Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp designer trong CV mới nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Ngọc Anh  

Hiện nay, có thể nói việc chăm chút cho CV là một việc rất quan trọng trong bước đầu theo đuổi công việc mà bạn yêu thích. Tuy nhiên, ngoài các phần quan trọng như thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, … thì phần mục tiêu nghề nghiệp là cũng vô cùng quan trọng không kém, đặc biệt là đối với những mẫu CV xin việc designer. Vậy cách viết mục tiêu nghề nghiệp designer sao cho đúng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng hiểu rõ cách viết phần này nhé.

1. Tại sao mục tiêu nghề nghiệp designer lại quan trọng?

Đối với mỗi CV xin việc, đặc biệt là CV xin việc designer thì mục tiêu nghề nghiệp như là một cái gì đó rất đặc biệt mà hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ luôn nhắm đến ngay sau thông tin cá nhân. Nếu biết cách ghi mục tiêu nghề nghiệp tạo sự ấn tượng thì đây có thể là điểm mấu chốt để có thể đánh gục các nhà tuyển dụng và họ sẽ phải lựa chọn bạn ngay lập tức. Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp designer thì các nhà tuyển dụng mới có thể đánh giá sự quyết tâm, ý chí, nhiệt huyết trong công việc của bạn cũng như là định hướng ở trong tương lai của bạn là như thế nào.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp designer
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp designer

Với một mục tiêu nghề nghiệp được nêu ra cụ thể, rõ ràng và đồng thời lại nhấn mạnh được những điểm mạnh, kỹ năng mà bạn có thì đây chính là vũ khí bí mật để có thể chinh phục trái tim của các nhà tuyển dụng khó tính nhất chỉ với cái nhìn đầu tiên vào chiếc CV của bạn.

Ngoài ra, các nhà tuyển dụng còn muốn thấy được sự trung thành, gắn bó của bạn đối với doanh nghiệp, công ty vì hầu hết chả ai muốn tuyển một người làm được một thời gian ngắn ngủi rồi nhảy việc cả, điều này sẽ khiến cho họ phải mất thêm thời gian, chi phí để tìm người thay thế, dẫn đến các khoản chi thừa thãi. Chính vì vậy họ sẽ ưu tiên đối với những người có kế hoạch lâu dài với công ty của họ hơn.

2. Hướng dẫn cụ thể cách viết mục tiêu nghề nghiệp designer chi tiết

Thông thường, có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường sẽ không biết viết mục tiêu nghề nghiệp sao cho đúng, ngay cả đối với những người đã ra trường lâu năm do chưa có kinh nghiệm ứng tuyển nên chưa chuẩn bị được các kế hoạch, định hướng công việc của bản thân trong ngắn hạn và dài hạn.

2.1. Mẹo làm gây nổi bật phần mục tiêu nghề nghiệp designer trong CV xin việc

2.1.1. Dựa theo phần yêu cầu, mô tả công việc của các nhà tuyển dụng

Mặc dù bạn không biết phải ghi gì trong mục tiêu làm việc ngắn hạn tuy nhiên chắc chắn là bạn phải đọc qua thông tin tuyển dụng và các yêu cầu về tuyển dụng. Đó sẽ là chìa khóa để bạn tạo ra một cái mục tiêu ngắn hạn, đồng thời phù hợp với các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra. Dựa vào những tiêu chí đó, bạn hãy nêu ra cái định hướng nghề nghiệp của bạn ở trong khoảng 1 năm đổ lại, ví dụ như: “… trong vòng 6 – 8 tháng tới mong muốn được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tích lũy các kiến thức để có thể trở thành quản lý ở trong lĩnh vực thiết kế.

Còn đối với mục tiêu dài hạn thì bạn có thể nêu ra cái định hướng công việc tương lai của bạn trong khoảng từ 3-5 năm tới có gắn bó với công ty hay không và mong muốn đóng góp cho công ty như thế nào, chức vụ mong muốn ra sao, … Đó hoàn toàn có thể là những định hướng tương lai sẽ giúp bạn chinh phục các nhà tuyển dụng miễn là bạn có thể chỉ ra được sự gắn bó của bạn dành cho công ty.

2.1.2. Nêu ra được điểm mạnh, kỹ năng hoặc là kinh nghiệm của bạn

Đối với nghề design, việc thành thạo các phần mềm cũng như có kinh nghiệm làm việc chính là một lợi thế lớn và cũng được các nhà tuyển dụng yêu thích do khi tuyển được những người đã có sẵn kỹ năng và kinh nghiệm, họ sẽ không phải mất thêm chi phí đào tạo và tránh được phần chi phí tốn kém không cần có.

Nêu lên điểm mạnh của bản thân
Nêu lên điểm mạnh của bản thân

Chính vì vậy, trong phần mục tiêu nghề nghiệp là phần các nhà tuyển dụng thường chú ý nhất thì bạn sẽ cần nêu ngắn gọn được các điểm mạnh, kỹ năng của bạn một cách khéo léo, ngắn gọn để có thể khiến các nhà tuyển dụng ấn tượng. Các điểm mạnh mà bạn có thể nhắc đến trong lĩnh vực design như: khả năng tư duy, sáng tạo, kinh nghiệm thiết kế đồ họa, thành thạo các phần mềm, hoặc là có kiến thức về mảng design, thiết kế, … Đây đều là những điểm mạnh sẽ giúp bạn chinh phục được ngay cả với những nhà tuyển dụng khó tính nhất.

2.1.3. Viết đúng trọng tâm ngành nghề

Phần mục tiêu nghề nghiệp designer không nên viết quá dài dòng dẫn đến khá bừa bộn và lan man, do đó bạn cần phải diễn đạt một cách ngắn gọn một vài điểm mạnh của bạn có liên quan đến thiết kế cùng với đó là định hướng công việc có liên quan đến thiết kế trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng có thể khéo léo đề cập đến những vị trí cấp cao hơn ở trong tương lai để các nhà tuyển dụng có thể thấy được sự cầu tiến, gắn bó và sự cống hiến trong tương lai mà bạn sẽ dành cho công ty.

Viết đúng trọng tâm nghề designer
Viết đúng trọng tâm nghề designer

Tuy nhiên cần phải đặc biệt lưu ý đó là mục tiêu nghề nghiệp của bạn phải có liên quan đến công việc thiết kế. Đối với một designer thì nên đề cập tới cả những sản phẩm, tác phẩm, thiết kế hoặc xu hướng để có thể tạo ra sự ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

2.1.4. Bố cục sắp xếp mục tiêu nghề nghiệp designer

Với phần mục tiêu nghề nghiệp designer, bạn nên ưu tiên đặt chúng ngay cạnh hoặc ngay bên dưới mục thông tin cá nhân của bạn. Do phần này là phần nêu lên những điểm nổi bật cũng như là định hướng của bạn về công việc này nên đây sẽ là mục mà các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm.

Sắp xếp bố cục hợp lý
Sắp xếp bố cục hợp lý

2.2. Một số lưu ý quan trọng khác khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Trước tiên, nếu bạn thực sự chưa có định hướng cho mục tiêu nghề nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tham khảo chúng ở trên mạng để có thể tự nghĩ ra cái định hướng mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên thì bạn tuyệt đối không nên copy y nguyên những mục tiêu nghề nghiệp ở trên mạng về làm của bản thân, thứ nhất là do yêu cầu của mỗi công việc khác nhau nên mục tiêu nghề nghiệp cũng sẽ rất khác và điều này sẽ khiến cho chiếc CV của bạn trở nên lộn xộn đi. Thứ hai đó chính là khi các bạn đọc được những mục tiêu đó trên mạng thì các nhà tuyển dụng cũng có thể đọc được chúng, do vậy khi sao chép y nguyên thì các nhà tuyển dụng sẽ nhận ra ngay và sẽ loại bạn thẳng tay vì cho rằng bạn không có định hướng cho bản thân và lừa dối nhà tuyển dụng. Vậy nên chỉ dừng lại ở mức tham khảo trên mạng chứ không nên sao chép lại chúng.

Không sao chép nội dung trên mạng
Không sao chép nội dung trên mạng

Ngoài ra, một điều cũng rất tối kỵ khi viết CV, đặc biệt là mục tiêu nghề nghiệp đó chính là lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả. Đây có thể coi là điểm trừ rất lớn khiến cho các nhà tuyển dụng loại bạn, do vậy cần để ý phông chữ, cỡ chữ đồng bộ với nhau và soát các lỗi chính tả kỹ càng trước khi gửi.

Chú ý ngữ pháp và chính tả
Chú ý ngữ pháp và chính tả

Cuối cùng đó là khi nêu các mục tiêu định hướng, bạn cần phải nêu ra những mục tiêu chung cho công ty, doanh nghiệp đó với các nhà tuyển dụng, điều này sẽ khiến bạn hoàn toàn có khả năng chinh phục được ngay cả đối với những nhà tuyển dụng khó tính nhất. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp designer dành cho người mới. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn cách để chinh phục nhà tuyển dụng thiết kế đồ họa.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :