rõ ràng thì người chiến sĩ mới đảm bảo độ tin cậy của bản thân, chắc chắn rằng họ không chịu sự xúi giục của các thế lực xấu.

Kết hôn với công an
Kết hôn với công an

Theo đó, nếu muốn được kết hôn với công an, bộ đội thì sơ yếu lý lịch 3 đời của bạn phải không vi phạm một trong những điều kiện dưới đây:

- Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến, ngụy quyền Sài Gòn.

- Cha mẹ hoặc bản thân có tiền án tiền sự, đang trong thời gian chấp hành án tù.

- Gia đình hoặc bản thân theo đạo Hồi, Thiên Chúa, Tin Lành, Cơ Đốc,…

- Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (gốc Trung Quốc).

- Cha mẹ hoặc bản thân là người ngoại quốc, kể cả trường hợp đã nhập quốc tịch Việt Nam.  

Quy định nghiêm ngặt khi kết hôn với công an
Quy định nghiêm ngặt khi kết hôn với công an

Ngành công an bộ đội có những tiêu chuẩn quy định hết sức nghiêm ngặt. Nếu sơ yếu lý lịch 3 đời của bạn có điều nào không phù hợp với quy chế của ngành công an thì con đường sự nghiệp của vợ hoặc chồng bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vợ hoặc chồng bạn có thể có nguy cơ bị kỷ luật không được thăng chức, hoặc thậm chí là đuổi khỏi ngành, tùy theo quy định nội bộ của quân đội công an.

Xem thêm: Công chức, viên chức là gì? Những dấu hiệu nhận biết công chức, viên chức

3. Cách viết tờ khai sơ yếu lý lịch 3 đời

Phía bên trái góc trên cùng của bản kê khai sơ yếu lý lịch 3 đời ô để dán ảnh của bạn, hãy chuẩn bị ảnh chân dung của bản thân bạn, cỡ ảnh 3x4 cm, theo đúng tiêu chuẩn chuyên nghiệp để dán vào ô này.

Sơ yếu lý lịch của 3 thế hệ
Sơ yếu lý lịch của 3 thế hệ

Tờ kê khai này cũng yêu cầu cung cấp các thông tin giống như tờ kê khai lý lịch cá nhân, chỉ khác nhau ở chỗ nó không đi sâu tường tận vào lý lịch cá nhân của bạn mà yêu cầu thông tin chi tiết liên quan đến người thân của bạn. Bố cục của bản kê khai sơ yếu lý lịch 3 đời gồm có 3 phần, đó là: Thông tin lý lịch của người kê khai, tình hình kinh tế - chính trị bên nội và bên ngoại, tình hình kinh tế - chính trị của gia đình người kê khai.

3.1. Thông tin lý lịch của người kê khai

Đầu tiên, đối với phần thông tin lý lịch của bản thân người kê khai. Bạn sẽ cần điền các mục nội dung liên quan đến thông tin cá nhân của mình như sau:

Kê khai lý lịch bản thân
Kê khai lý lịch bản thân

- Họ và tên: Ghi đầy đủ cả họ lẫn tên của bạn đúng như họ tên ghi trong chứng minh thư/căn cước, không tự ý thêm bớt tên hay ghi biệt danh. Lưu ý họ và tên cần phải được viết bằng chữ in hoa, ví dụ: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, TRẦN VĂN MẠNH.

- Ngày sinh: Ghi ngày tháng năm sinh đúng như thông tin khai trong chứng minh thư/căn cước, ghi bằng chữ số Ả Rập theo dạng ngày/tháng/năm (ví dụ: 24/5/1993), không đảo lộn thứ tự hoặc viết bằng chữ.

- Quê quán: Thường quê quán sẽ là quê của bố, cũng có trường hợp đặc biệt là quê của mẹ, nếu băn khoăn không biết ghi như thế nào thì bạn có thể ghi theo nguyên quán ghi trong chứng minh thư/căn cước.

- Trú quán: Ghi đầy đủ địa chỉ nơi bạn đang sinh sống thường xuyên, cố định.

- Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc của bạn. Ví dụ: Kinh, Mường, Dao, Tày,…

- Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo cụ thể nào đó thì viết rõ tên tôn giáo (ví dụ: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo,…), trong trường hợp không theo bất cứ tôn giáo nào thì viết là “Không”.

- Trình độ văn hóa: Ghi cấp học văn hóa mà bạn đã hoàn thành, ví dụ: 12/12 chính quy.

- Đã kết nạp vào Đoàn, vào Đảng hay chưa, Nnu có thì ghi cụ thể “Đã kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh vào ngày xx/yy/zzzz. Nơi kết nạp là….”

- Trình độ chuyên môn: Ghi bậc học chuyên môn cao nhất mà bạn đã hoàn thành, thuộc chuyên ngành nào. Ví dụ: Cử nhân Tin học, Thạc sĩ Vật lý,…

- Nghề nghiệp: Ghi nghề nghiệp của bạn, trong trường hợp bạn từng làm nhiều nghề hoặc đang làm nhiều nghề khác nhau, vậy thì hãy ghi công việc chính hiện tại của bạn.

3.2. Tình hình kinh tế - chính trị bên nội và bên ngoại

Hai phần tiếp theo là khai báo tình hình kinh tế - chính trị của gia đình bên nội và bên ngoại, các mục nội dung bạn phải điền ở hai phần cho bên nội và bên ngoại đều giống nhau, bao gồm thông tin về ông bà nội ngoại và ông bà sinh được bao nhiêu người con, thông tin về những người con ruột của ông bà, tức anh chị em ruột của bố mẹ bạn. Bạn sẽ cần điền các mục nội dung liên quan đến tình hình kinh tế - chính trị hai bên nội ngoại như sau:

Thông tin hai bên nội ngoại
Thông tin hai bên nội ngoại

- Họ và tên người thân: Ở đây bạn cũng cần ghi đầy đủ họ và tên người thân bằng chữ cái in hoa, theo đúng quy tắc như khi ghi họ tên của mình.

- Năm sinh: Ghi năm sinh của người thân bằng số, một số người lớn tuổi không nhớ chính xác năm sinh của mình, trong trường hợp này bạn cứ ghi theo năm sinh mà họ thường xuyên sử dụng trong thủ tục giấy tờ.

- Năm mất: Trong trường hợp người thân của bạn đã qua đời, ghi rõ năm mất của họ bằng số. Nếu người thân vẫn còn sống thì có thể bỏ qua không cần ghi mục này.

- Quê quán: Viết nguyên quán của người thân, quê của họ có thể khác của bạn, trong trường hợp ông bà là người chuyển từ nơi khác đến.

- Trú quán: Viết rõ địa chỉ mà hiện tại người thân đang sinh sống ổn định, thường xuyên.

- Dân tộc: Ghi tên dân tộc của người thân, thường dân tộc của người thân cũng giống với dân tộc của bạn.

- Tôn giáo: Ghi tên tôn giáo của người thân, nếu không theo tôn giáo nào thì ghi là “Không”.

- Kinh tế: Nếu thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo thì viết rõ vào trong mục này, còn nếu gia đình không thuộc hộ nghèo thì viết là “Đủ ăn”.

- Tóm tắt tình hình kinh tế - chính trị: Viết khái quát những dấu mốc quan trọng liên quan đến kinh tế - chính trị trong cuộc đời họ. Bao gồm ngày nhỏ sinh sống học tập ra sao, lớn lên làm gì để sống, có danh hiệu hay kỷ luật gì không, có gia nhập Đảng không, có chấp hành pháp luật của Nhà nước và đường lối của Đảng không, nếu người thân đã mất thì ghi rõ năm mất và lý do mất.

Ví dụ: Tóm tắt về ông nội là Từ nhỏ được gia đình nuôi ăn học, lớn lên tham gia nghĩa vụ quân sự, kết thúc nghĩa vụ xuất ngũ về quê xây dựng gia đình, mưu sinh bằng nghề nông, kinh tế đủ ăn. Chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những quy định tại địa phương.

Xem thêm: Quy trình xin xác nhận sơ yếu lý lịch nhanh chóng theo đúng quy định

3.3. Tình hình kinh tế - chính trị của gia đình

Phần tiếp sau đó là kê khai thông tin về gia đình bạn, bao gồm bố mẹ và anh chị em ruột của bạn, các mục cần điền giống hệt như kê khai tình hình kinh tế - chính trị của hai bên nội ngoại. Kể cả trong trường họp cha mẹ đã ly hôn hay ly thân thì vẫn phải kê khai đầy đủ.

Đến đây bạn đã hoàn thành xong việc khai báo thông tin lý lịch của gia đình mình trong 3 đời, để đảm bảo bản kê khai của mình là chính xác, đúng sự thật thì bạn phải ký và ghi rõ họ tên của mình vào bên dưới.

Hoàn thành bản lý lịch 3 đời tốt nhé
Hoàn thành bản lý lịch 3 đời tốt nhé

Mẫu sơ yếu lý lịch 3 đời là một loại giấy tờ rất quan trọng, vậy nên hãy chắc chắn bạn đã trình bày mạch lạc rõ ràng, không mắc lỗi sai chính tả hay tẩy xóa. Sau bài viết này, hẳn bạn đã có thể tự viết được sơ yếu lý lịch 3 đời một cách chính xác và đúng quy chuẩn, chúc bạn hoàn thành tốt việc kê khai của mình.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :