Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Hương Anh  

Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thường khá chủ quan và bỏ qua hoặc viết phần mục tiêu nghề nghiệp rất qua loa trong CV xin việc chuyên viên quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, đó chính là một sai lầm rất lớn và có thể là nguyên nhân nhà tuyển dụng không hồi âm lại cho bạn. Mục tiêu nghề nghiệp được viết tốt sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một ứng viên tiềm năng. Cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng qua bài viết sau đây nhé!

1. Hiểu đúng về mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng

1.1. Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp cũng tương tự như chuyên mục quảng cáo về bản thân ứng viên. Bạn vừa phải viết ngắn gọn, lại vừa phải truyền tải đủ những thông điệp cần thiết để chứng minh bản thân đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra.

Mục tiêu nghề nghiệp cũng tương tự như chuyên mục quảng cáo về bản thân
Mục tiêu nghề nghiệp cũng tương tự như chuyên mục quảng cáo về bản thân

Quả thực, đây là một đề mục không hề dễ viết. Hơn nữa phần này còn nằm ở đầu CV, đòi hỏi bạn phải dành khá nhiều tâm huyết nếu muốn làm tốt. Mục tiêu nghề nghiệp không chỉ nói về mục tiêu mà bạn tự đặt ra cho mình trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp cũng phải khái quát về bạn với những ưu thế nổi bật nhất.

Hiểu một cách đơn giản hơn, khi viết phần này, bạn không chỉ phải đề cập đến những gì bạn mong muốn đạt được trong công việc, mà còn phải đề cập đến vị trí công việc bạn ứng tuyển và đưa thêm vào 2 – 3 lợi thế của bản thân.

Nếu bạn chưa có hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quan hệ khách hàng thì mục tiêu nghề nghiệp chính là “cứu cánh” cần thiết để CV của bạn nhìn đỡ trống trải hơn.

1.2. Phân tích cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng

1.2.1. Cách viết đúng

Như vậy, bạn đã nắm rõ được những yêu cầu chung khi viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng quan sát hai ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc chuyên viên quan hệ khách hàng nhé!

Phân tích cách viết mục tiêu nghề nghiệp
Phân tích cách viết mục tiêu nghề nghiệp

Ví dụ:

“Tốt nghiệp trường Đại học X chuyên ngành Tài chính, tham gia một khóa học thấu hiểu tâm lý tâm lý khách hàng và từng có kinh nghiệm làm việc 4 năm trong vai trò chăm sóc khách hàng tại công ty S, tôi đang tìm kiếm công việc Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại công ty Y để sử dụng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình nhằm hoàn thành xuất sắc công việc và tìm kiếm cơ hội thăng tiến.”

Trong ví dụ trên, người viết chủ động đề cập đến chuyên ngành tại trường đại học để mang lại lợi thế ban đầu về chuyên môn cho bản thân. Tiếp theo, người viết đề cập đến kinh nghiệm làm việc. Đây là ưu thế riêng để cạnh tranh với những ứng viên khác.

Hơn nữa công việc chuyên viên chăm sóc khách hàng rất cần người có kinh nghiệm đảm nhiệm. Cuối cùng là người viết hứa hẹn sẽ đóng góp cho công ty và đặt ra mục tiêu để chứng minh động lực làm việc của bản thân. Như vậy là chỉ thông qua 5 dòng, người viết đã hoàn thành tất cả những yêu cầu của phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

Bạn cần biết rõ những ưu thế cạnh tranh riêng biệt của bản thân
Bạn cần biết rõ những ưu thế cạnh tranh riêng biệt của bản thân

1.2.2. Cách viết chưa đúng

Chúng ta hãy tham khảo thêm một ví dụ khác về những sai lầm khi viết mục tiêu nghề nghiệp.

Ví dụ:

“Tìm kiếm công việc chuyên viên quan hệ khách hàng để có thể áp dụng kỹ năng và chuyên môn đã được đào tạo trong  trường đại học. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ khách hàng, nhưng tôi có niềm tin và luôn muốn tạo ra sự khác biệt.”

Ở đây người viết chỉ đề cập duy nhất đến những mong muốn của mình trong công việc. Lượng thông tin cung cấp như trên là chưa đủ để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu viết như thế này thì hồ sơ của bạn sẽ bị đánh đồng với hồ sơ của những ứng viên khác và cơ hội được mời tham gia phỏng vấn là không cao.

Bạn cần chứng minh mình có thể làm tốt công việc được giao
Bạn cần chứng minh mình có thể làm tốt công việc được giao

2. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng phù hợp nhất với sinh viên mới ra trường hoặc những người chuyển ngành, chuyển nghề. Hãy tham khảo những hướng dẫn sau đây để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp và ấn tượng nhất nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp được đặt ở phần đầu CV nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bắt buộc phải hoàn thành phần này trước khi viết những phần khác. Nếu chưa có ý tưởng để viết, bạn hoàn toàn có thể hoàn thiện phần này sau cùng sau khi đã hoàn thành những phần khác và có nhiều ý tưởng viết hơn.

Bạn có thể lựa chọn ra những ý tưởng hay nhất từ phần kinh nghiệm làm việc và kỹ năng để đưa vào mục tiêu nghề nghiệp. Cách viết chung chung như: “Tôi đang tìm kiếm một công việc đầy thách thức, nơi tôi có thể phát triển kỹ năng làm việc của mình” đã không còn phù hợp. Bạn cần phải chứng minh về những gì bạn có thể đóng góp cho công ty nếu được tuyển dụng.

Hứa hẹn về những gì bạn có thể đóng góp cho công ty
Hứa hẹn về những gì bạn có thể đóng góp cho công ty

Vậy làm thế nào để hoàn thành phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV chuyên viên quan hệ khách hàng?

Bạn hãy khởi đầu với ưu thế nổi bật nhất của bản thân (thường là kinh nghiệm làm việc hoặc tính cách nào đó bổ trợ cho công việc chuyên viên quan hệ khách hàng), sau đó đề cập đến 2 hoặc kỹ năng mà bạn tự tin nhất. Tiếp theo, bạn mô tả định hướng và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bạn cũng cần hứa hẹn về những gì mình có thể cống hiến cho công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng nên được viết ngắn gọn trong khoảng 3 – 4 dòng và sử dụng các cách diễn đạt có thể truyền cảm hứng cho người đọc. Hãy đọc kỹ tin tuyển dụng để biết nhà tuyển dụng kỳ vọng nhìn thấy điều gì ở ứng viên. Từ nội dung và yêu cầu cho công việc, bạn có thể chọn lọc ra những từ khóa hoặc một số nội dung có giá trị nhất để áp dụng khi viết mục tiêu nghề nghiệp.

Chọn lọc từ khóa hoặc nội dung có giá trị nhất từ tin tuyển dụng
Chọn lọc từ khóa hoặc nội dung có giá trị nhất từ tin tuyển dụng

Có thể bạn cho rằng mục tiêu nghề nghiệp là không thực sự cần thiết. Điều này có thể đúng trong một số khi mà bạn ứng tuyển cho những công việc nhân viên bình thường. Tuy nhiên, đối với công việc chuyên viên quan hệ khách hàng, mục tiêu nghề nghiệp được viết tốt sẽ chứng tỏ bạn thực sự dành thời gian và tâm huyết để ứng tuyển.

Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên quan hệ khách hàng cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy bắt đầu bằng những ưu thế lớn nhất của bản thân, sử dụng hai hoặc ba kỹ năng “đắt giá” nhất bổ trợ cho công việc chuyên viên quan hệ khách hàng và sau đó đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Có một mẹo nhỏ ở đây đó là bạn nên đề ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với định hướng của công ty nhé! Làm như vậy xác suất trúng tuyển sẽ cao hơn.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :